Bluechips đuối sức, VnIndex đứng giữa lằn ranh tăng-giảm
Hoạt động mua/bán diễn ra tấp nập cho thấy dòng tiền vào-ra vẫn liên tục xoay vần quanh ngưỡng giá này.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, tuy VnIndex tăng điểm nhẹ nhưng VN30-Index lại giảm điểm khiến chỉ số VnIndex trở nên mong manh giữa lằn ranh tăng-giảm. Nhóm cổ phiếu VN30 dường như đang khá đuối sức sau thời gian khá dài tăng miệt mài. Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy áp lực bán không quá mạnh và nhiều cổ phiếu giảm nhưng chỉ cách lằn ranh xanh-đỏ một chút.
VHM hiện đang tăng mạnh nhất nhóm VN30, đạt 1% lên 78.300 đồng/cổ phiếu. Nhiều cổ phiếu khác đang có sắc xanh tăng giá như VRE, VJC, VCB, TCB, STB, SAB, PNJ, GAS, EIB. Phía giảm giá chúng tôi nhận thấy có tên của khá nhiều cổ phiếu tăng đột biến thời gian gần đây như HPG, MSN, POW, CTG…
Thực tế, sau quãng thời gian tăng điểm mạnh thì VnIndex đang cần thời gian kiểm nghiệm lại mặt bằng giá hiện tại. Ở sàn niêm yết, giao dịch thỏa thuận…, các thông tin trao tay lượng lớn cổ phiếu vẫn đang liên tục diễn ra sôi động hơn bao giờ hết. Hoạt động mua/bán diễn ra tấp nập cho thấy dòng tiền vào-ra vẫn liên tục xoay vần quanh ngưỡng giá này.
Thanh khoản thị trường chứng khoán sáng nay tuy vẫn ở mặt bằng cao nhưng có phần chững lại. Hơn 40′ giao dịch trôi qua và sàn HoSE mới đạt giá trị 900 tỷ đồng, sàn HNX-Index đạt 120 tỷ đồng. Tại thời điểm 9h40′, VnIndex giảm 2 điểm tương ứng 0,21% và VN30-Index giảm 2,41 điểm tương ứng 0,29%. HNX-Index cũng chìm trong sắc đỏ khi giảm 0,35 điểm tương ứng 0,26%.
Giao dịch chứng khoán chiều 7/10: Tiền vẫn ồ ạt chảy vào cổ phiếu nhỏ
Dòng tiền vẫn ồ ạt tìm tới các cổ phiếu vừa và nhỏ, giúp nhóm này giao dịch rất sôi động. Tuy nhiên, việc một số mã lớn không duy trì được đà tăng khiến VN-Index lỗi hẹn mốc 920 điểm.
Video đang HOT
Trong phiên sáng nay, dù chịu áp lực chốt lời khá lớn, nhưng dòng tiền duy trì mạnh giúp thị trường đứng vững, VN-Index đã bật lên cuối phiên, bứt ra được khỏi cái bóng 915 điểm. Tâm điểm của phiên giao dịch sáng nay vẫn đến từ nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa.
Bước sang phiên chiều, dòng tiền vẫn hoạt động tích cực, lan tỏa từ nhóm cổ phiếu nhỏ sáng các mã lớn hơn giúp VN-Index bứt lên chinh phục mốc 920 điểm. Tuy nhiên, về cuối phiên, áp lực bán gia tăng tại một số mã bluechip khiến VN-Index hạ nhiệt, đóng cửa lỗi hẹn với mốc 920 điểm.
Chốt phiên, VN-Index tăng 4,05 điểm ( 0,44%), lên 919,72 điểm với 187 mã tăng và 217 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 524 triệu đơn vị, giá trị 8.784,5 tỷ đồng, tăng 5,6% về khối lượng và 7% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 27,7 triệu đơn vị, giá trị 905 tỷ đồng.
Các mã nóng của phiên sáng như ITA và OGC vẫn duy trì nhiệt trong phiên chiều, chỉ có điều giao dịch không sôi động vì rất ít lệnh bán, nên lượng dư bán trần gia tăng thêm.
Chốt phiên, ITA yên vị ở mức trần 5.280 đồng, khớp gần 17 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 5,7 triệu đơn vị. OGC cũng đứng vững ở mức trần 8.080 đồng, khớp 9,4 triệu đơn vị và còn dư mua trần gần 0,8 triệu đơn vị.
Trong khi đó, HQC, ROS vẫn duy trì được sự sôi động, nhưng lại diễn biến giá trái ngược nhau. Trong khi HQC đảo chiều giảm 1,1% xuống 1.800 đồng, thì ROS lại nới rộng đà tăng lên 3,86% lên 2.420 đồng. Trong đó, HQC khớp hơn 23 triệu đơn vị, còn ROS khớp 21 triệu đơn vị.
Dù giao dịch sôi động, nhưng HQC đã không còn giữ được vị trí số 1 về thanh khoản trên HOSE, mà nhường chỗ cho FLC.
Phiên giao dịch chiều FLC chính là tâm điểm khi nhận được lực cầu rất mạnh kéo thẳng lên tham chiếu 4.330 đồng. Tuy nhiên, lực bán cũng không nhỏ, khiến mã này không thể duy trì được sắc tím khi chốt phiên, nhưng cũng tăng khá tốt và thanh khoản vọt hẳn lên so với các mã còn lại. Chốt phiên, FLC tăng 3,7% lên 4.200 đồng, khớp 26,94 triệu đơn vị.
