Bloomberg: Việt Nam trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng thanh toán không dùng tiền mặt
Chỉ 31% người trưởng thành ở Viêt Nam có tài khoản ngân hàng và hơn 95% thanh toán được thực hiên bằng vàng và tiên mặt. Cùng lúc đó mới chỉ 4,1% người Viêt Nam sử dụng thẻ tín dụng
Việt Nam có thể là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, thế nhưng Việt Nam vẫn còn khá chậm chạp trong việc hòa mình vào xu thế thanh toán không dùng tiền mặt trên thế giới. Câu chuyện của anh Trần Văn Nhân dưới đây có thể minh chứng rõ nhất cho điều này, theo bài đăng mới đây trên Bloomberg.
Anh Nhân cho biết mới đây anh đã mua căn hộ hai phòng ngủ tại Hà Nội bằng vàng và rất nhiều tiền mặt. Chủ kinh doanh 47 tuổi này cho biết: “Chúng tôi thanh toán một nửa bằng vàng miếng và phần còn lại bằng tiền mặt. Chúng tôi làm vậy bởi tôi và người chủ sở hữu căn nhà không muốn chuyển khoản ngân hàng. Chúng tôi đã quen với việc mua hàng bằng tiền mặt và vàng”.
Chính phủ Việt Nam đã rất khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện thanh toán số, giảm lượng USD trong lưu thông và cố gắng khuyến khích người dân sử dụng đồng nội tệ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mang đến thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng và công cụ thanh toán số thay cho việc mang theo quá nhiều tiền mặt và vàng để mua hàng.
Đằng sau việc khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện thanh toán số chính là nỗi băn khoăn của giới chức Việt Nam về chi phí in ấn tiền và nguyện vọng muốn có lịch sử thanh toán minh bạch nhằm ngăn việc trốn thuế và rửa tiền, tình trạng này vẫn ngày một tồi tệ hơn tại nền kinh tế có quy mô 237 tỷ USD này.
Để hiện thực hóa được mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt, chắc chắn giới chức Việt Nam còn quá nhiều việc phải làm khi mà thống kê mới nhất cho thấy chỉ 31% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng và khoảng hơn 95% thanh toán được thực hiện bằng vàng và tiền mặt.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận xét: “Mọi chuyện nằm ở vấn đề văn hóa. Nó đang kéo lùi Việt Nam lại. Chính phủ thừa nhận rằng đã đến lúc cần hội nhập kinh tế Việt Nam sâu hơn nữa với thế giới, nền kinh tế dựa trên tiền mặt cần phải thay đổi”.
Video đang HOT
Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu hiện đại hóa hệ thống thanh toán của nước này. Chính phủ đang đề nghị các ngân hàng giảm lượng tiền mặt trong lưu thông xuống khoảng dưới 10% vào thời điểm năm 2020. Thương mại điện tử đang được khuyến khích tại các trung tâm mua sắm và siêu thị ở các thành phố lớn, chính phủ Việt Nam muốn có ít nhất 70% người Việt Nam từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng.
Trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đang đưa ra chính sách thuyết phục thêm người tiêu dùng sử dụng các hệ thống thanh toán điện tử, ví như mã QR. Vào tháng 1/2019, một quy định mới được thông qua theo đó các bên cung cấp dịch vụ công, từ trường học cho đến bệnh viện, cho đến cuối tháng 12/2019 sẽ phải ngừng nhận tiền mặt.
Tuy nhiên, sự thận trọng là cần thiết. Câu chuyện của Hàn Quốc trước đây nhắc người ta luôn cần cẩn trọng khi cả xã hội muốn sử dụng quá nhanh và quá nhiều thẻ tín dụng. Một đợt vỡ nợ đầu thập niên 2000 dẫn đến nợ nần tại các hộ gia đình chồng chất. Ở thời điểm năm 2004, cứ 13 người Hàn Quốc lại có 1 người bị trả chậm nợ khoảng từ 3 tháng trở lên, 2/3 trong số đó vỡ nợ thẻ tín dụng.
