Bloomberg: Mỹ sẽ không gọi Việt Nam là nước thao túng tiền tệ
Mỹ sẽ tránh không gọi Viêt Nam là nước thao túng tiên tê dựa trên những sô liêu mà Viêt Nam cung câp cho Bô Tài chính Mỹ, theo nguôn tin thân cân với vụ viêc được Bloomberg trích đăng.
Ảnh: Bloomberg
Việc phía Mỹ đưa ra quyết định như trên có thể coi như chiến thắng dành cho phía Việt Nam, Việt Nam trước đó đã đối diện với rủi ro bị đưa vào nhóm nước thao túng tiền tệ khi mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên kế hoạch hạ ngưỡng để xem xét về nước đối tác thương mại nào thao túng tiền tệ.
Những tuần gần đây, Việt Nam đã cung cấp thêm số liệu cho phía Mỹ nhằm mục tiêu thể hiện với Bộ Tài chính Mỹ rằng Việt Nam không cố tình hạ giá trị tiền đồng. Việt Nam cũng cử đại diện sang làm việc với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. Hiện chưa rõ phía Việt Nam đã chuyển dữ liệu gì cho Mỹ.
Sau cuộc gặp này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã đăng tải trên Twitter một bức ảnh ông chụp cùng Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và ghi rằng họ nói chuyện về quan hệ kinh tế và thương mại.
Bộ Tài chính Mỹ thường công bố báo cáo về vấn đề tiền hệ 2 lần trong 1 năm. Trong báo có gần nhất, số lượng nước thuộc diện rủi ro bị cho rằng thao túng tiền tệ tăng lên mức 20 từ 12 khi mà Bộ Tài chính Mỹ thay đổi 1 trong 3 tiêu chí sử dụng để xét đoán về việc một nước có thao túng tiền tệ hay không.
Trước đây, một trong những tiêu chí của Bộ Tài chính Mỹ để xem xét về hành vi thao túng tiền tệ chính là thặng dư tài khoản vãng lai – chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một nước. Nếu thặng dư này tương đương 3%, nước đó bị coi như thao túng tiền tệ. Tuy nhiên trong báo cáo mới công bố, Bộ Tài chính Mỹ đã hạ mức đó xuống 2%.
Video đang HOT
Báo cáo mới nhất lẽ ra đã được trình lên Quốc hội Mỹ vào tháng 4/2019. Ban đầu, Bộ Tài chính Mỹ đã có kế hoạch làm đúng theo thời hạn chót trên và đệ trình bản báo cáo đầy đủ lên Quốc hội Mỹ vào đầu tháng 4/2019. Tuy nhiên, từ đó đến nay, báo cáo đã bị trì hoãn và ngày công bố cho đến hiện tại vẫn chưa được thông báo.
Chính sách hiện tại của Mỹ là kết quả trực tiếp khi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đẩy cao căng thẳng để muốn viết lại luật thương mại toàn cầu mà theo ông đã gây tổn hại đến doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. Ông đã đưa chính sách ngoại tệ vào trọng tâm trong thỏa thuận thương mại với Mexico, Canada và Hàn Quốc và kể cả Trung Quốc nếu hai bên có thể đạt được thảo thuận.
Chính quyền Mỹ trong ngày thứ Năm đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề ngoại hối, đề xuất đánh thuế cao với những nước bị kết luận hạ giá đồng tiền. Động thái sẽ cho phép các công ty trụ sở tại Mỹ có được các mức thuế ngăn trợ cấp với sản phẩm đến từ những nước mà Bộ Tài chính Mỹ cho rằng cố tình giảm giá đồng tiền nhằm giành lợi thế cạnh tranh. Cho đến nay, chưa có nước nào trên thế giới được cho là đủ tiêu chí nói trên.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Lãi suất liên ngân hàng 'trồi sụt' vì động thái của Kho bạc Nhà nước
Trong tuần cuối tháng 4, một lượng tiền tương đối lớn từ Kho bạc Nhà nước chuyển vào hệ thống ngân hàng, trong khi các ngân hàng lại đang tăng cường dự trữ tiền đồng vì thanh khoản có dấu hiệu căng thẳng trong tuần trước đó. Điều này đã khiến các ngân hàng phải giải phóng nhanh tiền đồng, đẩy lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh. Sau khi giải phóng xong lượng tiền này, đồng thời phát sinh các dòng tiền đi của Kho bạc Nhà nước, lãi suất liên ngân hàng nhanh chóng trở về mặt bằng cũ.
Lãi suất liên ngân hàng "trồi sụt" vì động thái của Kho bạc Nhà nước
Theo báo cáo thị trường tiền tệ tuần từ 29/4/2019 - 3/5/2019 vừa được Công ty Chứng khoán SSI công bố, thanh khoản các ngân hàng thương mại (NHTM) đột ngột dư thừa trong tuần cuối cùng của tháng 4 đã khiến lãi suất trên liên ngân hàng giảm mạnh về mức 2,98%/năm với kỳ hạn qua đêm, là mức thấp nhất 6 tháng gần đây.
Tuy nhiên, sau đợt nghỉ lễ, lãi suất qua đêm đã tăng trở về mức 3,58%/năm dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoạt động khá hạn chế trên thị trường mở với 209 tỷ đồng mua kỳ hạn 7 ngày trên OMO và không phát sinh giao dịch tín phiếu.
