Bloomberg: Kinh tế Trung Quốc đi xuống, Việt Nam và Ấn Độ phục hồi dần
Đà tăng trưởng chững lại của Trung Quốc bộc lộ điểm yếu và làm lu mờ nhiều ‘ngôi sao’ đang lên trong nền kinh tế châu Á. Song Bloomberg cũng cho hay nhiều dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, Ấn Độ là các điểm sáng.
Tăng trưởng chững lại của Trung Quốc đang làm lu mờ nhiều ngôi sao trong nền kinh tế châu Á – Ảnh: AFP
Bốn năm sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.
Song Bloomberg hôm nay 13.7 đưa tin mức tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đang làm giảm đà tăng trưởng kinh tế, bộc lộ rõ các điểm yếu của khu vực này: từ nhu cầu vay mượn của Indonesia tới khoản nợ khổng lồ của các hộ gia đình Hàn Quốc hay tình trạng quan liêu, tham nhũng đang ngăn cản các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines.
Xuất khẩu của 9 trên tổng số 12 nền kinh tế chủ chốt của châu Á đang sụt giảm mạnh, theo số liệu của Bloomberg. Cụ thể, xuất khẩu từ Hàn Quốc, vốn đóng góp tới 50% GDP của nước này, đã liên tục sụt giảm, chủ yếu vì nhu cầu từ nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới yếu đi. Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Hàn Quốc.
Tháng 5, xuất khẩu của Philippine cũng giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo tăng trưởng năm 2015 và 2016 của Philippines xuống còn 6,2% và 6,5%.
Điều làm tình hình nghiêm trọng hơn là không giống như thời kỳ năm 2008-2009, khi châu Á triển khai vô số các biện pháp kích thích kinh tế để chống lại khủng hoảng, lần này, khu vực đang ngập trong nợ. Ở một số nền kinh tế, lãi suất đã về mức thấp kỷ lục.
“Sự kết hợp giữa lợi suất đầu tư sụt giảm và nợ ở mức cao có thể dẫn đến tình trạng xuất khẩu vốn”, báo cáo của nhóm nghiên cứu tiền tệ ở ngân hàng Morgan Stanley cho biết. Một nhóm các giám đốc tài chính ở Singapore tham gia cuộc khảo sát của Bank of America Merrill Lynch nhận định tình hình có thể tồi tệ hơn.
Ngoài diễn biến kinh tế Trung Quốc, châu Á còn đối mặt với những nguy cơ như khả năng Hy Lạp rời khỏi eurozone và việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.
Indonesia và Malaysia là hai trong số các nền kinh tế nhạy cảm nhất với đợt nâng lãi suất của Fed và xu hướng rút vốn. Hai nước này đồng nội tệ yếu trong khi vay nợ bằng ngoại tệ tăng cao. Đồng rupiah của Indonesia đã giảm 7% so với đô la Mỹ kể từ đầu năm, còn ringgit của Malaysia giảm gần 8% so với USD.
Video đang HOT
Ngược lại với tình hình trên, dấu hiệu hồi phục ở Việt Nam và Ấn Độ được Bloomberg đánh giá là những điểm sáng trong khu vực.
Song Gareth Leather, chuyên gia theo dõi các vấn đề kinh tế châu Á trong suốt một thập niên tại Capital Economics (London), nhận định: “Bức tranh tổng quát nhất là các nước sẽ tăng trưởng chậm hơn nhiều so với quá khứ”.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
"Mỹ là một trong những đối tác quan trọng nhất"
Bloomberg dẫn trả lời phỏng vấn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua email cho hay, Mỹ là "một trong những đối tác quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại" của VN.
Nhiều báo chí, hãng tin quốc tế như AP, Reuters, Bloomberg, Tân Hoa xã đã đăng phỏng vấn, bình luận, phân tích về chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên diễn ra tuần tới của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trả lời hãng tin AP, Tổng bí thư hy vọng sẽ xây dựng lòng tin và tạo ra nhiều cơ hội để cải thiện quan hệ giữa hai nước từng là cựu thù vào thời điểm Mỹ và VN kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao cũng như có nhiều mối quan tâm chung về các vấn đề khu vực và thế giới.
Hãng này dẫn nguồn tin từ Nhà Trắng rằng, Tổng bí thư sẽ tới Mỹ vào thứ ba và lãnh đạo hai nước sẽ cùng thảo luận về việc hợp tác thương mại, quốc phòng cũng như nhân quyền.
"Giống như bất kỳ mối quan hệ song phương nào trên thế giới, VN và Mỹ có khác biệt ở một số vấn đề", Tổng bí thư trả lời câu hỏi của AP.