Trong khi đó, TCH nới rộng đà giảm xuống 21.200 đồng, giảm 1,62%, khớp 19,8 triệu đơn vị, đứng thứ 4 sau FLC, HQC và ROS.
Ngoài ra, HSG cũng hút dòng tiền với gần 17,8 triệu đơn vị được khớp, đứng thứ 6 trên sàn HOSE. Đóng cửa tăng 0,32% lên 15.800 đồng.
Trong nhóm bluechip, STB, HPG, TCB, CTG, MBB, MSN, VPB, POW là các mã có giao dịch sôi động với lượng khớp từ hơn 7 triệu đơn vị đến hơn 19 triệu đơn vị, nhưng đều giảm giá, khiến VN-Index không giữ được mốc 920 điểm.
Trong nhóm ấn tượng nhất trong phiên hôm nay là MSN khi tăng mạnh 6,72% lên 61.900 đồng, khớp 6,4 triệu đơn vị, thậm chí có lúc đã chạm mức trần 62.000 đồng.
Cùng với MSN, nhiều mã lớn khác cũng giữ được sắc xanh dù đà tăng không lớn như VCB, VIC, VHM, VNM, GAS, SAB, VRE, MWG, BVH.
Ngoài ITA, OGC, phiên chiều còn chứng kiến nhiều mã nhỏ khác nổi sóng như TTF, TTG, cùng với đó là một số mã của phiên sáng vẫn giữ phong độ như EVG, PET, VCF, HTN...
Trong khi đó, trên HNX, việc SHB, IDC và VCS không giữ được sắc xanh, trong khi ACB nới rộng đà giảm khiến HNX-Index lao dần đều và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 1,64 điểm (-1,19%), xuống 136,13 điểm với 70 mã tăng, trong khi có 92 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 70 triệu đơn vị, giá trị 984,4 tỷ đồng, tăng 19% về khối lượng và 29,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,7 triệu đơn vị, giá trị 79,7 tỷ đồng.
ACB vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất sàn với 17,68 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa lại xuống mức gần thấp nhất ngày 23.400 đồng, giảm 2,5%.
PVS cũng giảm 1,41% xuống 14.000 đồng, bằng giá của cuối phiên sáng, khớp 5,33 triệu đơn vị. Trong khi đó, SHB đứng ở tham chiếu 15.400 đồng, khớp 3,64 triệu đơn vị. Các mã VCS và IDC đảo chiều giảm nhẹ.
Ngoài ra, các mã lớn khác như VGC, THD, NVB, SHS, CEO cũng chìm trong sắc đỏ, chỉ có một vài sắc xanh le lói tại PVI, PHP.
Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, ACM bị đẩy xuống mức sàn 1.000 đồng, khớp 5,82 triệu đơn vị, đứng sau ACB. Còn KLF đứng giá tham chiếu 1.900 đồng, khớp 4,23 triệu đơn vị.
Trên thị trường UPCoM, sau nỗ lực hồi phục tốt đầu phiên, thiếu sự hỗ trợ nên UPCoM-Index quay đầu trở lại dưới tham chiếu trước khi kịp trở lại trên tham chiếu khi chốt phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,05 điểm ( 0,08%) lên 63,95 điểm với 118 mã tăng và 84 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 46,8 triệu đơn vị, giá trị 738 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 20,5 triệu đơn vị, giá trị 236 tỷ đồng.
Chốt phiên chiều, trên thị trường này ngoài LPB và VIB có thêm BSR đóng góp trong số mã khớp trên 1 triệu đơn vị. Trong đó, LPB vẫn đứng đầu về thanh khoản với 6,1 triệu đơn vị, đóng cửa vẫn giảm nhẹ 1 bước giá như phiên sáng, xuống 11.600 đồng. VIB lại duy trì được đà tăng 4,04% lên 33.500 đồng, khớp 5,2 triệu đơn vị. Còn BSR khớp gần 1,8 triệu đơn vị, nhưng cũng đóng cửa giảm 1,37% xuống 7.200 đồng.
Trên thị trường phái sinh, việc VN30 bị đẩy xuống nửa cuối phiên khiến hợp đồng tương lai có thời gian đáo hạn gần nhất (ngày 15/10) giảm theo, trong khi 3 loại hợp đồng khác vẫn giữ được sắc xanh nhạt. Cụ thể, VN30-Index giảm nhẹ 0,52% xuống 870,85 điểm, còn VN30F2010 đáo hạn ngày 15/10 giảm 0,08% xuống 867,0 điểm với 109.263 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 34.861 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm ưu thế với 54 mã giảm, trong khi chỉ có 37 mã tăng, trong đó CMSN2005 bất ngờ có giao dịch sôi động trong phiên chiều vươn lên dẫn đầu về thanh khoản với hơn 1,31 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 64,4% lên 750 đồng. Tiếp đến là CVRE2007 với hơn 1,1 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa giảm 3,9% xuống 490 đồng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục hút tiền Dòng tiền đang dành sự quan tâm cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL. Sau 2 phiên điều chỉnh nhẹ vào cuối tuần trước, VN-Index tăng giá trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần 28.9. Chỉ số duy trì sắc xanh trong toàn bộ thời...