Bloodborne: Thoát khỏi cái bóng Dark Souls
Bloodborne có thể nói là sản phẩm hội tụ tất cả những tinh túy trong nghệ thuật thiết kế game hành động của From Software.
Sản phẩm của studio From Software luôn được tán dương vì dám từ bỏ lối thiết kế game phổ biến hiện nay. Họ không dựa vào những màn cắt cảnh dài dòng, không cố gắng mang đến trải nghiệm điện ảnh thông qua các nút bấm Quick Time Event nhàm chán, không đối xử với người chơi như những tay gà mờ bằng mớ hướng dẫn chi tiết từng li từng tí… Đơn giản, From Software luôn để người chơi tự khám phá thông qua những sai lầm của chính bản thân và từng bước đi đến chiến thắng.
Demon’s Souls, Dark Souls và nay là Bloodborne – tất cả đều tuân theo công thức này. Tựa game độc quyền đáng chú ý đầu tiên trên PS4 phát hành ngày 24/3 vừa qua ném người chơi vào một thế giới đầy rẫy hiểm nguy mang tên Yarnham, nơi dịch bệnh kì lạ đã biến tất cả cư dân bên trong trở thành những sinh vật gớm ghiếc. Câu chuyện đằng sau Yarnham được kể phần lớn thông qua các đoạn hội thoại với NPC, những dòng mô tả kèm theo đồ vật mà bạn thu thập được suốt dọc đường đi cùng một số lượng hiếm hoi các đoạn cắt cảnh.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Bloodborne và người anh em Dark Souls là việc nhân vật trang bị vũ khí ở cả hai tay. Bên trái là các loại súng, trong khi tay phải dành cho loại đồ chơi đặc biệt mà game gọi là “Trick Weapon”. Trick Weapon có khả năng thay đổi qua lại giữa vài hình dạng, ví dụ như từ kiếm trở thành búa tạ, rìu thành giáo, kiếm biến thành roi… Mỗi loại lại có ưu nhược điểm riêng, và làm quen với chúng cũng như sử dụng sao cho hiệu quả trong chiến đấu đã khiến gameplay của trò chơi trở nên hết sức thú vị.
Bên cạnh đó, sự thiếu vắng các loại khiên sẽ khiến cho những gamer Dark Souls kinh nghiệm nhất cũng phải thay đổi lối chơi trong Bloodborne. Bạn cần phải liên tục di chuyển, tránh né và tấn công thay vì kiểu nấp sau lá chắn và chờ thời cơ phản đòn như trước. Chưa kể cơ chế Counter nay bị phụ thuộc vào hệ thống mới gọi là “Visceral Attack”.
Cụ thể tương ứng với mỗi loại quái vật, sẽ có một thời điểm nhất định khi chúng tấn công mà bạn có thể bắn súng để lập tức ngắt đòn thế đó, đồng thời gây choáng trong vài giây (một âm thanh đặc trưng sẽ phát ra khi thực hiện thành công). Điều khiển nhân vật đứng trước mặt kẻ thù lúc này, bạn có thể tung ra Visceral Attack để gây lượng sát thương lớn. Cảm giác này rất đã tay và góp phần đẩy nhịp độ game lên cao hơn so với Dark Souls.
Video đang HOT
Một cơ chế thú vị nữa của Bloodborne là “Regain Attack”. Ngay khi bị trúng đòn, người chơi có một khoảng thời gian ngắn để “trả đũa” và hồi phục lại lượng máu bị mất. Điều này khuyến khích người chơi liên tục tấn công đối phương thay vì lối đánh phòng thủ phản công an toàn.
Về khía cạnh nhập vai, Bloodborne tỏ ra đơn giản hơn so với những người anh em của mình. Nhân vật có ít chỉ số hơn, hệ thống item không phong phú bằng, đặc biệt là phần giáp trụ. Không còn những bộ armor kín mít từ đầu đến chân, chàng thợ săn quỷ của chúng ta luôn xuất hiện trong bộ áo khoác dài tạo cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát đồng thời cũng tỏ ra ăn nhập hơn với bối cảnh gợi nhớ tới châu Âu thời kì công nghiệp hóa.
Khung cảnh trong Bloodborne được thiết kế tương đối đa dạng từ những con phố hoang vắng, nghĩa địa âm u, rừng rậm đến các tòa lâu đài đồ sộ bỏ hoang, tất cả đều mang màu sắc đen tối nhất có thể. Đồng hành cùng những môi trường chết chóc ấy là hệ thống quái vật được khắc họa đầy vẻ ghê rợn nhưng vẫn mang dáng dấp của con người, những sinh vật cổ quái trước đây từng là cư dân của Yarnham.
