Bloomberg: Việt Nam là điểm sáng trong các nền kinh tế mới nổi
Ngày 19/1, trang thông tin kinh tế uy tín Bloomberg đã đăng tải bài viết đánh giá về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2016-2017.
Theo Bloomberg, trong khi các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới bao gồm Nga, Brazil và Trung Quốc đang giảm tốc, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế vững mạnh gần 7%, trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Theo dự báo của Bloomberg, Việt Nam sẽ đứng thứ 2 trong top 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới năm 2016.
Nhu cầu nội địa gia tăng, cùng với sự bùng nổ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang giúp Việt Nam đối phó với hàng loạt những rủi ro mang tính toàn cầu trong năm nay, bao gồm sự lao dốc của thị trường chứng khoán hay sự mất giá của đồng nội tệ.
Bloomberg nhận định, trong tuần này, sự chuyển giao đội ngũ lãnh đạo của đất nước sẽ tạo ra một nhịp điệu mới cho công cuộc cải cách và phát triển nền kinh tế. Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế thường niên khoảng 7%.
Theo các chuyên gia, nhu cầu nội địa là một trong những động lực phát triển kinh tế Việt Nam năm 2016.
Video đang HOT
Trinh Nguyen, chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc bộ phận nghiên cứu các thị trường mới nổi châu Á tại Natixis SA đánh giá: “Trong khi nhu cầu toàn cầu đang có dấu hiệu suy yếu, thì tại Việt Nam, nhu cầu nội địa đang rất vững mạnh. Người dân lạc quan hơn về tương lai. Nền kinh tế sẽ trở thành một điểm sáng trong khu vực và trên toàn cầu”.
Theo dự báo của các nhà kinh tế học tham gia khảo sát của Bloomberg, trong năm nay nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,7%, tương đương với tốc độ tăng trưởng của năm 2015.
Thanh Hà
Theo NTD
IMF: 2016 là "năm của những thách thức lớn"
Cuộc phục hồi tăng trưởng kéo dài 6 năm qua của nền kinh tế toàn cầu đang bị đuối, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 19/1 đã cắt giảm mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới năm nay - hãng tin Bloomberg cho biết.
IMF ước tính kinh tế thế giới tăng trưởng 3,1% trong năm ngoái, mức tăng yếu nhất kể từ cuộc suy thoái 2009. 2015 cũng là năm mà tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển giảm tốc năm thứ 5 liên tiếp.
Nhận định u ám của IMF về triển vọng kinh tế thế giới được đưa ra trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản sụt giảm mạnh và bất ổn chính trị đẩy Brazil chìm sâu vào suy thoái, giá dầu lao dốc làm các nhà sản xuất "vàng đen" điêu đứng, và đồng USD tăng giá "làm khó" cho kinh tế Mỹ.
Trong báo cáo hàng quý Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm nay, từ mức dự báo tăng 3,6% đưa ra hồi tháng 10/2015.
Nhận định mà IMF đưa ra có thể khiến giới đầu tư toàn cầu thêm phần bi quan.
Thị trường tài chính quốc tế đã có sự mở đầu tồi tệ cho năm 2016, với các chỉ số chứng khoán liên tiếp sụt giảm mạnh, giá dầu liên tục lập đáy, và chính sách tiền tệ dần thắt chặt của Mỹ khiến các dòng vốn ồ ạt tháo chạy khỏi những tài sản có độ rủi ro cao hơn trên khắp thế giới.
"Năm nay sẽ là một năm của những thách thức lớn. Các nhà hoạch định chính sách nên nghĩ tới sự vững vàng trong ngắn hạn và những cách mà họ có thể dùng để củng cố điều đó, bên cạnh việc nhìn về triển vọng tăng trưởng dài hạn", chuyên gia kinh tế trưởng Maurice Obstfeld của IMF nhận định.
IMF ước tính kinh tế thế giới tăng trưởng 3,1% trong năm ngoái, mức tăng yếu nhất kể từ cuộc suy thoái 2009. 2015 cũng là năm mà tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển giảm tốc năm thứ 5 liên tiếp.
Theo IMF, kinh tế thế giới đang cùng lúc đối mặt với ba sự điều chỉnh lớn, gồm: các thị trường mới nổi giảm tốc, Trung Quốc dịch chuyển sang mô hình tăng trưởng ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu và sản xuất, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rút dần khỏi chính sách lãi suất siêu thấp.
IMF cảnh báo, tăng trưởng toàn cầu có thể trệch hướng nếu những thách thức này không được quản lý tốt.
Theo dự báo của giới phân tích, chủ đề triển vọng tăng trưởng toàn cầu xấu đi khai mạc tại Davos, Thụy Sỹ vào ngày 20/1. Dự kiến sẽ có hơn 2.500 nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư và học giả tham dự sự kiện này.
IMF nhận định các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ tăng trưởng 4,3% trong năm nay, giảm từ mức dự báo tăng 4,5% đưa ra hồi tháng 10, và so với mức tăng 4% mà nhóm này đạt được trong năm 2015.
"Chặng đường của chúng ta năm nay có thể sẽ gập ghềnh, đặc biệt là với các nước mới nổi và đang phát triển", ông Obstfeld nói.
IMF dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,3% trong năm nay, kinh tế Brazil giảm 3,5%, và kinh tế Nga giảm 1%.
Đối với các nền kinh tế phát triển, IMF dự báo sự phục hồi "khiêm tốn và không đều" sẽ tiếp tục diễn ra. Định chế này hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2016 còn 2,6%, từ mức 2,8% đưa ra hồi tháng 10.
Theo IMF, kinh tế khu vực Eurzone sẽ tăng 1,7% trong năm 2016, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 10. Kinh tế Nhật được IMF dự báo tăng 1%, còn kinh tế Anh được dự báo tăng 2,2%.
Trước IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Prospects) công bố ngày 6/1, WB cắt giảm mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới năm 2016 xuống còn 2,9%, từ mức dự báo tăng 3,3% đưa ra trong báo cáo hồi tháng 6.
WB cũng cho biết kinh tế thế giới tăng trưởng 2,4% trong năm 2015, thấp hơn mức dự báo tăng 2,8% đưa ra trong báo cáo tháng 6, đồng thời giảm so với mức tăng 2,6% đạt được trong năm 2014.
Theo_NDH
Lãi suất sẽ tăng nhẹ trong năm 2016 Áp lực huy động tiết kiệm cận Tết Nguyên đán buộc các nhà băng phải tăng chi phí huy động vốn, thu hút khách hàng gửi tiền, nhằm đáp ứng tín dụng gia tăng. Muốn ổn định được tỷ giá, cần nâng lãi suất VND thêm khoảng 0,25-1% trong năm nay Đồng thời, các dự báo đưa ra, khả năng tín dụng cải...