SSI cho hay, diễn biến lãi suất trên liên ngân hàng những ngày vừa qua liên quan nhiều đến dòng tiền từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) chuyển vào hệ thống ngân hàng.
Cụ thể, trong tuần cuối tháng 4, một lượng tiền tương đối lớn từ KBNN chuyển vào hệ thống ngân hàng, trong khi các NHTM lại đang tăng cường dự trữ tiền đồng vì thanh khoản có dấu hiệu căng thẳng trong tuần trước đó.
"Điều này đã khiến các NHTM phải giải phóng nhanh tiền đồng và đẩy lãi suất trên liên ngân hàng giảm mạnh. Sau khi giải phóng xong lượng tiền này, đồng thời phát sinh các dòng tiền đi của KBNN, lãi suất trên liên ngân hàng nhanh chóng trở về mặt bằng cũ", SSI nhận định.
Công ty chứng khoán này cho rằng, lãi suất trên liên ngân hàng sẽ được duy trì ổn định ở mức 3.5%-4.0%/năm nhằm đảm bảo chênh lệch lãi suất VND-USD ở mức 1,0-1,5%/năm trong bối cảnh áp lực tỷ giá từ diễn biến quốc tế đang gia tăng.
Trên thị trường 1, một số ngân hàng điều chỉnh giảm 0,2-0,3 điểm% với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng, về mức 4,1%-5,5% trong khi duy trình mức 5,5-7,5% với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4-8%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng, ngoài ra một số ngân hàng áp dụng chương trình ngắn nhân dịp 30/4 và 1/5 với lãi suất huy động tốt nhất lên tới 8,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng.
SSI nhìn nhận lãi suất huy động vẫn sẽ được giữ ở mức hiện tại vì các ngân hàng vẫn cần đảm bảo nguồn vốn thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Thứ hai, việc đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất tốt hơn sẽ là cơ sở để các NHTM duy trì mặt bằng lãi suất huy động hiện tại. Thứ ba, nhu cầu gia tăng số dư huy động để đáp ứng lộ trình tiếp tục giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 40% hiện nay xuống 30%, cũng là yếu tố giúp lãi suất huy động giữ ở mức như hiện nay.
Áp lực với tỷ giá USD/VND đang gia tăng
SSI cho biết, thông tin tăng trưởng GDP quý I/2019 của Mỹ vượt xa dự báo, lên mức 3,2% đã khiến đồng USD tăng giá mạnh, chỉ số DXY tăng vọt lên 98,2 vào 25/4/2019, sau đó hạ nhiệt dần và hiện ở mức 97,5 sau khi EUR hồi phục nhờ các thông tin về tăng trưởng và thất nghiệp khả quan hơn của Châu Âu.
Diễn biến quốc tế cùng với sự thu hẹp đột ngột chênh lệch lãi suất VND-USD trên liên ngân hàng đã tác động mạnh đến tâm lý thị trường khiến tỷ giá USD/VND bật tăng trên cả ngân hàng và thị trường tự do, mức tăng tương ứng là 70 VND/USD và 115 VND/USD.
Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ lễ, chỉ số DXY giảm, chênh lệch VND-USD được khôi phục về mức trên 1%/năm đã khiến thị trường bình ổn hơn, tỷ giá cũng điều chỉnh giảm 20 VND/USD trên ngân hàng, hiện ở mức 23.210/23.310 và giảm 50 VND/USD ở chiều mua vào, 45 VND/USD ở chiều bán ra trên thị trường tự do, hiện ở mức 23.275/23.295.
Khi mà các bên đều đang lạc quan về triển vọng một thỏa thuận Mỹ - Trung vào cuối tháng 5 thì hôm nay (6/5), tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 10/5 và dự kiến sẽ sớm áp thuế 25% lên 325 tỷ USD hàng hóa khác. Đồng CNY lập tức mất giá 0,8% so với USD, hiện ở mức 6.787 CNY/USD.
Theo nhận định của SSI, áp lực đối với tỷ giá USD/VND đã gia tăng đáng kể so với giai đoạn quý I/2019, bao gồm áp lực từ diễn biến quốc tế, nguồn cung USD đã giảm bớt sau khi có khoảng 8 tỷ USD hút về dự trữ ngoại hối (tính từ đầu năm) và cán cân thương mại bớt thuận lợi. "Vì thế, nhiều khả năng USD/VND sẽ giao dịch ở mặt bằng mới dao động quanh mức 23.300 VND/USD", SSI nêu quan điểm.
Mặc dù áp lực tỷ giá có gia tăng nhưng SSI cho rằng vẫn có những cơ sở để tin tưởng tỷ giá USD/VND sẽ được kiểm soát tốt như: kinh nghiệm điều hành của Chính phủ và NHNN; dự trữ ngoại hối gia tăng đáng kể đã củng cố nguồn lực để NHNN bình ổn thị trường nếu có biến động mạnh; triển vọng gia tăng nguồn vốn FII từ những thương vụ bán vốn lớn và việc Trung Quốc sẽ phải có biện pháp kiểm soát đồng nội tệ.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Tiền tệ và tài khoá đã hết "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"? Trước đây nhiều khi "trống đánh xuôi kèn thổi ngược", bây giờ phối hợp chính sách tiền tệ và tài khoá tốt lên rất nhiều. Chuyên gia Cấn Văn Lực phát biểu trong phiên họp của Uỷ ban Kinh tế. Đó là nhận xét của chuyên gia Cấn Văn Lực, trong phiên họp của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, thẩm tra báo...