Bloomberg: Đồng USD giảm mạnh sẽ hút được thêm nhiều tiền đổ vào chứng khoán châu Á
Việc đồng USD sụt giảm đang giúp cho khả năng thị trường chứng khoán châu Á hồi phục đang lớn dần lên dù rằng số ca nhiễm Covid-19 gần đây có tăng lên.
Ảnh: Bloomberg
Theo thống kê của Bloomberg, chỉ riêng trong tháng 7/2020, đồng USD đã giảm giá 4%, điều này có thể giúp cho hút thêm dòng tiền đến thị trường chứng khoán châu Á, theo nhận định của các chuyên gia quản lý quỹ và chiến lược thị trường. Trong tuần, công ty Taiwan Semiconductor Manufacturing đã có lúc trở thành công ty có giá trị vốn hóa lớn thứ 10 trên thế giới. Cổ phiếu Samsung Electronics tăng khoảng 7%.
Chuyên gia quản lý quỹ tại JPMorgan Asset Management, ông Ayaz Ebrahim, nhận xét: “Đồng USD yếu thường có lợi cho chứng khoán châu Á”.
Ngoài ra, triển vọng của một số nền kinh tế châu Á đang dần cải thiện dù rằng tốc độ phục hồi của hoạt động kinh doanh còn chưa đồng đều bởi vấn đề đại dịch. Chỉ số kinh tế Trung Quốc mới công bố cho thấy xu thế phục hồi, ngoài ra, sản xuất của Hàn Quốc trong tháng 6/2020 cũng phát đi tín hiệu phục hồi mạnh.
Chiến lược gia mảng kinh tế vĩ mô tại State Street tại Boston, bà Emily Weis, nhận xét: “Các nền kinh tế mới nổi châu Á cho đến nay vẫn là điểm sáng trong quá trình phục hồi kinh tế của chúng tôi, có thể nhìn thấy những dấu hiệu phục hồi rõ nét tại Trung Quốc”.
Video đang HOT
Dù rằng tính từ đầu năm cho đến nay, lượng tiền vào cổ phiếu châu Á không nhiều, có dấu hiệu cho thấy quan điểm của nhà đầu tư đang thay đổi. Giá trị mua ròng của khối ngoại với cổ phiếu Hàn Quốc trong tuần kết thúc ngày 29/7/2020 tăng lên mức cao nhất tính từ đầu năm 2020, cùng lúc đó, chứng khoán Nhật đón nhận lượng vốn ròng lớn nhất tính từ tháng đầu năm 2020.
Nhìn chung, rủi ro với chứng khoán châu Á vẫn còn nhiều. Tình trạng lây nhiễm Covid-19 tại Nhật và Australia đang tăng lên. Lợi nhuận doanh nghiệp trong quý 2/2020 cho thấy quá trình phục hồi còn nhiều chông gai. Đối với Citigroup, tổ chức này chuộng đầu tư vào nhóm các nước Mỹ – Latinh hơn châu Á. Theo Citigroup, châu Á chịu nhiều rủi ro từ bất ổn chính trị leo thang do căng thẳng giữa chính trị gia Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
Hoạt động sản xuất các nhà máy của Trung Quốc trong tháng 7/2020 tăng trưởng đến tháng thứ 5 liên tiếp và ở tốc độ nhanh hơn, hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc cao vượt kỳ vọng của các chuyên gia phân tích dù rằng Trung Quốc chịu nhiều tác động gián đoạn do lũ lụt và việc số lượng các ca nhiễm Covid-19 tăng cao trên khắp thế giới.
Theo CNBC, chỉ số PMI của ngành sản xuất Trung Quốc tăng lên mức 51,1 điểm trong tháng 7/2020 từ mức 50,9 của tháng 6/2020. Chỉ số PMI của tháng 7/2020 như vậy cao nhất tính từ tháng 3/2020. Các chuyên gia phân tích đã cho rằng chỉ số PMI sẽ xuống mức 50,7 điểm. Ngưỡng 50 phân định giữa tăng trưởng và suy giảm.
Cho đến nay, Trung Quốc đã rất cố gắng để khôi phục nền kinh tế sau các biện pháp phong tỏa dẫn đến nhiều tuần tê liệt kinh tế, dù rằng giờ đây Trung Quốc cũng đang chật vật với việc số lượng các ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại trong những tháng gần đây. Số lượng các ca nhiễm đang tăng chóng mặt tại Tây Tạng và một số khu vực vùng Đông Bắc.