Bên cạnh phần chiến dịch, người chơi còn có thể tham gia vào “Chalice Dungeon” – những bản đồ được tạo ra một cách ngẫu nhiên nhưng có địa hình phức tạp giống như mê cung. Khám phá và tiêu diệt kẻ thù ở nơi đây, bạn có cơ hội nhận được nhiều vật phẩm giá trị, đồng thời có những chi tiết không hề xuất hiện ở bên ngoài. Hệ thống này thực sự làm tăng giá trị chơi lại của Bloodborne lên rất nhiều.
Một điểm trừ dễ nhận thấy ở Bloodborne là thời gian nạp màn khá lâu. Nếu như để nhân vật chết hoặc di chuyển nhanh từ khu vực này sang khu vực khác, bạn sẽ phải chờ khoảng 30 giây để tiếp tục cuộc chơi, không dễ chịu chút nào và dễ gây tâm lý ức chế ở những màn đấu trùm.
Kết
Dù là khám phá ra những bí ẩn đằng sau thành phố Yarnham hay vượt qua một trận đấu trùm khó nhằn, Bloodborne đều khiến bạn cảm thấy vui sướng vì những thử thách ấy bị vượt qua bởi nỗ lực của chính bạn chứ không phải ai khác. Các fan của Dark Souls có thể cảm thấy không hài lòng về những chi tiết giản lược, trong khi người mới dễ dàng gặp trở ngại vì độ thử thách của nó, nhưng có một điều không thể phủ nhận rằng Bloodborne là một thử nghiệm thành công của From Software.
Theo Gamek
Bloodborne - Một Dark Souls phong cách Van Helsing
Vừa qua, nhà phát triển From Software đã tung ra video gameplay dài 6 phút của tựa game được cho sẽ là một quả bom tấn của năm - Bloodborne.
Bloodborne đưa người chơi tới một thế giới âm u, hoang tàn đậm chất Gothic với đầy rẫy kẻ thù, mọi ngóc ngách đều văng vẳng tiếng gọi tử thần. Người xem có thể thấy rất rõ một vài điểm quen thuộc từ một tựa game cũng được chính hãng From Software phát triển, đó là Dark Souls.
Gameplay của Bloodborne vẫn kế thừa những tinh hoa từ người tiền nhiệm của mình với phong cách chiến đấu dựa trên việc canh thời điểm (timing), phản đòn (counter) và bị hạn chế số đòn đánh bởi thanh thể lực (stamina). Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy rằng, thay vì phải sử dụng những vật phẩm hồi máu, Bloodborne lại áp dụng phương thức "hút máu" của đối thủ để duy trì lượng máu của mình.
Điều này có thể sẽ là một lợi thế cho người chơi ở những màn khan hiếm vật phẩm hồi máu hoặc phải liên tục trải qua nhiều trận đánh khốc liệt. Đây có thể xem là một nét riêng của tựa game này so với Dark Souls.
Cleric Beast - một con trùm trong game.
Nhưng không chỉ kế thừa những tinh hoa của Dark souls, Bloodborne còn nâng tầm của những trận đánh trở nên nghẹt thở hơn bằng việc nâng cấp hình ảnh và âm thanh ấn tượng. Hình ảnh của những con quái vật được thiết kế tỉ mỉ, toát đầy vẻ ghê rợn, những đòn đánh dữ dội cùng hiệu ứng bắt mắt.
From Software đã đầu tư rất nhiều vào phần hình ảnh cũng như mặt âm thanh. Có thể nói, âm thanh chính là điểm nổi bật nhất của Bloodborne so với "người đàn anh" Dark souls. Mặc dù chỉ qua video gameplay, bạn có thể nghe tiếng gió hú dọc những con đường hoang vắng, tiếng sói tru xa xa, những tiếng rên rỉ quái gở. Đặc biệt là tiếng thét của con quái vật Cleric Beast khi bị trúng đòn, âm thanh đó khiến người chơi gần như choáng ngộp và xen lẫn cạnh đó là bản nhạc nền hùng tráng càng khiến trận thư hùng thêm nghẹt thở.
Không còn nghi ngờ gì nữa, From software sắp đem đến cho chúng ta một bom tấn thực thụ. Bloodborne sẽ là tựa game đáng mong chờ nhất cho những người hâm mộ loạt game Demon's souls, Dark Souls và những người tìm kiếm một game nhập vai hành động hấp dẫn. Game dự tính sẽ được phát hành trên hệ máy PS4 vào đầu năm 2015.
Theo Gamek
Cùng xem gameplay mới của Bloodborne Bloodborne - tựa game đến từ hãng phát triển Dark Souls và Demon's Souls dành cho PS4.Tại kì E3 2014 vừa qua, những hình ảnh xây dựng chủ yếu bằng CGI đã được From Software lựa chọn để giới thiệu cho sản phẩm mới nhất của mình - Bloodborne, tựa game hứa hẹn sẽ tiếp nối phong cách nhập vai hành động rất...