Bluechips đồng pha, VN-Index dễ vượt mốc 1.000 điểm
Chỉ số chứng khoán chính dường như vẫn ở vùng cản tâm lý khi rất nhiều lần chinh phục ngưỡng 1.000 điểm không thành. Trong bối cảnh vĩ mô chuyển động tích cực hơn, đà tăng của chỉ số VN-Index đang phụ thuộc vào sự đồng pha của nhóm bluechips.
Lực đỡ từ vĩ mô tích cực
Đã từ lâu, giới đầu tư không còn quan tâm quá nhiều đến biến động chỉ số, bởi chỉ số vẫn đang là “cuộc chơi” của nhóm cổ phiếu lớn.
Thế nhưng, ngưỡng 1.000 điểm lại được nhắc nhiều hơn ở thời gian gần đây hơn, bởi rất nhiều lần chỉ số VN-Index chinh phục bất thành. Có những thời điểm vượt qua ngưỡng trên trong phiên nhưng đến cuối phiên lại tuột mất, thậm chí đã có lần chỉ số VN-Index chinh phục thành công nhưng cũng chỉ giữ được 1, 2 phiên.
Mặc dù thanh khoản thị trường chưa có sự thay đổi mạnh, nhưng sự vận động đáng kể của nhiều bluechips, đặc biệt như VCB, VNM… đang lập vùng đỉnh lịch sử về giá. Thêm một lần nữa, giới đầu tư kỳ vọng yếu tố này sẽ giúp chỉ số VN-Index vượt qua ngưỡng tâm lý 1.000 điểm.
Ông Dương Văn Chung, Giám đốc khu vực miền Bắc, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, mốc 1.000 điểm chỉ là ngưỡng tâm lý chứ không mang tính chất kỹ thuật nhiều, vì sớm muộn gì thị trường cũng vượt qua được.
Mốc kỹ thuật quan trọng nhất là ngưỡng 1.024 điểm, nếu vượt qua được thì mốc 1.100 /- 30 điểm sẽ dễ dàng vượt trước Tết âm lịch.
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc chiến lược Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho rằng, VN-Index đã ở sát ngưỡng 1.000 điểm và thị trường vẫn đang có chuỗi phiên hồi phục tốt.
Cùng với hỗ trợ của nhóm vốn hóa lớn sẽ giúp VN-Index dần tiếp cận đến vùng kháng cự 1.040 – 1.100 điểm.
Đặc biệt, các cổ phiếu lớn nhóm ngân hàng, công nghệ, dầu khí, xây dựng, bất động sản sẽ là nhóm nâng đỡ thị trường.
Một vài cổ phiếu đầu ngành như VCB, FPT vượt đỉnh mới hứa hẹn sẽ dẫn dắt thị trường hồi phục.
Dòng tiền sẽ phân hóa tại các nhóm cổ phiếu lớn, cơ hội cho các cổ phiếu vừa và nhỏ, các cổ phiếu đặc biệt có tiềm năng nhưng bị thị trường định giá thấp thời gian qua.
“VN-Index đã lình xình một thời gian dài và ở dưới mốc 1.000 điểm khiến nhiều nhà đầu tư chán nản, nhưng thực tế là VN30 và nhiều mã cơ bản tốt đã tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Nếu chỉ nhìn vào VN-Index và những mã thị trường quen thuộc chưa tăng thì nhà đầu tư sẽ không thể thấy được thị trường đã chuyển hóa tích cực thế nào trong 3 tháng qua và dự kiến sẽ còn tăng kéo dài từ nay đến cuối năm”, anh Trần Bình Minh, nhà đầu tư tại Hà Nội kỳ vọng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô tích cực được kỳ vọng là lực đỡ cho thị trường như tăng trưởng GDP, FDI hay khả năng kiểm soát CPI, tỷ giá cũng như chính sách thúc đẩy mạnh khu vực kinh tế tư nhân của Chính phủ là những thông tin được kỳ vọng từ nay đến cuối năm.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Công ty Chứng khoán Vietinbank, trong ngắn hạn, chỉ số VN-Index sẽ nghiêng về kịch bản duy trì được nhịp tăng điểm nhẹ để tiến tới kiểm định vùng kháng cự 1.000 – 1.005 điểm.
