Bloomberg: Dịch Covid-19 có thể khiến hầu hết các hãng hàng không phá sản cho tới tháng 5
Các hãng hàng không đang cạn kiệt lượng tiền mặt dự trữ một cách nhanh chóng bởi các máy bay hầu như phải nằm không.
“Đại dịch Covid-19 sẽ khiến hầu hết các hãng hàng không trên toàn thế giới phá sản tới cuối tháng 5 năm nay nếu như chính phủ và ngành công nghiệp này không tiến hành những động thái phối hợp cần thiết để tránh một tình huống như vậy”, một chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực hàng không vừa đưa ra cảnh báo trên tờ Bloomberg.
Nhiều hãng hàng không có thể rơi vào tình trạng phá sản kỹ thuật hoặc vi phạm các giao ước về nợ – Trung tâm tư vấn hàng không có trụ sở tại Sydney nói trong tuyên bố vào ngày thứ 2. Các hãng vận chuyển đang cạn kiệt lượng tiền mặt dự trữ một cách nhanh chóng bởi các máy bay hầu như phải nằm không và không thể bay với hơn một nửa khoang trống.
“Cần có những hành động phối hợp giữa chính phủ và bản thân ngành công nghiệp này – ngay bây giờ – để tránh một thảm họa. “Nếu không, cuộc khủng hoảng sẽ nổi lên giống như bước vào một chiến trường tàn khốc, đầy thương vong”.
Hầu hết các hãng vận chuyển lớn nhất tại Mỹ, Trung Quốc và Trung Đông sống sót là nhờ sự giúp đỡ của chính phủ hoặc sự hỗ trợ từ những chủ sở hữu của họ.
Các hãng hàng không là một trong số những nạn nhân lớn nhất của dịch Covid-19 do lượng khách bay đã giảm mạnh. Nhiều hãng từ America Airlines đến Qantas Airways của Australia đều đã giảm công suất, trong khi đó một vài đơn vị như SAS Ab của Thụy Điển thì tạm thời sa thải hầu hết nhân viên. Flybe – hãng hàng không lớn nhất châu Âu đã sụp đổ.
Các hãng hàng không có thể phải đối mặt với mức thiệt hại doanh thu lên tới 113 tỷ USD trong năm nay theo Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế ước tính.
Theo Trí thức trẻ
Video đang HOT
Ngành hàng không toàn cầu "khốn đốn," Lufthansa hủy 23.000 chuyến bay
Delta Air Lines, hãng hàng không lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, cho biết lượng đặt vé bay của hãng này đã giảm 25-30% trong hai tuần qua và tình hình có thể còn tồi tệ hơn trong thời gian tới.
Hành khách chờ đợi tại sân bay. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các hãng hàng không trên toàn cầu đang có xu hướng cắt giảm các chuyến bay và ngưng các hoạt động tuyển dụng nhân sự, giữa bối cảnh lượng khách đặt vé giảm mạnh và tỷ lệ hủy chuyến gia tăng do sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Giám đốc điều hành hãng hàng không Southwest Airlines Gary Kelly nhận định rằng, dịch COVID-19 có thể khiến hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không tổn thương nặng nề hơn so với cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ.
Hãng hàng không Delta Air Lines ngày 10/3 cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đã giảm mạnh trong tuần qua, tới mức họ dự báo rằng 1/3 số ghế trên các chuyến bay tại Mỹ sẽ bị bỏ trống trong tháng này. Còn United Airlines dự kiến sẽ chịu thua lỗ trong quý 1/2020, lần thua lỗ đầu tiên trong sáu năm qua.
Bên cạnh đó, hoạt động đi lại của doanh nghiệp trên toàn thế giới cũng bị đình trệ do nhiều cuộc họp và hội thảo bị hủy. Trong khi hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cũng ảm đạm cho tâm lý lo ngại của người dân.
Chủ tịch Delta Air Lines, Glen Hauenstein, cho biết, thông thường, các hãng hàng không sẽ tìm cách thu hút khách du lịch bằng cách giảm giá vé, nhưng chính sách này sẽ không hiệu quả với đợt bùng phát dịch COVID-19.
Delta Air Lines, hãng hàng không lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, cho biết lượng đặt vé máy bay của hãng này đã giảm 25-30% trong hai tuần qua và tình hình có thể còn tồi tệ hơn trong thời gian tới.
