Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam thuộc nhóm hút mạnh vốn ngoại ở châu Á
Các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ mạnh tiền vào các thị trường chứng khoán chủ chốt ở khu vực châu Á không bao gồm Trung Quốc.
Ành minh họa.
Lượng vốn ròng mà các thị trường này hút được từ khối ngoại trong quý 4 đã đạt mức cao nhất trong 7 năm, trong bối cảnh hy vọng về vaccine Covid-19 thúc đẩy tâm lý ham thích rủi ro trên toàn cầu.
Theo hãng tin Bloomberg, 9 thị trường khu vực – gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam – đã thu hút 48 tỷ USD vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian từ ngày 1/10, mức cao nhất kể từ quý 4/2013.
Trong đó, Nhật Bản là thị trường được khối ngoại rót nhiều vốn nhất, đạt 27,4 tỷ USD, trong khoảng thời gian trên. Tiếp đó là Ấn Độ với 9,2 tỷ USD vốn ngoại, và Hàn Quốc với 6,4 tỷ USD.
Loạt tin về kết quả thử nghiệm khả quan các vaccine ngừa Covid-19 đã bổ sung động lực cho sự tăng điểm của chứng khoán châu Á, đúng vào lúc thị trường đã hào hứng bởi việc ông Joe Biden được dự báo đắc cử Tổng thống Mỹ và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết.
Các chỉ số chứng khoán chính của Ấn Độ và Hàn Quốc đã đạt đỉnh cao mọi thời đại trong tháng 11 này. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật đạt mức cao nhất 29 năm khi giới đầu tư mua mạnh những cổ phiếu chu kỳ đã giảm giá sâu trước đó.
Video đang HOT
Dòng vốn vào/ra theo từng quý tại nhóm 9 thị trường chứng khoán chủ chốt ở châu Á (không tính Trung Quốc) gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Đơn vị: tỷ USD – Nguồn: Bloomberg.
“Cuộc đuổi bắt sự tăng điểm của thị trường có thể tiếp tục, khi nhà đầu tư điều chỉnh danh mục theo hướng ưu tiên những nhóm cổ phiếu chu kỳ. Đây là những cổ phiếu được cho sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ sự đột phá về vaccine”, chiến lược gia Margaret Yang thuộc DailyFX phát biểu. “Tình hình dịch bệnh được kiểm soát khá tốt tại châu Á-Thái Bình Dương có thể cũng là một nhân tố củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào khu vực này”.
Trong khi đó, sự tăng điểm tốt hơn của chứng khoán châu Á nói chung, bao gồm cả Trung Quốc, trong tháng này đã giúp đưa thị trường khu vực vượt qua chứng khoán Mỹ về mức tăng điểm từ đầu năm. Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương hiện tăng 12% từ đầu năm, so với mức tăng 11% của chỉ số S&P 500.
Dòng vốn ngoại chảy vào chứng khoán châu Á cũng cho thấy giới đầu tư đang đón đầu một sự phục hồi lợi nhuận của các công ty niêm yết – theo ông Kieran Calder, trưởng bộ phận nghiên cứu chứng khoán châu Á thuộc Union Bancaire Privee.
Lo ngại về triển vọng nhu cầu phủ bóng đen lên thị trường dầu thế giới
Yếu tố lớn nhất chi phối thị trường trong tuần qua là cuộc họp của Ủy ban cấp bộ trưởng của OPEC để đánh giá việc thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu, diễn ra vào ngày 19/8.
Một cơ sở khai thác dầu ở Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Tuần qua, giá dầu thế giới chịu nhiều áp lực do đồng USD mạnh lên và nhà đầu tư thận trọng đánh giá về đà phục hồi của nhu cầu dầu mỏ cũng như hiệu quả của chính sách giảm sản lượng của liên minh giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu ngoài khối, còn gọi là OPEC .
Nhìn chung, yếu tố lớn nhất chi phối thị trường trong tuần qua là cuộc họp của Ủy ban cấp bộ trưởng của OPEC để đánh giá việc thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu, diễn ra vào ngày 19/8.
OPEC đã điều chỉnh mức cắt giảm sản lượng xuống 7,7 triệu thùng/ngày từ tháng Tám.