"Để giải quyết sự khác biệt này, tôi tin rằng, cách hiệu quả nhất là đối thoại cởi mở, xây dựng để hiểu nhau hơn, và để khác biệt không trở thành rào cản trong quan hệ hai nước nói chung".
Trong khi đó, theo hãng Bloomberg, Tổng thống Mỹ Obama sẽ chào đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 7/7.
Hãng này dẫn lời của Alexander Vuving, nhà phân tích an ninh tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương ở Hawaii cho rằng, đây là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử khi lần đầu tiên, Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN thăm chính thức Hoa Kỳ.
Đối thoại cởi mở và thẳng thắn
Bloomberg dẫn trả lời phỏng vấn của Tổng bí thư qua email cho hay, Mỹ là "một trong những đối tác quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại" của VN.
Trong thư ông nói: "Tôi hy vọng đây là cơ hội để hai phía đối thoại cởi mở và thắng thắn về các vấn đề còn tồn tại khác biệt. Điều này sẽ giúp cải thiện hiểu biết song phương, thu hẹp khác biệt và từng bước củng cố lòng tin, làm cho mối quan hệ lâu dài giữa hai nước có thêm thực chất và hiệu quả".
Trong chuyến thăm Mỹ, Tổng bí thư sẽ thảo luận về nhiều vấn đề như Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hợp tác an ninh và biến đổi khí hậu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến bàn về cách tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ, trao đổi thêm về hiệp định thương mại, nhân quyền và hợp tác quốc phòng trong cuộc gặp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tại Mỹ, Tổng bí thư sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc với các quan chức nội các Mỹ, thành viên quốc hội, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các nhóm phi chính phủ...
Trong thư trả lời phỏng vấn Bloomberg liên quan đến vấn đề Biển Đông, Tổng bí thư nói, VN hoan nghênh tuyên bố của Mỹ ủng hộ cách tiếp cận hòa bình để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
"Chúng ta đều nhận thấy vị trí chiến lược của Biển Đông. Tôi hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục có tiếng nói và hành động phù hợp để đóng góp vào việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông, theo luật quốc tế".
Gác lại quá khứ, tiến về phía trước
Nhật báo phố Wall dẫn lời Tổng bí thư nhận định, Mỹ là một quốc gia đóng góp đảm bảo ổn định ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Theo tờ báo, trả lời một nhóm phóng viên nước ngoài hôm thứ sáu, Tổng bí thư nói rằng, ông hy vọng chuyến thăm Mỹ lần này sẽ đạt được nhiều tiến bộ để "chúng tôi có thể gác lại quá khứ và tiến về phía trước".
Hãng Reuters cho biết, nhiều tên tuổi lớn nhất ở Washington đã tới thăm VN như: Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân; Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter, Thượng nghị sĩ John McCain, Lãnh đạo phe Dân chủ Nancy Pelosi, Bộ trưởng Nội vụ Sally Jewell và nhiều nghị sĩ.
Hãng này dẫn lời Tổng thống Mỹ Bill Clinton , người mà Tổng bí thư đã gặp hôm thứ năm tại Hà Nội - mô tả rằng, việc bình thường hóa quan hệ hai nước năm 1995 là một trong những thành tựu quan trọng nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Theo Reuters, VN là nước xuất khẩu lớn nhất của Đông Nam Á sang Mỹ với giao dịch thương mại hàng năm đạt 35 tỉ USD. Mỹ hồi tháng 10 năm ngoái đã quyết định nới lỏng một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho VN. Hai nước cũng có nhiều bước tiến trong hợp tác quân sự.
Ernest Bower, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) đánh giá, chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là "lịch sử và kịp thời".
"Hai nước đang bước vào kỷ nguyên mới của sự hợp tác sâu rộng hơn trong nhiều lĩnh vực như an ninh, chính trị và ngoại giao", ông nói.
Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, Tổng thống Mỹ Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ gặp nhau tại Nhà Trắng để cùng trao đổi về việc tăng cường quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.
Theo Thái An (tổng hợp)
Vietnamnet
Bất an túi tiền, ồ ạt tháo chạy khỏi Trung Quốc Hàng tỷ USD được rút khỏi Trung Quốc trong một thời gian ngắn đang góp phần hình thành một làn sóng dòng tiền rời bỏ thị trường này. Hàng chục tỷ USD rời Trung Quốc Tờ Bloomberg vừa trích dẫn số liệu từ EPFR Global cho thấy, chỉ trong một tuần hồi đầu tháng 6, các quỹ đầu tư đã rút tổng cộng...