Không giống tại Trung Quốc, nơi có thị trường thanh toán trên điện thoại di động lớn nhất thế giới, phần lớn người Việt Nam vẫn sử dụng tiền giấy và kim loại quý để mua mọi loại hàng hóa mà họ muốn, từ rau quả cho đến ô tô. Các chủ kinh doanh phải đến ngân hàng hàng tuần, mang theo bao tải tiền to như bao tải của ông già Noel trên yên xe máy.
Việt Nam dường như chuẩn bị bước vào một cuộc cách mạng về phương tiện thanh toán, phần lớn người trẻ tuổi yêu thích công nghệ, 70% trong số họ sử dụng điện thoại thông minh và dễ dàng tiếp cận với hệ thống thanh toán số được cung cấp bởi nhiều công ty công nghệ.
Amazon và Alibaba cũng như nhiều công ty thương mại điện tử lớn của thế giới đã bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, doanh thu của nhóm này lên mức 8 tỷ USD trong năm 2018, gấp đôi so với 3 năm trước khi mà đến 30% dân số mua hàng trực tuyến. Tuy nhiên các giao dịch thanh toán này vẫn được thực hiện bằng tiền mặt.
Cùng lúc đó mới chỉ 4,1% người Việt Nam sử dụng thẻ tín dụng, theo tính toán của ngân hàng Standard Chartered. Một chủ cửa hàng kinh doanh quần áo tại thành phố Hồ Chí Minh nói: “Khoảng 80% khách hàng của chúng tôi thanh toán bằng tiền mặt và tôi cũng muốn nhận tiền mặt hơn nhận tiền qua thanh toán thẻ”. Máy quẹt thẻ trong cửa hàng của cô bị bụi phủ mờ. Cô cho rằng dù chính phủ rất khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt thế nhưng sẽ còn lâu người ta mới sử dụng nó thường xuyên.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Chứng quyền có bảo đảm phiên bản Việt Nam
Chứng quyền có bảo đảm chính thức đưa vào giao dịch là điều mong chờ của các thành viên thi trường và nhiều nhà đầu tư trong thời gian qua. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng để sản phẩm chính thức đi vào hoạt động. Với một sản phẩm khá mới mẻ nên để giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với sản phẩm, trong giai đoạn đầu dự kiến những sản phẩm cơ bản và đơn giản nhất như sẽ được triển khai.
Một số đặc điểm của Chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam
Loại chứng quyền và tài sản cơ sở: Trong giai đoạn đầu loại chứng quyền được lựa chọn triển khai là chứng quyền mua (call) với tài sản cơ sở là các cổ phiếu đáp ứng các tiêu chí về vốn hóa, thanh khoản và hoạt động kinh doanh. Hiện nay, tài sản cơ sở được sàng lọc từ danh sách các cổ phiếu trong nhóm VN30 và đã được Sở GDCK TP.HCM và công bố định kỳ trên website của Sở.
Tổ chức phát hành: Chưng quyên co bao đam tai Viêt Nam la môt san phâm chưng khoan do công ty chưng khoan phat hanh (ban) cho nha đâu tư. Những công ty chứng khoán có đủ điều kiện theo các quy định về khả năng tài chính, hệ thống giao dịch, và nhân sự mới được phép trở thành tổ chức phát hành.
Giao dịch và thanh toán: Việc giao dịch và thanh toán chứng quyền có bảo đảm khá đơn giản tương tự như cổ phiếu. Nhà đầu tư dùng tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường để giao dịch chứng quyền có bảo đảm và tuân thủ theo nguyên tắc khi mua phải có đủ tiền và khi bán phải có đủ chứng quyền. Tuy nhiên, việc giao dịch ký quỹ không được áp dụng và quỹ đại chúng chỉ đầu tư vào chứng quyền chỉ với mục đích phòng ngừa rủi ro. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, giao dịch chứng quyền có bảo đảm không bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu. Việc thực hiện quyền sẽ được thực theo kiểu Châu Âu. Nhà đầu tư chỉ được yêu cầu thực hiện quyền đối với các chứng quyền trong trạng thái có lãi tại ngày đáo hạn. Trường hợp nhà đầu tư không yêu cầu thực hiện quyền, những chứng quyền trong trạng thái có lãi vẫn sẽ được tổ chức phát hành thanh toán tiền (khoản chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện của chứng khoán cơ sở) cho nhà đầu tư.