Những số liệu thống kê đưa ra trước thềm cuộc họp cho thấy mức độ tuân thủ của các nước tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến tháng 7/2020 là vào khoảng 95%, một mức cao theo quy định của OPEC, đã giúp thúc đẩy đà tăng giá của "vàng đen" trong phiên đầu tuần (17/8).
Tuy nhiên, tâm lý lạc quan của nhà đầu tư không kéo dài, khi các bộ trưởng dầu mỏ nhận định tốc độ phục hồi của thị trường dầu mỏ dường như đang chậm hơn so với dự đoán do những rủi ro liên quan đến việc dịch COVID-19 kéo dài.
Bên cạnh đó, biên bản cuộc họp tháng Bảy của Fed công bố ngày 19/8 cũng cho thấy các quan chức của cơ quan này lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ sẽ cần thêm các biện pháp hỗ trợ mới để chống lại cuộc suy thoái do dịch COVID-19 gây ra.
Nhu cầu nhiên liệu yếu của Mỹ cùng với nguy cơ một đợt bùng phát thứ hai kéo dài của đại dịch COVID-19 có thể gây rủi ro lớn cho sự phục hồi của thị trường dầu mỏ.
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 1,6 triệu thùng trong tuần trước, nhưng nhu cầu nhiên liệu của nước này trong 4 tuần gần đây đã giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhà phân tích cấp cao Phil Flynn tại Price Futures Group (Chicago, Mỹ) cho rằng sự sụt giảm nhu cầu đối với xăng dầu là mối quan ngại lớn vì điều duy nhất có thể thúc đẩy sự phục hồi của thị trường dầu mỏ là nhu cầu.
Hãng tin Reuters đưa tin một số nước thuộc OPEC sẽ cần cắt giảm thêm 2,31 triệu thùng dầu/ngày để giải quyết tình trạng dư cung thời gian gần đây.
Bên cạnh đó, thị trường ít nhiều chịu tác động sau khi Mỹ công bố số liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu bất ngờ tăng hơn 1 triệu đơn trong tuần kết thúc vào ngày 15/8. Thông tin này càng củng cố cho nhận định của Fed rằng tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.
Bên cạnh đó, theo các nhà phân tích, đồng USD lên giá trong tuần này cũng gây áp lực lên giá dầu và khiến giá "vàng đen" dao động trong biên độ hẹp thời gian gần đây.
Kể từ giữa tháng Sáu, giá dầu Brent giao dịch trong khoảng 40-46 USD/thùng, còn giá dầu WTI dao động từ 37-43 USD/thùng.
Khép lại phiên giao dịch cuối tuần 21/8, giá dầu Brent hạ 1,2% xuống 44,35 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,1% xuống 42,34 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu WTI tăng 3 xu Mỹ, hay 0,1% còn giá dầu Brent mất 1%, theo Market Watch.
Trong các thông tin mới nhất, công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes Inc công bố báo cáo hàng tuần cho hay lượng giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ trong tuần này đã tăng 11 lên 183 giàn, chấm dứt chuỗi giảm trong ba tuần trước.
Số lượng giàn khoan đã giảm mạnh trong năm nay khi giá dầu thô lao dốc do ảnh hưởng của COVID-19, với số lượng giàn khoan giảm 571 chiếc so với cùng thời điểm năm ngoái.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Eurozone do công ty nghiên cứu IHS Markit công bố cho thấy hoạt động kinh tế của khu vực đang chậm lại, trong khi các số liệu từ Nhật Bản cũng cho thấy hoạt động kinh tế tại đây tiếp tục giảm.
Trong khi đó, sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 mới tại nhiều khu vực của châu Âu và các nơi khác đã phủ bóng đen lên triển vọng của nhu cầu năng lượng. Các nhà phân tích cho biết tại châu Á, xu hướng cắt giảm hoạt động lọc dầu do nhu cầu nhiên liệu yếu cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại./.
Chứng khoán tuần tới có bứt phá? Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) đánh giá thi trương co khả năng bưt phá khoi vung tich luy đã keo dai trong 2 tuân vưa qua, nhưng mưc dao đông hep. Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) khá lạc quan sau khi tổng kết thị trường chứng khoán tuần này và dự báo xu hướng chứng khoán tuần...