Tuy vậy, nếu chỉ số lại một lần nữa thất bại trong việc bứt phá qua vùng kháng cự này thì kịch bản giảm điểm dưới áp lực điều chỉnh lớn là không thể tránh khỏi.
Diễn biến này phù hợp với việc chỉ số VN-Index đang ngày càng hoàn thiện mẫu hình ascending triangle (mô hình đồ thị tam giác hướng lên).
Ngoài ra, giới đầu tư cũng hào hứng trước những tín hiệu mới về đàm phán thương mại Mỹ – Trung cũng như khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong kỳ họp vào 30/10.
Theo Công ty Chứng khoán MB, trong ngắn hạn, tâm điểm chú ý của Phố Wall – ngoài những diễn biến tiếp theo của đàm phán Mỹ – Trung – sẽ là loạt báo cáo kết quả kinh doanh của các “ông lớn” gồm Apple, Alphabet, Pfizer và Merck & Co. Liên quan đến quan hệ Mỹ – Trung, hai bên đang hoàn tất một số điều khoản của thỏa thuận thương mại song phương sau cuộc điện đàm giữa các trưởng đoàn đàm phán.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc đã cấp miễn trừ cho các công ty chế biến đậu tương trong nước và nước ngoài, cho phép các doanh nghiệp này được miễn thuế quan trừng phạt khi nhập khẩu vào Trung Quốc với tổng lượng đậu tương Mỹ lên tới 10 triệu tấn…
Theo công cụ FedWatch của Nhóm CME, thị trường dự đoán có tới 93,5% khả năng Fed cắt giảm lãi suất cơ bản ngắn hạn ít nhất 0,25%/năm trong cuộc họp sắp tới. Trong khi đó, tỷ lệ dự đoán khả năng này hồi tháng trước là 64,1%.
Những thông tin này được kỳ vọng “góp” thêm hỗ trợ cho đà hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam, ít nhất ở góc độ tâm lý.
Nhiều bluechips ở vùng giá hấp dẫn
Dòng tiền lớn vẫn cố gắng tạo ra sự hứng khởi ở một số cổ phiếu vốn hóa lớn để giúp tâm lý thị trường bình ổn.
Với xu hướng này, ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công ty Chứng khoán Vietinbank cho rằng, nhóm cổ phiếu bluechips sẽ chứng kiến sự phân hóa theo hướng cổ phiếu nào có kết quả kinh doanh tốt sẽ thu hút dòng tiền và ngược lại.
Theo ông Trung, với điều kiện thị trường hiện tại, muốn kiếm lợi nhuận và hạn chế rủi ro thì vẫn nên tập trung vào các nhóm bluechips đầu ngành, bởi các nhóm ngành mạnh nhất thị trường luôn có mức tăng tốt nhất khi thị trường tích cực và cũng có mức giảm thấp khi thị trường chung có rủi ro đi xuống.
“Trong khi nhiều bluechips đã lập đỉnh lịch sử thì vẫn có khá nhiều cổ phiếu trong nhóm VN30 đang có vùng giá khá hấp dẫn như BSR, POW, HPG…
Thậm chí, ngay cả những cổ phiếu đang ở vùng đỉnh như VNM vẫn còn dư địa tăng bởi kỳ vọng lợi nhuận 2019, 2020 của doanh nghiệp này tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng khi mở rộng thêm thị trường Trung Quốc”, ông Trung nói.
Giới đầu tư khá đồng tình với nhận định nhóm largecaps sẽ còn dư địa tăng từ nay đến cuối năm, đặc biệt là những cổ phiếu đầu ngành, đặc biệt những cổ phiếu vẫn còn dư địa tăng trưởng.