Hãng tuyên bố sẽ cắt giảm 20-25% các chuyến bay quốc tế và giảm 10-15% số chuyến bay nội địa Mỹ. Mức cắt giảm này gần tương đương với thông báo trước đó của United Airlines.
[Các hãng hàng không thế giới chật vật trong mùa dịch COVID-19]
Delta Air Lines cũng đang triển khai các biện pháp cắt giảm chi tiêu, ngưng tuyển dụng lao động, đề nghị nhân viên nghỉ tự nguyện không lương, hoãn đóng góp lương hưu tự nguyện và đình chỉ hoạt động mua lại cổ phần.
Trong khi đó, hãng hàng không khác của Mỹ là American Airlines tuyên bố sẽ cắt giảm 10% số chuyến bay quốc tế vào mùa Hè này và giảm 7,5% số chuyến bay trong nước vào tháng Tư. Hãng này cũng trì hoãn việc đào tạo phi công và tiếp viên hàng không mới.
United Airlines mới đây đã huy động thêm 2 tỷ USD tín dụng từ các ngân hàng để tăng khả năng thanh khoản từ 6 tỷ USD lên 8 tỷ USD.
Chủ tịch hãng hàng không này Scott Kirby và Giám đốc điều hành Oscar Munoz sẽ không nhận lương cơ bản cho đến tháng 6/2020, trong khi Giám đốc điều hành hãng Southwest Airlines Gary Kelly cho biết ông sẽ chấp nhận giảm 10% mức lương hiện tại.
Máy bay của Hãng hàng không Lufthansa (Đức) chuẩn bị hạ cánh tại sân bay quốc tế Dulles ở Chantilly, Virginia, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tại châu Âu, hãng hàng không lớn nhất của Đức Lufthansa cho biết sẽ hủy tổng cộng 23.000 chuyến bay ngắn, trung bình và đường dài trước ngày 24/4 do sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Việc điều chỉnh này chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến các chuyến bay tới châu Âu, châu Á và Trung Đông. Tuy nhiên, Lufthansa nhấn mạnh rằng dù hủy chuyến nhưng hãng sẽ thận trọng để đảm bảo rằng tất cả các điểm đến ở mọi châu lục đều có thể đến được thông qua các trung tâm Frankfurt, Munich, Zurich, Vienna và Brussels.
Lufthansa tuyên bố sẽ đưa ra lịch bay điều chỉnh sau ngày 25/4. Những khách hàng đã cung cấp thông tin liên lạc sẽ được Lufthansa chủ động thông báo nếu chuyến bay của họ bị hủy.
Kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của Lufthansa đã giảm khoảng 40% và cổ phiếu của hãng nằm trong danh sách các mã cổ phiếu có mức giảm lớn nhất trong chỉ số DAX trên sàn Frankfurt (Đức) trong phiên (11/3).
Hãng hàng không giá rẻ Norwegian Air của Na Uy cho biết, họ sẽ cắt giảm 15% số chuyến bay tới giữa tháng 6/2020 và cắt giảm một "phần đáng kể" lao động. Trong khi đó, hãng Air France-KLM của Pháp cho biết họ đã hủy 3.600 chuyến bay trong tháng này.
Trong khi hãng hàng không quốc gia Phần Lan Finnair, quyết định cho lao động nghỉ việc trong vòng một tháng và hủy 1.400 chuyến bay.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ước tính rằng, dịch COVID-19 có thể khiến doanh thu của các hãng hàng không toàn cầu giảm từ 63 tỷ USD đến 113 tỷ USD trong năm nay, tùy thuộc vào mức độ lan rộng của nó.
Cơ quan này nói thêm, cuộc tấn công khủng bố năm 2001 gây tổn thất nặng nề cho ngành hàng không Mỹ và ít tác động hơn tới các hãng hàng không nước ngoài, nhưng cũng khiến doanh thu của ngành hàng không thế giới giảm khoảng 20 tỷ USD./.
Minh Trang-Vân Anh
(Theo TTXVN/Vietnam )
VIB đã giảm 2500 tỷ đồng lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp bị dịch COVID-19 Theo lãnh đạo VIB, theo ước tính ban đầu, ngân hàng này sẽ có khoảng gần 6.500 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Giao dịch tại VIB. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Quốc tế (VIB) chủ động cập nhật tình hình, đánh giá các tác động tiêu...