Blog chứng khoán: Tiền vào cực lớn
Không phải yếu tố nước ngoài, cũng không phải thỏa thuận, dòng vốn nội hôm nay mới thật sự ấn tượng…
Thị trường ngày 2/10/2018:
Giao dịch tiếp tục thể hiện quan điểm chốt lời đang thắng thế. Việc một vài mã tạo điểm số không có ý nghĩa nhiều lắm, nếu như không tạo được sức lan tỏa.
VNI vẫn đang dập dình quanh đỉnh ngắn hạn còn VN30 thể hiện rõ hơn khả năng điều chỉnh. Yếu tố trụ ít ảnh hưởng tới VN30 hơn và nhiều blue-chips bắt đầu gia tốc giảm và tạo đỉnh ngắn hạn rõ ràng. Khi các trụ lớn chững lại thì khả năng kéo chỉ số cũng giảm đi. Các chỉ số hay thị trường muốn ổn định thì cần nhìn thấy sự ổn định ở blue-chips trước.
Trong xu thế điều chỉnh giảm ngắn hạn thì vẫn có các nhịp tăng, nhưng biên độ tăng sẽ nhỏ hơn biên độ giảm. Intraday của cổ phiếu lẫn của VN30 đều thể hiện yếu tố này. Đóng cửa hôm nay VN30 mạnh lên và có thể phục hồi ngày mai nhưng sức bền sẽ phụ thuộc vào các trụ.
Thanh khoản là yếu tố đặc biệt của phiên này. Kể cả khi trừ đi các giao dịch thỏa thuận thì thanh khoản vẫn rất lớn. Lượng tiền vào rất ấn tượng. Vốn nội thuần tăng lên trên 5,2k tỷ, mức cao nhất kể từ sau phiên ETF.
Cũng phải lưu ý là nếu chỉ tính riêng khớp lệnh thì vốn ngoại hôm nay bán ròng hơn 219 tỷ chứ không phải hỗ trợ thị trường như lầm tưởng. Các giao dịch thỏa thuận không có tác động đến giá và thường là có sắp xếp từ trước. Thỏa thuận không làm thay đổi được cung cầu hàng ngày một cách đáng kể.
Tuy vậy điều tích cực chính là dòng vốn nội duy trì rất cao. Đây là phiên thứ 3 vốn nội vượt 5k tỷ và 3 phiên trước cũng đều trên 4k tỷ. Thanh khoản diễn ra ở mức này là rất hiếm thấy. Thị trường khả năng cao đang diễn ra hoạt động cơ cấu danh mục lựa chọn cho vài tuần tới khi kết quả kinh doanh quý 3 xuất hiện. Khi vẫn còn kỳ vọng trước mắt thì khả năng giảm sâu rất khó xảy ra.
Video đang HOT
Kịch bản hợp lý hơn có lẽ là nhịp điều chỉnh kỹ thuật này sẽ tạo mặt bằng giá mới. Áp lực chốt lời trong kịch bản này sẽ được hấp thụ bởi dòng tiền tốt. Nếu kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 có thể tạo sóng tăng thì nhịp điều chỉnh này sẽ là cơ hội để mua và chọn lựa cổ phiếu. Để xác nhận điều này cần duy trì mức thanh khoản cao trong những phiên tới.
Áp lực bán trên thị trường hiện tại chủ yếu đến từ hai hoạt động chính là chốt lời ngắn hạn và cơ cấu lại danh mục hoặc trading giảm giá vốn. Tiền vẫn luân chuyển tốt mới đủ để duy trì thanh khoản cao như vậy, chỉ là chưa đủ sức để cải thiện giá. Mặt khác lúc này nhiều cổ phiếu vừa rời đỉnh ngắn hạn, cũng cần có thời gian để tạo được mặt bằng giá mới cũng như tìm điểm cân bằng cung cầu.
Chốt lại thanh khoản đang rất lớn tức là đang có hoạt động trao đổi kỳ vọng rất mạnh. Thay vì bán và rút ra tạm nghỉ, tiền đang quay vòng. Ở các đỉnh thật sự, thanh khoản lớn thường dẫn đến cạn kiệt sức mua và kéo theo thanh khoản yếu đi rõ rệt. Mức thanh khoản này nếu vẫn duy trì được thì nhịp điều chỉnh có thể kết thúc trong 3-5 phiên nữa, trừ trường hợp có đột biến xấu từ bên ngoài.
Giao dịch:
Kể ra nếu cover sớm đầu phiên thì tối ưu hóa được vị thế, chốt hơi muộn 985.6. Nếu VN30 tăng thì cũng chỉ là đảo chiều hồi trong trend giảm. Short bồi đầu giờ chiều ở 988 khi VN30 tạo đỉnh thấp hơn. Cover một phần ở 984 tương đương đáy buổi sáng, cover nốt 983.