Diễn biến đáng quan tâm nhất hiện nay trên thị trường chứng khoán trong nước, đó là, Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ sớm được thông qua, trong đó sẽ có nội dung về tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ được tăng lên ở một số nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này cũng sẽ hỗ trợ cho đà tăng của nhóm largecaps trong những tháng cuối năm 2019.
Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, sự phân hóa vẫn sẽ diễn ra, những nhóm ngành duy trì tăng trưởng vào đầu năm có thể sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng vào thời điểm cuối năm.
“Chúng tôi kỳ vọng nhóm ngân hàng và bất động sản có thể sẽ tăng trưởng cao, còn nhóm bán lẻ – công nghệ có thể sẽ tăng trưởng chậm lại so với các quý trước.
Do đó, nhóm ngân hàng và bất động sản có thể sẽ là bệ đỡ cho thị trường duy trì đà tăng trong giai đoạn tới”, ông Minh nhận định.
Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp niêm yết lần lượt công bố báo cáo tài chính quý III/2019. Nhìn tổng thể, phần lớn các doanh nghiệp thuộc nhóm vốn hóa lớn đều báo lãi sụt giảm so với cùng kỳ 2018, ngoại trừ một số nhóm ngành nổi bật như bán lẻ, công nghệ thông tin và ngân hàng.
Do đó, trong kịch bản khả quan nhất, nhóm cổ phiếu này sẽ có vai trò luân phiên làm trụ đỡ thị trường, bình ổn tâm lý nhà đầu tư.
Hoàng Anh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Các cổ phiếu bluechips kéo Vn-Index quay đầu lao dốc
Chốt phiên giao dịch ngày đầu tuần hôm nay (28/10), thị trường chứng khoán trong nước chứng kiến đà tăng giảm trái chiều trên sàn Hà Nội và TP.HCM. Thanh khoản trên sàn vẫn giữ ở mức thấp.
Khởi động phiên làm việc sáng nay, thị trường chứng khoán trong nước diễn ra khá mờ nhạt bởi tâm lý thận trọng của giới đầu tư. Dòng tiền chảy vào sàn nhỏ giọt, thanh khoản trên sàn theo đó vẫn giữ ở mức rất thấp.
Giao dịch giằng co trong suốt đợt làm việc buổi sáng. Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ tích cực của nhóm bluechips như SAB, VNM, GAS... , các chỉ số vẫn ghi điểm thanh công nhưng mức tăng khá thấp.
Tạm chốt phiên sáng trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index chỉ tăng nhẹ 0,55 điểm, tương đương 0,06%, lên mức 997,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 83,43 triệu đơn vị, giá trị tương đương 1.756,96 tỷ đồng. Toàn thị trường có 151 mã tăng và 144 mã giảm.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng tăng nhẹ 0,42 điểm, tương đương 0,4%, lên mức 105,14 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 13,51 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 147,82 tỷ đồng. Toàn thị trường có 42 mã tăng và 45 mã giảm.
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index vẫn duy trì đà tăng trong phần lớn thời gian giao dịch và nỗ lực chạm ngưỡng kháng cự 1.000 điểm. Tuy nhiên, gần đến phút cuối phiên, chỉ số Vn-Index bất ngờ đảo chiều do áp lực bán tháo của giới đầu tư.
Giao dịch diễn ra giằng co, số cổ phiếu tăng và giảm giữ ở mức cân bằng. Việc chỉ số Vn-Index đảo chiều đi xuống là do chịu tác động từ các cổ phiếu trụ cột nhuộm đỏ. Lực cầu đổ vào sàn yếu khiến thanh khoản trên sàn giữ ở mức thấp.
