Bloomberg đánh giá Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất châu Á năm 2022
Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất châu Á trong năm 2022, báo hiệu sự khởi sắc bất chấp những rủi ro từ nguy cơ suy thoái toàn cầu.
Người dân và du khách tụ tập ăn uống tại phố Tạ Hiện, Hà Nội. Ảnh: Bloomberg
Đó là bình luận mới nhất của hãng tin chuyên về tài chính Bloomberg sau khi Việt Nam chính thức công bố tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 8,02% trong năm nay.
Chỉ số này đã tăng nhanh hơn mục tiêu tăng trưởng ban đầu của chính phủ là 6% – 6,5% và được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng 5,92% nhanh hơn dự kiến trong quý cuối cùng.
Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam, ngành sản xuất tăng trưởng 8,1% trong năm nay và là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Sức bật mạnh mẽ trong các ngành dịch vụ cũng đã góp phần hỗ trợ tăng trưởng chung.
Video đang HOT
Theo Bloomberg, kết quả tốt hơn mong đợi trên đã giúp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thêm dấu hiệu để theo dõi trước khi quyết định điều chỉnh chính sách tiền tệ thay vì thắt chặt.
Tờ báo của Mỹ cũng đã trích dẫn một số số liệu quan trọng vừa được công bố ngày 29/12, trong đó có sản xuất vào cuối tháng 12 tăng 8,1% so với một năm trước đó. Xuất khẩu tháng 12 giảm 14% so với một năm trước, trong khi nhập khẩu giảm 8,1%.
Giá tiêu dùng tăng 4,55% trong tháng 12 so với một năm trước đó. Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu hạn chế mức tăng giá trung bình ở ngưỡng 4% trong năm nay. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính tăng 13,5% trong năm nay lên 22,4 tỷ USD.
Ngày 14/12, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ABD) đánh giá nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn, cũng như là các dự báo rủi ro về triển vọng kinh tế đã tăng lên. ADB dự báo mức tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam là 6,3% khi các đối tác thương mại lớn khác chứng kiến mức tăng trưởng chậm lại.
Bà Bùi Thúy Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh để kiểm soát lạm phát trong năm tới.
Thủ tướng Thái Lan ca ngợi thành công chung của tất cả các nền kinh tế APEC
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã khép lại trưa 19/11 với Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC nhấn mạnh quyết tâm đẩy mạnh hợp tác phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, bền vững và bao trùm, kết nối toàn diện.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha chủ trì Phiên họp thứ hai - Tuần lễ Cấp cao APEC 2022. Ảnh minh họa: Thống Nhất/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo ngay sau khi hội nghị kết thúc, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha bày tỏ lòng cảm kích sâu sắc tới Hoàng gia, Nhà vua và Hoàng hậu Thái Lan đã tiếp kiến các nhà lãnh đạo APEC và phu nhân, phu quân của họ tại Cung điện Hoàng gia trong tối 18/11. Thủ tướng khẳng định việc này đã mang lại niềm vui cao nhất tới các đoàn đại biểu và toàn thể người dân Thái Lan.
Nhấn mạnh Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 29 đã kết thúc thành công, Thủ tướng Prayut nói đây là một thành công chung của tất cả các nền kinh tế cùng tất cả những người có liên quan tới hội nghị này, tất cả những người đã liên tục làm việc miệt mài suốt tuần qua trong bối cảnh tình hình thế giới bất ổn, từ đó giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và tương lai khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong Tuần lễ cấp cao APEC từ ngày 14-19/11, Thái Lan đã chào đón các nhà lãnh đạo APEC và phu nhân, phu quân, cùng hơn 5.000 khách mời cùng đội ngũ báo chí, truyền thông nước ngoài. Đây là lần đầu tiên trong vòng 4 năm qua, các nền kinh tế APEC tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp. Thủ tướng Thái Lan cho biết tại hội nghị, các nhà lãnh đạo APEC cũng thảo luận với các khách mời, bao gồm Tổng thống Pháp, Hoàng thái tử Saudi Arabia cũng như đại diện khối tư nhân từ Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC).
Thủ tướng Prayut chia sẻ ông cũng đã nghe quan điểm của các đại diện giới trẻ từ Tiếng nói tương lai APEC 2022, lưu ý rằng vấn đề vũ khí hạt nhân cũng đã được các đại biểu và bản thân ông đề cập tới trong hội nghị.
Thủ tướng Prayut thông báo ông đã cùng lãnh đạo các nền kinh tế APEC thông qua Tuyên bố chung các nhà lãnh đạo APEC 2022, phản ánh những nội dung hoạt động của APEC 2022 trong suốt một năm qua với khái niệm mô hình kinh tế Sinh học - Tuần hoàn - Xanh được coi như một động lực thúc đẩy hướng tới những kết quả thực chất.
Về 3 nội dung chính trong chủ đề của Năm APEC 2022 là Mở - Kết nối - Cân bằng. Với nội dung thứ nhất, "Mở", APEC đã chuẩn bị một kế hoạch công tác nhiều năm để tiếp tục đối thoại về Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) trong bối cảnh hậu COVID-19 trên toàn cầu và chuẩn bị sẵn sàng trước các vấn đề đầu tư mới. Với nội dung "Kết nối", APEC đã điều chỉnh các nội dung về du lịch xuyên biên giới xuyên suốt và an toàn để chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Và với nội dung cuối cùng, "Cân bằng", lãnh đạo các nền kinh tế APEC đã thông qua "Các mục tiêu Bangkok" về mô hình kinh tế BCG để đặt nền móng và hệ thống để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực một cách toàn diện, bền vững và thân thiện môi trường.
Thủ tướng Thái Lan tuyên bố đến thời điểm này, năm Thái Lan làm chủ nhà APEC đã chính thức kết thúc và ông đã trao lại nhiệm vụ nền kinh tế chủ nhà APEC năm 2023 cho Mỹ. Nhà lãnh đạo Chính phủ Thái Lan cũng bày tỏ tin tưởng rằng Mỹ sẽ tiếp tục các sáng kiến của Thái Lan, đặc biệt là trong nội dung phát triển kinh tế toàn diện và bền vững.
Tiễn biệt nhà Việt Nam học kỳ cựu, chuyên gia Biển Đông nổi tiếng người Nga Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 11/9, tại Bệnh viện Lâm sàng thành phố số 79 mang tên Yudin ở thủ đô Moskva (Nga) đã diễn ra lễ viếng Phó Tiến sĩ khoa học lịch sử Grigory Mikhailovich Lokshin, nhà Việt Nam học kỳ cựu, chuyên gia nổi tiếng của Nga về Biển Đông, nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung...