Bloomberg: Bamboo Airways niêm yết vào quý IV/2020
Theo tin từ Bloomberg, Bamboo Airways đang lên kế hoạch đặt mua động cơ thế hệ mới của Tập đoàn General Electric (Mỹ) cho đội máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner, và tiếp tục mở rộng hoạt động trong bối cảnh dịch Covid-19 đã cơ bản được chặn đứng tại Việt Nam.
Ảnh: Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, Chủ tịch Bamboo Airways phát biểu trong khuôn khổ Hội thảo “Thời điểm vàng khám phá vẻ đẹp Việt” tại quần thể nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn (Thanh Hoá).
Thuê thêm máy bay
Cụ thể, trao đổi với Bloomberg, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Bamboo Airways cho biết, hãng đang lên kế hoạch đặt mua 60 động cơ GE và các dịch vụ liên quan trong năm 2020, với tổng trị giá 2 tỷ USD, phục vụ đội bay Boeing 787-9 Dreamliner mà hãng đang đặt hàng.
Ông cũng cho biết, Bamboo Airways dự kiến niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam trong quý 4/2020, sau khi từng phải hoãn lại tiến độ do dịch Covid-19 trong quý 2 năm nay.
Bamboo Airways cũng sẽ thuê thêm máy bay trong năm nay để phục vụ kế hoạch mở rộng, thay vì mua thêm. Hiện hãng đang vận hành 45 – 50 chuyến bay nội địa/ngày, dự kiến sẽ tăng lên hơn 100 chuyến/ngày vào đầu tháng Sáu, ngang 80% tần suất giai đoạn trước dịch bệnh.
Mặc dù ảnh hưởng từ dịch bệnh buộc Bamboo Airways phải giảm tần suất bay, dẫn tới khoản lỗ hơn 1,5 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2020, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 đã cơ bản được chặn đứng tại Việt Nam, Chủ tịch Bamboo Airrways đặt mục tiêu hãng sẽ tăng gần gấp đôi số đường bay nội địa, lên con số 60 đường bay cho đến hết năm 2020, và tăng số đường bay quốc tế từ 6 đường bay lên 25. Trong đó, dự kiến đường bay Mỹ sẽ được tái khởi động vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.
Kế hoạch khả thi
Các cơ quan quản lý tại Việt Nam đang nới lỏng trở lại dịch vụ hàng không sau khi đồng loạt tạm dừng các đường bay vào tháng Tư. Cho dù, hầu hết các đường bay quốc tế vẫn chưa mở cửa trở lại, hành khách trở về từ nước ngoài phải cách li 14 ngày.
Trả lời Bloomberg, người đứng đầu Bamboo Airways đánh giá, thị trường hàng không Việt Nam đang hồi phục nhanh bậc nhất khu vực, hầu hết hành khách sẽ cảm thấy an tâm khi di chuyển bằng máy bay trở lại, khi số lượng ca nhiễm Covid-19 đã được chặn đứng trong cộng đồng.
Video đang HOT
Trước khi xảy ra dịch bệnh, Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới. Các hãng hàng không nội địa phục vụ 55 triệu lượt khách trong năm 2019, tăng 11% so với cùng kỳ, theo số liệu của Chính phủ.
Ông Trịnh Văn Quyết dự đoán du lịch nội địa sẽ tăng trưởng vì chưa có khách quốc tế vào thị trường. “Đây là kế hoạch khả thi, vì chúng tôi ghi nhận nhu cầu đi lại nội địa đang hồi phục”, ông nói.
Nhận định về dự báo này, ông Brendan Sobie, chuyên gia phân tích hàng không độc lập tại Singapore cho rằng đây là điều dễ hiểu vì ngay từ ban đầu, Bamboo Airways đã thể hiện mục tiêu lớn. Ông lấy ví dụ về việc Bamboo Airways đã lựa chọn đi vào hoạt động trong năm 2019, khi VietJet và Vietnam Airlines vốn vẫn đang cạnh tranh khốc liệt.
Bloomberg đưa tin Vietnam Airlines ghi nhận lỗ 2,61 nghìn tỷ đồng trong quý I, Vietjet Air lỗ ròng 989,5 tỷ đồng. Bộ Giao thông – Vận tải thông báo tạm thời không xem xét thành lập hãng hàng không mới để tập trung vào công tác vực dậy thị trường sau dịch bệnh.
Các tập đoàn có sếp bị công an sờ gáy làm ăn như thế nào?
Từ đầu năm đến nay có nhiều cú "ngã ngựa" của các sếp lớn doanh nghiệp.
Cổ phiếu PTL của Petroland tăng đột biến, nhưng kinh doanh vẫn chưa mấy khởi sắc
Gần đây nhất là vụ "ngã ngựa" của sếp CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland, PTL). Ngày 2/10, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Bùi Minh Chính, Chủ tịch HĐQT của Petroland để điều tra về hành vi "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Kết quả điều tra bước đầu xác định, trong giai đoạn 2012 - 2018, với tư cách là Giám đốc Petroland, ông Chính đã ký hợp đồng, duyệt thanh toán nhiều hợp đồng môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn nhà đất và ký hợp đồng bán bất động sản của Petroland trái quy định pháp luật, gây thiệt hại cho Petroland gần 100 tỷ đồng.
Tưởng chừng như thông tin Chủ tịch "ngã ngựa" lan truyền, thị trường sẽ phản ứng và kéo giá cổ phiếu đi xuống nhưng cổ phiếu PTL của Petroland bất ngờ tăng giá trong phiên giao dịch 3/10. Theo đó, cổ phiếu PTL tăng 6,92% đạt 4.480 đồng/cp.
Sau khi đat mưc đinh 5.790 đồng/cp (phiên 28/10), gia mã nay liên tuc giam manh. Đên phiên chiêu 7/11, cô phiêu PTL đang đươc giao dich ơ mưc gia 4.030 đông/cp, tăng 20% kể từ ngày vị Chủ tịch bị bắt.
Diễn biến cổ phiếu PTL trong 1 năm qua.
Về kêt qua kinh doanh quy 3/2019, Petroland ghi nhận lai rong gân 763 triệu đông, trong khi cùng kỳ lô rong gân 1,1 ty đông, nhơ co khoan thu nhâp tư phat vi pham hơp đông hơn 4 ty đông.
Luy kê 9 thang, Petroland báo doanh thu hơn 32 ty đông va lô rong hơn 5 ty đông. Nếu quý 4 vẫn tiếp tục lỗ thì Công ty phải đôi diên vơi nguy cơ bi huy niêm yêt.
Hoạt động kinh doanh chính thua lỗ, VEAM được "cứu" bởi cổ tức từ các liên doanh
Tháng 8/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, VEA) và một số đơn vị thành viên.
Cùng ngày, C03 đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét đối với ông Trần Ngọc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc VEAM; Lâm Chí Quang, nguyên Tổng giám đốc; Vũ Từ Công, Phó tổng giám đốc; và Nguyễn Mạnh Chung, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn máy kéo nông nghiệp, cùng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại điều 219 bộ luật Hình sự năm 2015.
Phản ứng lại với thông tin trên, cổ phiếu VEA được giao dịch khá bình lặng, chỉ có vài "gợn sóng" nhỏ. Chốt phiên 7/11, cổ phiếu VEA có giá 50.200 đồng/cp, giảm 14% kể từ tháng 8/2019 khi đối mặt với loạt lùm xùm trên.
Diễn biến cổ phiếu VEA trong 1 năm qua.
VEAM hiện đang sở hữu 30% cổ phần Honda, 20% cổ phần Toyota, 25% cổ phần Ford và đây cũng là nguồn lợi nhuận chủ yếu của công ty trong nhiều năm qua.