Theo đó, ở chiều giảm giá, cổ phiếu BHN giảm 200 đồng/cổ phiếu; BMP giảm 100 đồng/cổ phiếu; BVH giảm 500 đồng/cổ phiếu; MBB giảm 200 đồng/cổ phiếu; MSH giảm 600 đồng/cổ phiếu; MSN giảm 100 đồng/cổ phiếu; MWG giảm 300 đồng/cổ phiếu; REE giảm 400 đồng/cổ phiếu; SCS giảm 900 đồng/cổ phiếu; VCB giảm 600 đồng/cổ phiếu; VJC giảm 900 đồng/cổ phiếu; YEG giảm 300 đồng/cổ phiếu...
Ở chiều ngược lại, nhóm bluechips cũng ghi nhận nhiều mã tăng giúp chỉ số Vn-Index không bị trượt sâu. Điển hình như VIC tăng 500 đồng/cổ phiếu; VHC tăng 2.200 đồng/cổ phiếu; VCF tăng 500 đồng/cổ phiếu; UIC tăng 2.350 đồng/cổ phiếu; SGN tăng 100 đồng/cổ phiếu; SAB tăng 1.500 đồng/cổ phiếu; PNJ tăng 300 đồng/cổ phiếu; PLX tăng 200 đồng/cổ phiếu; GAS tăng 400 đồng/cổ phiếu...
Chốt phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 996,48 điểm, giảm nhẹ 0,09 điểm, tương đương 0,01%. Khối lượng giao dịch đạt 183,7 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 3.750,04 tỷ đồng. Toàn thị trường có 131 mã tăng giá (trong đó có 12 mã tăng trần); 97 mã đứng giá và 132 mã giảm giá (trong đó có 8 mã giảm sàn).
Cùng chiều, chỉ số VN30- Index giữ ở mức 925,97 điểm, giảm 1,08 điểm, tương đương 0,12%. Khối lượng giao dịch đạt 60 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.835,44 tỷ đồng. Toàn thị trường có 11 mã tăng giá; 16 mã đứng giá và 3 mã giảm giá.
Trong khi đó, bên sàn Hà Nội, thị trường vẫn duy trì đà tăng nhẹ nhờ sự hỗ trợ của các cổ phiếu lớn như ACB tăng 100 đồng/cổ phiếu; BAX tăng 600 đồng/cổ phiếu; L14 tăng 200 đồng/cổ phiếu; MBS tăng 2.300 đồng/cổ phiếu; NTH tăng 2.100 đồng/cổ phiếu; SGH tăng 2.000 đồng/cổ phiếu; SHB tăng 200 đồng/cổ phiếu; VCM tăng 3.000 đồng/cổ phiếu...
Khép lại phiên làm việc đầu tuần, chỉ số HNX -Index giữ ở mức 105,04 điểm, tăng 0,33 điểm, tương đương 0,31%. Khối lượng giao dịch đạt 22,1 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 235,17 tỷ đồng. Toàn thị trường có 55 mã tăng giá (trong đó có 14 mã tăng trần); 55 mã đứng giá và 230 mã giảm giá (trong đó có 10 mã giảm sàn).
Chỉ số HNX30- Index giữ ở mức 185,97 điểm, tăng 0,55 điểm, tương đương 0,3%. Khối lượng giao dịch đạt 10,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 147,57 tỷ đồng. Toàn thị trường có 10 mã tăng giá; 11 mã đứng giá và 8 mã giảm giá (trong đó có 1 mã giảm sàn).
Minh Ngọc
Theo Vnmedia.vn
Chứng khoán đảo chiều tăng, thanh khoản giảm mạnh Sau phiên giảm mạnh ngày hôm qua, thị trường chứng khoán trong nước hôm nay (22/10) chứng kiến đà tăng trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Tuy vậy, thanh khoản trên sàn lại sụt giảm mạnh so với phiên trước đó. Theo đà đi xuống phiên làm việc ngày hôm qua, thị trường chứng khoán trong nước hôm nay đã khởi...