Bloomberg: Đông Nam Á có thể sớm cần một “Kế hoạch B” để đối phó với lạm phát thấp
Lạm phát tại khu vực Đông Nam Á vẫn ở mức thấp, điều này đã đẩy các Ngân hàng Trung ương trong khu vực vào “thế khó”…
Đông Nam Á có thể sớm cần một “ Kế hoạch B” để đối phó với lạm phát thấp. Ảnh: TT.
Theo chia sẻ của Shaun Roache, Chuyên gia kinh tế Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) của S&P, tại Singapore, tỷ lệ lạm phát vẫn nằm dưới các mục tiêu của Ngân hàng Trung ương trong năm 2020. “Các nhà hoạch định chính sách có thể sớm phải suy nghĩ về việc sử dụng các công cụ khác ngoài lãi suất để đạt được các mục tiêu chính sách của họ”, ông nói.
Ông Shaun Roache chia sẻ thêm “Câu chuyện sẽ nhanh chóng chuyển sang ‘Kế hoạch B’. Đó có thể là sự kết hợp giữa việc truyền tải các thông điệp chính sách, công cụ lãi suất và nới lỏng định lượng, điều này sẽ diễn ra ngay cả ở một thị trường mới nổi như Thái Lan,” ông nói trong email. “Và đây có thể là câu chuyện lớn của năm 2020.”
Video đang HOT
Các Ngân hàng Trung ương ở các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Việt Nam đã nới lỏng chính sách tiền tệ vào năm 2019 khi triển vọng tăng trưởng xấu đi. Một số nước có kế hoạch nới lỏng thêm nữa chính sách tiền tệ vào năm 2020. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải cân bằng với các rủi ro ổn định tài chính và tiền tệ.
Dư địa cho việc thực thi các chính sách ở Thái Lan đang thu hẹp nhanh chóng. Ngân hàng Trung ương Thái Lan, vốn giữ nguyên lãi suất chuẩn trong tuần này ở mức 1,25%, đã gặp khó trong việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu 1% – 4% trong bối cảnh đồng tiền nước này lên giá mạnh. Ngân hàng Trung ương Thái Lan dự kiến sẽ thu hẹp biên độ lạm phát mục tiêu, ở mức 1% -3%, theo Standard Chartered.
Tại Indonesia, các nhà hoạch định chính sách sẽ giảm mục tiêu lạm phát xuống còn 2% -4% vào năm 2020, từ mức 2,5% -4,5% trong năm 2019. Phó Thống đốc Ngân hàng Indonesia, Destry Damayanti cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng nền kinh tế này đã phải chấp nhận một chuẩn mực mới, về lạm phát thấp trong lịch sử.
“Việc tăng trưởng ở mức thấp sẽ khiến các quốc gia không tận dung hết năng lực dư thừa, khiến áp lực tăng giá suy yếu”, ông Roache nói.
Theo nhipcaudautu.vn
Bất chấp khủng hoảng, WeWork lên kế hoạch mở thêm 2 địa điểm tại TP. HCM
Dù đang gặp khủng hoảng trên toàn cầu nhưng WeWork cho biết sẽ mở thêm 2 không gian làm việc chung (co-working space) tại TP. HCM, nâng tổng số không gian mà startup này đang sở hữu tại Việt Nam lên con số 4, theo KrAsia.
Thời gian và địa chỉ cụ thể của 2 không gian mới chưa được tiết lộ. Người phát ngôn của WeWork xác nhận thông tin này với KrAsia trong một email: "Điều đó nằm trong kế hoạch thường lệ của chúng tôi. Về cơ bản, hoạt động kinh doanh của chúng tôi vẫn tốt ở Việt Nam và chúng tôi vẫn cam kết tiếp tục thành công tại thị trường này".
Tháng trước, WeWork tuyên bố bổ sung các địa điểm mới ở Singapore và Philippines, với tham vọng tiếp tục chiếm thị phần tại các nền kinh tế đang phát triển nhanh của Đông Nam Á. Trước đó, công ty này đã đầu tư 500 triệu USD vào khu vực (bao gồm cả Hàn Quốc) từ tháng 8/2017.
Kế hoạch này của WeWork được đưa ra trong bối cảnh công ty đang gặp khủng hoảng trên thị trường toàn cầu.
Vào tháng 8/2019, WeWork nộp hồ sơ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Ngay lập tức, thị trường đã chỉ ra những vấn đề tiêu cực trong tình hình kinh doanh suốt 3 năm liền của "kỳ lân" này. Từng được định giá tới 47 tỷ USD, đến ngày 24/9, CEO Adam Neumann phải từ chức khi bị bóc trần hàng loạt bê bối. Giá trị của WeWork rơi từ 47 tỷ USD xuống còn 10 tỷ USD và kế hoạch IPO hoãn vô thời hạn.
Tại Việt Nam, thị trường Coworking Space được đánh giá là có nhiều triển vọng do 90% doanh nghiệp trên thị trường là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời làn sóng startup cũng đem lại số lượng khách hàng đông đảo.
Theo CBRE, thị trường co-working space trong nửa đầu năm 2019 vẫn đang trên đà tăng trưởng nhanh. CBRE thống kê, đến hết quý II, tổng nguồn cung tích lũy của thị trường TP.HCM đạt 46.266 m2 diện tích sàn, tăng 101% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào cuối năm 2019, nâng tỷ lệ co-working space so với tổng nguồn cung văn phòng (penetration rate) từ 2% trong quý II lên đến 5% vào quý IV.
Minh An
Theo Vietnamfinance.vn
Nữ đại gia Thái Lan thâu tóm 34% vốn nhà máy nước sạch Sông Đuống Công ty của nữ đại gia giàu thứ 35 Thái Lan đã chi hơn 2.000 tỷ đồng mua lại 34% vốn tại Nhà máy nước mặt sông Đuống, một trong những nhà máy sản xuất nước sạch lớn nhất hiện nay. Công ty WHA Utility and Power (thuộc sở hữu của Công ty WHA) mới đây đã có thông báo về tiến độ...