Theo đó, hoạt động kinh doanh chính thua lỗ, VEAM được "cứu" bởi cổ tức từ các liên doanh. Doanh thu thuần của VEAM đạt 1.111 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ, giá vốn kinh doanh cao, lên đến hơn 1.115 tỷ đồng nên Công ty lỗ gộp gần 5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, phần lãi trong các công ty liên doanh, liên kết đã cứu kết quả kinh doanh kỳ này của VEAM khi mang về khoản lợi nhuận hơn 1.600 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2018.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2019, VEAM đạt doanh thu 3.352 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận đến từ công ty liên doanh, liên kết và tiền gửi nên lợi nhuận sau thuế của VEAM tăng lên hơn 5.151 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính đến 30/9, tổng giá trị tài sản của VEAM là 31.044 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả chiếm tỷ trọng không đáng kể, chỉ hơn 1.200 tỷ đồng. Do nhận cổ tức lớn từ các công ty liên doanh, liên kết nên VEAM sở hữu 14.935 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn, chưa kể 4.677 tỷ đồng phải thu tiền cổ tức và lãi hỗ trợ vốn...
Nhiệt điện Quảng Ninh: Cổ phiếu vẫn tăng
Ngày 25/3, Công an tỉnh Quảng Ninh thông báo đã bắt khẩn cấp ông Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) về hành vi "lạm dụng chức vụ, quyền hạn".
Công an tỉnh Quảng Ninh không nói rõ hành vi "lạm dụng chức vụ, quyền hạn" của ông Hạnh là gì và cho biết thêm rằng cơ quan điều tra mới "khởi tố vụ án, nhưng chưa khởi tố bị can".
Mặc dù xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực xoay quanh vấn đề Chủ tịch bị nhưng cổ phiếu QTP khi ấy vẫn được giao dịch bình thường, có xu hướng tăng trưởng. Tính chung trong 1 năm qua vẫn ghi nhận mức tăng 34%, hiện đang quanh mức 11.300 đồng/cp.
Diễn biến giá cổ phiếu QTP trong 1 năm qua.
Còn về tình hình kinh doanh, tuy ghi nhận lỗ trong quý 3 chỉ hơn 5 tỷ đồng, cải thiện hơn rất nhiều so với số lỗ 311 tỷ đồng cùng kỳ.
Doanh thu trong kỳ đạt 2.268 tỷ đồng, tăng 51% so với quý 3/2018, trong khi chi phí giá vốn bỏ ra hết 2.149 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp còn 119 tỷ đồng - cải thiện hơn rất nhiều so với số lỗ gộp 10 tỷ đồng ghi nhận quý 3 năm ngoái.
Nhiệt điện Quảng Ninh được biết đến xưa giờ được biết đến phải chịu áp lực về nợ vay. Tuy nhiên, trong quý này đã khởi sắc, bằng chứng là chi phí tài chính giảm 167 tỷ đồng, tương ứng giảm 59%, trong đó chủ yếu do giảm chi phí lãi vay và không ghi nhận khoản lỗ tỷ giá 145 tỷ đồng như cùng kỳ (quý 3 năm nay lỗ tỷ giá chưa đến 14 tỷ đồng).
Lũy kế 9 tháng, Công ty có doanh thu thuần đạt 7.385 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018, lãi ròng đạt 264,7 tỷ đồng, tăng đột biến so với số lỗ hơn 35 tỷ đồng cùng kỳ.
Tính đến ngày cuối quý 3, Nhiệt điện Quảng Ninh vẫn ghi nhận lỗ lũy kế gần 235 tỷ đồng. Tuy nhiên, Công ty còn nguồn thặng dư vốn cổ phần hơn 230 tỷ đồng.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Vietcombank lọt tốp 1.000 công ty niêm yết lớn nhất thế giới Vietcombank là ngân hàng Việt duy nhất có mặt trong tốp 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu do tạp chí Forbes bình chọn. Vietcombank đã được ghi nhận tại bảng xếp hạng "The World's Largest Public Companies 2020" của Forbes. Trong số các công ty Việt Nam được vinh dự chọn vào bảng xếp hạng, Vietcombank xếp hạng cao nhất...