Blue Point và VCSC đã sở hữu hơn 95% cổ phần Sữa Quốc tế (IDP), VinaCapital chính thức dừng cuộc chơi sau 5 năm
Định giá của IDP hiện vào khoảng 3.100 tỷ đồng, theo mức giá phát hành riêng lẻ hồi đầu năm.
CTCP Bule Point vừa tăng sở hữu tại Sữa Quốc tế (IDP) lên hơn 80% vốn, thông qua việc mua vào gần 13 triệu cổ phiếu IDP vào ngày 3/8/2020. Trước đó, Đại hội đồng cổ đông bất thường của Sữa Quốc tế đã thông qua việc chấp thuận cho CTCP Blue Point mua đến 90% tổng số cổ phần của công ty mà không cần chào mua công khai. Thời gian hoàn thành giao dịch dự kiến là tháng 12/2020.
Mặt khác, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng vừa hoàn tất mua vào hơn 8,8 triệu cổ phiếu, sở hữu 15% cổ phần của công ty sữa này.
Như vậy, nhóm quỹ VinaCapital VOF và Daiwa PI Partners đã chính thức thoái vốn tại IDP, sau 5 năm tham gia với tham vọng trở thành thế lực mới trên thị trường sữa. Trước các giao dịch của Blue Point và VCSC, nhóm VinaCapital và Daiwa sở hữu hơn 65% cổ phần của IDP.
Được biết, HĐQT IDP đã thông qua việc miễn nhiệm 2 thành viên Hội đồng quản trị là ông Jumpei Nakamura và ông Nguyễn Tuấn Dũng. Đồng thời bổ nhiệm 2 thành viên thay thế là ông Tô Hải – hiện là Tổng Giám đốc Chứng khoán Bản Việt và ông Hồ Sĩ Tuấn Phát – Tổng giám đốc Lothamilk.
Video đang HOT
Về kinh doanh, từng thua lỗ rất lớn trong giai đoạn 2016-2018, IDP mới đây cũng gây bất ngờ lớn khi công bố mức lãi ròng 114 tỷ đồng trong quý 2. Chi tiết, quý 2/2020 Công ty ghi nhận doanh thu 1.114,5 tỷ, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ, khấu trừ giá vốn Công ty đạt 405,5 tỷ lãi gộp – cải thiện mạnh so với mức 160 tỷ hồi quý 2/2019.
Khấu trừ, Công ty thu về mức lãi ròng hơn 114 tỷ, cao gấp gần 3 lần so với thực hiện cùng kỳ năm 2019. Lũy kế nửa đầu năm, IDP đạt doanh thu 1.905,5 tỷ, tăng 117% và LNST 150,5 tỷ, tăng 146% so với nửa đầu năm ngoái.
Nhờ lợi nhuận tăng mạnh và huy động được thêm 332 tỷ đồng từ bán cổ phiếu, vốn chủ sở hữu của IDP từ mức -41 tỷ hồi đầu năm đã tăng lên 441 tỷ đồng. Hiện tại, IDP vẫn còn lỗ lũy kế 428,5 tỷ đồng. Mức giá phát hành vào khoảng 52.700 đồng/cp, tương ứng định giá IDP ở mức 3.100 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thanh Phượng: Chứng khoán Bản Việt không chấp nhận rủi ro
Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Bản Việt nhấn mạnh "rủi ro luôn có nhưng chiến lược công ty là không chấp nhận rủi ro" khi nói về hoạt động đầu tư tự doanh
Chia sẻ với nhà đầu tư tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt chiều 25/6, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Phượng khẳng định doanh nghiệp không đặt nặng hoạt động đầu tư cổ phiếu niêm yết vì không muốn cạnh tranh với chính khách hàng của mình.
Về mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động tự doanh, bà Phượng nhấn mạnh: "Rủi ro luôn luôn có nhưng chiến lược công ty là không chấp nhận rủi ro".
Với định hướng cho hoạt động môi giới, Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt Tô Hải cho biết công ty phải theo luật chơi của thị trường và đang chủ động tìm kiếm những nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp, kỳ hạn ngắn hơn, phù hợp với chu kỳ cho vay margin.
Trong hoạt động kinh doanh chính còn lại là ngân hàng đầu tư, Chứng khoán Bản Việt sẽ tập trung vào những ngành tăng trưởng tốt, điển hình là hàng tiêu dùng. Ông Hải đánh giá lĩnh vực hàng tiêu dùng tại Việt Nam đang phát triển ổn định với mức tăng trưởng khoảng 10%/năm.
Trong cơ cấu doanh thu năm 2020, Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt cho biết đóng góp của các mảng môi giới, tự doanh và ngân hàng đầu tư sẽ theo tỷ lệ lần lượt 4:4:2 trong khi các năm trước là 4:2:4. Năm nay, doanh thu từ hoạt động ngân hàng đầu tư dự kiến sụt giảm mạnh.
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Phượng và CEO Tô Hải làm chủ tọa đại hội cổ đông của Chứng khoán Bản Việt. Ảnh: VĐ.
Chứng khoán Bản Việt năm 2020 đặt mục tiêu doanh thu 1.390 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng. So với kết quả thực hiện 2019, kế hoạch doanh thu giảm 10% trong khi lợi nhuân giảm 36%.
Kế hoạch kinh doanh của công ty được xây dựng dựa trên kịch bản VN-Index sẽ dao động trong vùng 800-850 điểm đến cuối năm. Tuy nhiên, CEO Tô Hải nhấn mạnh việc dự đoán về thị trường chứng khoán những tháng còn lại năm 2020 là việc "thầy bói cũng rất khó". Diễn biến thị trường nằm ngoài dự báo của tất cả chuyên gia với dịch Covid-19.
Chia sẻ về tình hình kinh doanh ước tính của quý II, ông Hải cho biết Chứng khoán Bản Việt sau 6 tháng đầu năm dự kiến đạt lợi nhuận từ 300 tỷ trở lên. Ông khẳng định kế hoạch lợi nhuận 550 tỷ đồng không khó hoàn thành và nhiều khả năng công ty sẽ đạt được.
Trong 3 năm tới, Chứng khoán Bản Việt đặt mục tiêu tăng gấp đôi vốn chủ sở hữu với kế hoạch lợi nhuận khoảng 3.500 tỷ đồng cho toàn bộ giai đoạn 2021-2023.
Năm nay, Chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng cùng các thành viên HĐQT của Chứng khoán Bản Việt tiếp tục không nhận thù lao. Ban giám đốc công ty cũng không nhận thưởng.
Sau khi ông Nguyễn Quang Bảo rút khỏi HĐQT, đại hội cổ đông Chứng khoán Bản Việt đã bầu 2 nhân sự mới làm thành viên HĐQT công ty gồm ông Nguyễn Lân Trung Anh và ông Lê Phạm Ngọc Phương. Ông Trung Anh hiện giữ vị trí tổng giám đốc Phoenix Holdings còn ông Phương đang là phó tổng giám đốc Lothamilk.
VinaCapital miệt mài gom cổ phiếu Kido (KDC), gia tăng tỷ lệ sở hữu lên 12,5% Trước đó vào đầu tháng 6, nhóm quỹ VinaCapital mới chỉ nắm giữ 12,15 triệu cổ phiếu KDC. Như vậy tính riêng trong 2 tháng vừa qua VinaCapital đã mua thêm khoảng 13,5 triệu cổ phiếu KDC. Theo tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), Allright Assets Limited và Liva Holdings Limited do VinaCapital quản lý vừa mua vào 3,92 triệu cổ phiếu Kido...