Bloomberg: Nhà đầu tư nước ngoài đang quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo Bloomberg, các nhà quản lý quỹ toàn cầu đang bắt đầu quay trở lại với cổ phiếu của Việt Nam khi Việt nam đang nổi lên sau thành công kiểm soát được đại dịch Covid-19.
Các quỹ đầu tư bao gồm Ashmore Group Plc và Coeli Asset Management SA đang quản lý khối tài sản 174 tỷ USD đang tăng sở hữu trên thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ tháng 3.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài khác cũng mua ròng trở lại tại thị trường Việt Nam trong tháng 6 (tính tới giữa tháng), tháng mua ròng đầu tiên tiên kể từ tháng 1/2020.
Điều này đã hỗ trợ các nhà đầu tư trong nước và giúp VN-Index tăng 28% trong quý II, trở thành thị trường chứng khoán tăng tốt thứ 2 trên toàn cầu ngay cả sau khi giảm 6% trong 4 phiên gần đây.
Việt Nam đã sớm nới lỏng giãn cách xã hội từ cuối tháng 4 nhờ nhanh chóng truy tìm người tiếp xúc với các ca nhiễm và cách ly hơn 100.000 người để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Việt Nam được kỳ vọng sẽ nổi lên như một trong những điểm nóng tăng trưởng mạnh mẽ hơn khi các nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại.
Video đang HOT
Đồ thị th ể hiện tương quan giữa chỉ số VN-Index và chỉ số MSCI AC Asia Pacific Index
Chính phủ đang chuyển sang cơ cấu lại các khoản vay ngân hàng, hoãn, giãn nợ, giảm hoặc miễn lãi vay và cung cấp gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng (2,7 tỷ USD) hỗ trợ cho người lao động.
Chính phủ cũng đang tìm cách nhanh chóng giải ngân vốn đầu tư công và đưa ra các cải cách hành chính để giúp tăng tốc độ phục hồi của nền kinh tế.
Ông Andrew Brudenell, nhà quản lý quỹ tại Ashmore cho biết: “Hành động quyết liệt của Chính phủ đối với Covid-19 và sau đó là sự tăng tốc đầu tư của Chính phủ là tín hiệu tích cực đối với kinh tế Việt Nam”.
Bên cạnh đó, ông cũng cho biết, Ashmore đã tăng 50% lượng vốn phân bổ vào Việt Nam kể từ cuối năm 2019, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của quỹ đầu tư đang quản lý 77 tỷ USD này.
Theo Bloomberg, một yếu tố nữa kích thích dòng vốn ngoại trở lại với chứng khoán Việt Nam là đồng nội tệ ổn định và căng thẳng leo thang giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới giúp thúc đẩy sự quan tâm lớn đến Việt Nam như một sự thay thế trong chuỗi cung ứng rẻ hơn so với Trung Quốc. Trong đó, Apple là một trong những tập đoàn toàn cầu đã chuyển sang để tận dụng năng lực sản xuất ở Việt Nam.
“Tiền đồng vẫn giữ ổn định trong năm nay và được củng cố bởi thặng dư tài khoản vãng lai lớn và dự trữ ngoại hối lớn”, Ruchir Desai, nhà quản lý quỹ tại Asia Frontier Capital Ltd. đánh giá và cho biết, VND là một trong những tiền tệ châu Á hoạt động tốt nhất trong năm nay khi chỉ giảm 0,2% so với USD.
“Chúng tôi đã tăng cường phân bổ vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong danh mục đầu tư trị giá 350 triệu USD, nâng tỷ trọng từ 18,6% lên 25%. Chúng tôi thực hiện giải ngân sau đợt bán tháo tháng 3/2020″, James Bannan, Giám đốc Quỹ Coeli Asset có trụ sở tại Thuỵ Điển cho biết.