Mô hinh hoat đông cua chứng quyền có bảo đảm tai Viêt Nam
Mô hinh hoat đông cua chứng quyền có bảo đảm là một chuỗi các hoạt động xuyên suốt, bắt đầu từ khâu đăng ký chào bán và kết thúc bằng hoạt động thực hiện quyền của nhà đầu tư khi chứng quyền có bảo đảm đáo hạn. Cụ thể:
Đăng ky chao ban va phat hanh: Sau khi chuân bi đây đu cac điêu kiên theo quy đinh, tổ chức phát hành gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ xem xet va cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cho tổ chức phát hành trong vòng 20 ngày. Sau đó, tổ chức phát hành sẽ tiến hành thực hiện ký quỹ bao đam thanh toan tai Ngân hàng lưu ký và phân phối chứng quyền có bảo đảm cho nhà đầu tư. Theo quy định tại Thông tư 107/2016/TT-BTC số lượng cổ phiếu quy đổi từ các chứng quyền đã phát hành của tất cả tổ chức phát hành không vượt quá hạn mức so với tổng số cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
Đăng ký, lưu ký, niêm yêt: Việc đăng ký, lưu ký và niêm yết là bắt buộc đối với sản phẩm chứng quyền có bảo đảm. Sau khi kết thúc việc phân phối chứng quyền có bảo đảm tại thị trường sơ cấp, tổ chức phát hành tiến hành đăng ký, lưu ký toàn bộ số lượng chứng quyền có bảo đảm được phép phát hành theo Giấy Chứng nhận đăng ký chào bán với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và đăng ký niêm yết với Sở Giao dịch Chứng khoán cho dù tại thị trường sơ cấp, tổ chức phát hành có phân phối hết chứng quyền hay không.
Giao dịch và thanh toán: Sau khi niêm yết, việc giao dịch và thanh toán chứng quyền có bảo tương tự như cổ phiếu, nhà đầu tư được dùng tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường để giao dịch chứng quyền có bảo đảm. Để thị trường hoạt động hiệu quả, tổ chức phát hành phải có nghĩa vụ thực hiện hai hoạt động quan trọng là hoạt động tạo lập thị trường và phòng ngừa rủi ro (hedging) nhằm cung cấp thanh khoản cho thị trường cũng như đảm bảo có đủ tài sản cho nhà đầu tư thực hiện quyền.
Thưc hiên quyền: Đây là khâu cuối cùng đối với từng vòng đời của chứng quyền. Sau thơi gian niêm yêt, cac chứng quyền se đao han va quy trinh thưc hiên quyên cua nha đâu tư xay ra. Nhà đầu tư chỉ được yêu cầu thực hiện quyền đối với các chứng quyền trong trạng thái có lãi tại ngày thực hiện. Trường hợp nhà đầu tư không yêu cầu thực hiện quyền, những chứng quyền trong trạng thái có lãi vẫn sẽ được tổ chức phát hành thanh toán tiền (khoản chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện của chứng khoán cơ sở) cho nhà đầu tư.
Với quy mô và cấu trúc hàng hành hóa thiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam thì sự ra đời của chứng quyền có bảo đảm được kỳ vọng đây sẽ là sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư, góp phần hoàn thiện cấu trúc hàng hóa trên thị trường và thu hút vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán.
HoSE
Theo Trí thức trẻ
Chọn mua căn hộ Cosmo City, khách hàng hưởng lợi gì? Với chiến lược phát triển các sản phẩm hướng về trải nghiệm, bảo đảm pháp lý vững chắc và có lợi cho khách hàng, Cosmo City hiện đang là sản phẩm căn hộ được nhiều người tìm kiếm và săn đón nhằm phục vụ cho nhu cầu ở và đầu tư sinh lời cao. Theo kế hoạch xây dựng và mở rộng trong...