Bloomberg dự báo Trung Quốc sẽ mở cửa lại hoàn toàn vào giữa năm 2023
Tờ Bloomberg dự báo Trung Quốc sẽ nới lỏng dần các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 trong 7 tháng tới, dẫn đến việc mở cửa trở lại hoàn toàn vào giữa năm 2023.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Hai nhà kinh tế Chang Shu và David Qu tại Bloomberg Economics đã trình bày trong bài báo cáo ngày 30/11 rằng: “Theo quan điểm của chúng tôi, vào cuối nửa đầu năm tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không còn bất kỳ hạn chế nào liên quan đến COVID-19. Khả năng kinh tế tăng tốc – dù có chủ đích hay không – vẫn vượt trội hơn so với giảm tốc”.
Hai chuyên gia trên nhận định Chính phủ Trung Quốc có thể nới lỏng dần yêu cầu cách ly đối với các ca mắc COVID-19 và những người tiếp xúc gần với họ, đồng thời nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại trong nước.
Các nhà chức trách sẽ nỗ lực đẩy mạnh tiêm chủng cho các nhóm dễ bị tổn thương và chuẩn bị thêm nguồn lực y tế. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ mở các chiến dịch tuyên truyền nhận thức để giảm bớt lo ngại của người dân về việc mắc COVID-19.
Video đang HOT
Gần đây, Bắc Kinh đang cố gắng giảm tác động của chính sách “Zero COVID” đối với người dân và nền kinh tế mà không để tình trạng lây nhiễm vượt khỏi tầm kiểm soát. Động thái nới lỏng một số biện pháp kiểm soát đã thúc đẩy tín hiệu lạc quan rằng đất nước này đang trên đường mở cửa trở lại trong thời gian tới, mặc dù những thay đổi đó cho đến nay đều rất nhỏ bé.
Tuy nhiên, tác động của các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiện tại đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không hề nhỏ. Dữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế này đã bị thu hẹp hơn nữa vào tháng 11, trong bối cảnh đợt bùng phát COVID-19 kỷ lục.
Nhà kinh tế học Lu Ting tại tập đoàn Nomura đã viết rằng mặc dù ông tin tưởng Bắc Kinh có nhiều khả năng mở cửa sau tháng 3/2023 và chỉ số kinh tế kém chính là yếu tố thúc đẩy giới chức Trung Quốc đưa ra quyết định trên, nhưng vấn đề này nên được xử lý một cách thận trọng. Ông viết: “Các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh vẫn có thể nghĩ khác khi đối mặt với những dữ liệu hoạt động xấu đi này và các ca nhiễm COVID-19 gia tăng”.
Ngày 29/11, các cơ quan y tế quốc gia thông báo sẽ tăng cường tiêm chủng cho người cao tuổi – một động thái được các chuyên gia y tế coi là rất quan trọng để ngăn ngừa gia tăng tỷ lệ mắc và tử vong vì COVID-19 khi quốc gia này mở cửa trở lại.
Một cuộc khảo sát do Bloomberg News tiến hàng vào đầu tháng 11 cho thấy hầu hết các nhà kinh tế nghĩ rằng việc mở cửa trở lại sẽ bắt đầu vào quý 2 năm 2023, sau cuộc họp quốc hội thường diễn ra vào đầu tháng 3. Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa đưa ra dấu hiệu công khai nào về thời điểm từ bỏ chính sách “Zero COVID”.
Theo báo cáo, nhằm sống chung với virus SARS-CoV-2, chính phủ có thể cho phép mở cửa trở lại ở các khu vực với tốc độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, do sự mất cân bằng trong việc phân phối các nguồn lực y tế trên khắp Trung Quốc.
Các nhà kinh tế nhận định một chủng virus nhẹ hơn hoặc sự chuẩn bị tốt hơn sẽ hỗ trợ cho việc mở cửa trở lại sớm, mang lại lợi ích cho nền kinh tế và giảm áp lực đối với các nguồn lực y tế công cộng của Trung Quốc.
Tập đoàn tài chính Goldman Sachs cũng dự đoán Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại trong quý hai của năm tới và cho rằng có 30% xác suất việc mở cửa có thể diễn ra sớm hơn thế.
Trung Quốc thặng dư thương mại kỉ lục trong năm 2021
Dựa trên số liệu chính thức của Trung Quốc, hãng tin Bloomberg ngày 14/1 cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đạt mức thặng dư thương mại kỉ lục là hơn 670 tỉ USD trong năm 2021.
Hàng hóa được xếp tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2021 đã tăng 21,2% so với năm 2020, còn nhập khẩu tăng 21,5%. Xuất khẩu trong tháng 12/2021 đạt 340,5 tỉ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu trong năm vượt 3.360 tỉ USD. Nhập khẩu trong tháng 12 đạt 246 tỉ USD, với tổng giá trị nhập khẩu năm 2021 là 2.690 tỉ USD. Thặng dư thương mại trong năm của Trung Quốc đạt trên 670 tỉ USD.
Riêng trong tháng 12/2021, giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, giảm nhẹ so với mức tăng 16,6% ghi nhận trong tháng 11 trước đó và thấp hơn mức dự đoán của Bloomberg trong khảo sát đánh giá đối với các chuyên gia kinh tế. Nhập khẩu trong tháng 12 tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020, giảm so với mức 26% trong tháng 11.
Những dữ liệu trên đây cho thấy cho thấy bức tranh tổng thể về nhu cầu tăng vọt của thế giới đối với các loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2021, đẩy các nhà máy ở Trung Quốc vận hành với công suất gần như tối đa để đáp ứng các đơn hàng, từ sản phẩm điện tử cho tới đồ nội thất.
Tuy nhiên, tăng trưởng thương mại của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chậm lại trong năm 2022, do nhu cầu các mặt hàng phục vụ làm việc từ xa, đồ thiết bị y tế giảm, tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mảng dịch vụ khi thế giới về đa phần đều đã quyết định chuyển hướng sống chung với COVID-19. Các ổ dịch mắc biến thể Omicron bùng phát tại Trung Quốc cũng gây ra tình trạng căng thẳng cho chuỗi cung ứng, khi chính quyền Bắc Kinh áp đặt các biện pháp phong tỏa, hạn chế.
Mực nước sông Mekong thấp kỷ lục năm thứ 3 liên tiếp Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 13/1, Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong (MRC) tiếp tục kêu gọi 6 nước dọc sông Mekong khẩn trương giải quyết vấn đề dòng chảy thấp trong khu vực, sự thay đổi bất thường của mực nước và tình trạng hạn hán trong bối cảnh khu vực hạ lưu sông Mekong tiếp tục có dòng...