Ông cho biết thêm, giá trị P/B (Giá thị trường/giá trị sổ sách) của chứng khoán Việt Nam đã xuống mức rất thấp trong 18 tháng qua và đây là cơ hội mua dài hạn. Chỉ số VN-Index đang giao dịch ở mức P/B 1,9 lần, giảm từ mức 3,3 lần vào tháng 3/2018.
Cả ba quỹ đầu tư nêu trên đều khuyến nghị mua vào các công ty tiêu dùng của Việt Nam, tránh các cổ phiếu ngân hàng vì lo ngại về hoạt động cho vay. Quỹ đầu tư Ashmore cũng đã tăng sở hữu đối với các công ty vật liệu xây dựng và cổ phiếu bất động sản tại Việt Nam.
Chứng khoán 16/6: VHM khắc phục thiệt hại sau phiên khối ngoại bơm tiền "khủng", VN-Index tăng hơn 2%
Các trụ lớn trên sàn trong đó nổi bật nhất là VHM đang tác động tích cực trở lại để giúp cho VN-Index tăng điểm. Mức tăng tốt nhưng tiền vào lại thấp cho thấy tâm lý vẫn đang rất thận trọng.
Hồi phục để bán hay là cơ hội để mua vào, đây là câu hỏi rất khó với nhà đầu tư đang giao dịch trên thị trường lúc này. Xu hướng quan sát, ít giải ngân đang được thể hiện rất rõ trong sáng nay.
Nhà đầu tư đang hoàn toàn trông chờ vào các diễn biến của nhóm trụ. Sau khi chứng khoán Mỹ cắt mạch điều chỉnh sâu, hầu hết Bluechip lại đang hồi phục mạnh. Dẫn đầu đang là VHM ( 4,1%), kế đến là VCB ( 2,1%), VIC ( 2,7%), VNM ( 2,5%).
Trong số này, VHM là cổ phiếu nổi bật nhất khi đang có vị trí số 1 về đóng góp điểm số cho thị trường. Đồng thời, mã này cũng đã gỡ lại 1/2 thiệt hại của phiên hôm qua. Có lẽ bên mua đang đặc biệt hưng phấn với thông tin khối ngoại đã bơm ròng hơn 15.000 tỷ đồng. Hiệu ứng của VHM hiện còn tác động tới VRE ( 5%) giúp mã này hiện đã hoàn toàn vượt qua thất thoát hôm qua.
Trong khi đó, các mã Ngân hàng cũng đang ghi nhận các trạng thái tích cực không kém. VCB đang thúc đẩy các mã CTG ( 3,1%), BID ( 2,6%), MBB ( 2,1%), VPB ( 2,8%) cùng hồi phục.
Sự dẫn dắt của các trụ đang nhanh chóng kéo các cổ phiếu tăng mạnh theo như DBC ( 6,35%), HSG ( 3,25%), HCM ( 2,51%), AAA ( 3,7%), SJF ( 6,5%), SZC ( 2,95%). Tuy nhiên, nhìn chung, ảnh hưởng của nhóm trụ vẫn cần có chiều sâu hơn bởi hiệu ứng tăng mạnh chưa kéo theo được dòng tiền khi thanh khoản 1 tiếng đầu chưa nổi 2.000 tỷ đồng.
Rõ ràng, nhà đầu tư đang còn rất dè dặt chưa muốn quay trở lại thị trường sau các nhịp điều chỉnh mạnh vừa qua.
Tính đến 10h, VN-Index tăng 2,05% lên 849,55 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 1,49% lên 115,52 điểm chủ yếu nhờ vào sự liên thủ của PVS ( 2,5%), SHB ( 2,5%), ACB ( 3%).
Thị trường chứng khoán: Áp lực bán lên cao Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định, thị trường sẽ chịu áp lực bán lên cao, nhà đầu tư nên quan sát diễn biến ở ngưỡng MA50 ứng với 815 điểm. Ảnh: Quý Hòa. Phiên giao dịch 11.6, chỉ số VN-Index giảm mạnh hơn 32,6 điểm từ vùng giá 900 điểm về vùng 867 điểm. Đáng chú ý, chỉ số VN-Index giảm...