Số lượng đơn hàng xuất khẩu mới giảm, tuy nhiên tốc độ giảm đã chậm hơn so với tháng trước đó, điều này cho thấy áp lực từ việc nhu cầu bên ngoài suy giảm đang lớn dần. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục sa thải nhân công dù rằng tốc độ sa thải cũng đã chậm lại. Sản xuất tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng.
Kết quả khảo sát của Reuters vào tháng này dự báo GDP tăng trưởng 2,2% trong năm 2020, cao hơn so với ngưỡng 1,8% theo khảo sát vào tháng 4/2020. Số liệu gần đây cho thấy triển vọng sáng sủa hơn.
Các loạt các chỉ báo, từ thương mại cho đến giá sản xuất đều cho thấy sản xuất đang phục hồi, dù vậy các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng các nhà máy có thể có khoảng thời gian khó khăn duy trì động lực sản xuất khi mà nhu cầu yếu đi và lũ lụt tàn phá khắp Trung Quốc.
Lợi nhuận tại một số công ty công nghiệp lớn của Trung Quốc tăng trưởng ở tốc độ nhanh nhất trong 1 năm. Tác động từ đại dịch đã khiến cho nhiều nhà máy hoạt động dưới công suất thực bởi nhu cầu yếu. Chỉ số giá cả tháng 6/2020 giảm đến tháng thứ 5, tuy nhiên tốc độ giảm chậm hơn kỳ vọng của các chuyên gia.
“Chúng tôi tin rằng Bắc Kinh sẽ vẫn duy trì quan điểm nới lỏng trong khoảng thời gian còn lại của năm bởi kinh tế Trung Quốc còn lâu mới phục hồi, bất ổn cũng đang tăng dần”, chuyên gia phân tích tại Nomura nhận định.
Chứng khoán Châu Á mở cửa đi xuống sau số liệu GDP quý II của Mỹ giảm 32,9%
Số liệu mới công bố của chính phủ Mỹ cho thấy GDP quý II/2020 giảm 32,9%, mức giảm kỷ lục trong lịch sử. Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn so với dự đoán 34,7%. Trong khi đó Bộ lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần qua đã lên tới 1,434 triệu người.
Theo hãng tin CNBC, thị trường chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương mở cửa phiên cuối cùng của tháng 7/2020 vời đà giảm sau báo cáo suy giảm GDP kỷ lục trong quý II của Mỹ.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,62% trong đầu phiên, chỉ số Topix giảm 0,72%. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kosspi cũng giảm 0,17% ngay khi mở cửa.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia cũng giảm 0,88%.
Chỉ số MSCI tại Châu Á ngoại trừ Nhật Bản thì đi ngang trong đầu phiên.
Số liệu mới công bố của chính phủ Mỹ cho thấy GDP quý II/2020 giảm 32,9%, mức giảm kỷ lục trong lịch sử. Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn so với dự đoán 34,7%. Trong khi đó Bộ lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần qua đã lên tới 1,434 triệu người.
Sắp tới, chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 7/2020 của Trung Quốc sẽ được công bố và các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao nhằm dự đoán liệu nền kinh tế thứ 2 thế giới có hồi phục được trong đại dịch Covid-19 hay cũng nối gót theo Mỹ.
Các thị trường Singapore, Malaysia và Indonesia đóng cửa phiên 31/7 do nghỉ lễ.
Trên thị trường Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/7 khi giảm 225,92 điểm xuống còn 26.313,65 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,4% xuống còn 3.246,22 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,4% xuống còn 10.587,81 điểm.
Chỉ số US Dollar Index, so sánh giá trị của đồng USD với một rổ các đồng tiền chủ chốt đã giảm từ 93,8 điểm xuống còn 92,784 điểm.
Đồng Yên Nhật cũng tăng giá, từ 1 USD đổi 105,3 Yên xuống còn 104,61 Yên Nhật.
Vào đầu giờ giao dịch tại Châu Á, giá dầu thô đã giảm. Giá dầu Brent đã giảm 0,84% xuống còn 43,3 USD/thùng. Giá dầu thô Mỹ hợp đồng kỳ hạn giảm 0,83% xuống còn 40,25 USD/thùng.
Chỉ số chứng khoán khu vực thị trường mới nổi cho tín hiệu mua vào Theo một số chỉ báo kĩ thuật, thị trường chứng khoán khu vực mới nổi đang có xu hướng tăng điểm. Chỉ số MSCI khu vực thị trường mới nổi (MSCI EM) đang có mẫu hình giao cắt vàng (Golden Cross), đây là một mẫu hình tăng giá được nhìn thấy khi đường MA50 cắt lên đường MA200. Với làn sóng kích thích...