* “Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.
ITRADER
Theo vneconomy.vn
VN-Index sẽ chinh phục được mốc 1.100 điểm?
Thông tin FTSE Russell quyết định đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào danh sách xem xét để nâng hạng từ thị trường cận biên thành thị trường mới nổi hạng 2 có thực sự tác động mạnh tới thị trường? Đâu là những yếu tố tác động mạnh cũng như có điểm sáng nào trên thị trường hiện nay?
VN-Index liệu có lần lượt chinh phục được các mốc điểm 1.030, 1.080 và 1.100 điểm?
BizLIVE ghi nhận ý kiến của ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Chứng khoánMaybank KimEng Việt Nam xoay quanh các vấn đề trên.
Ông có bình luận gì về việc tổ chức FTSE Russell mới đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2?
Tôi nghĩ thông tin FTSE đưa chứng khoán Việt vào danh sách xem xét nâng hạng có tác động tích cực mang tính chất ngắn hạn và mức độ vừa phải chứ không quá lớn. Bởi để được chính thức nâng hạng thì ít nhất chúng ta phải chờ một năm sau. Bên cạnh đó tôi nhận thấy nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào việc nâng hạng của MSCI nhiều hơn.
Dĩ nhiên vào được FTSE vẫn là tin tốt tuy nhiên tác động ít bởi việc đó chỉ là xem xét được theo dõi nâng hạng. Trên thực tế đã từng có rất nhiều nước như Ả Rập Xê Út được vào danh sách theo dõi nâng hạng năm 2015 nhưng mãi đến năm 2018 mới chính thức được nâng hạng, còn Kuwait mất đến 9 năm thì mới vào được nên phải chính thức được nâng hạng mới có tác động lớn tới thị trường.
Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng MSCI đưa chứng khoán Việt vào danh sách theo dõi nâng hạng bởi họ đánh giá MSCI cao hơn FTSE. Họ cho rằng FTSE tiêu chuẩn thấp hơn MSCI. Tuy nhiên trong trường hợp FTSE đưa chứng khoán Việt vào danh sách theo dõi thì MSCI có thể nâng vị trí thị trường của chúng ta lên cao hơn một chút.
Theo tôi nghĩ bây giờ việc tốt nhất vẫn là chính thức được nâng hạng chứ việc được xem xét cũng rất vô chừng. Nhưng ít nhất điều này cũng được gọi là ghi nhận những thành tựu, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt thời gian qua.
Ông đánh giá ra sao về đợt tăng điểm của thị trường vừa rồi khi đã chinh phục lại được mốc 1.000 điểm?
Thị trường hiện đang trong xu hướng tích cực nhưng bây giờ dòng tiền cần mang tính chất bền vững để vượt qua vùng kháng cực tiếp theo. Trước tiên là 1.030 điểm, 1.080 điểm và 1.100 điểm. Tôi cho rằng nếu VN-Index đi qua được vùng 1.030 điểm sẽ tiến tới vùng 1.080 điểm. Nhưng tôi nhận thấy khó bởi vùng 1.080 điểm và 1.100 điểm là vùng kháng cự cực mạnh.
Theo ông đâu là những rào cản lớn tác động tới TTCK Việt hiện nay?
Thứ nhất là yếu tố nước ngoài hiện khá nhiều trong đó có cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên điều mà người ta lo lắng hơn đó là chiến tranh tiền tệ. Mỹ tăng lãi suất và nhiều nước trên thế giới tăng theo, như thế cả thế giới đi theo chính sách thắt chặt tiền tệ. Thắt chặt tiền tệ thì rõ ràng ảnh hưởng tới TTCK và nền kinh tế.
Việt Nam hiện bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố bên ngoài. Chiến tranh thương mại dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn chiến tranh tiền tệ, lãi suất đồng USD. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới chính sách của Việt Nam. Chúng ta không thể nào đứng ngoài cuộc được. Đồng USD tăng giá mạnh đẩy những đồng tiền khác rớt thì Việt Nam theo đó cũng bị ảnh hưởng, nếu chăng thì bị ảnh hưởng ít hơn chứ không thể nói là không bị ảnh hưởng. Những điều đó chắc chắn tác động tới thị trường tài chính.
Liệu có những điểm sáng nào không thưa ông?
Điểm sáng hiện nay đó là nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau thời gian bán ròng dù lực mua ròng chưa mạnh nhưng cũng đã mang tính chất tích cực hơn. Điểm nữa là thanh khoản trên thị trường đang có xu hướng tăng dần đều lại sau giai đoạn ở mức thấp.
Xin cảm ơn ông!
HUYỀN TRÂM
Theo bizlive.vn
Vòng lặp khủng hoảng của các thị trường mới nổi sẽ lây lan đến các nền kinh tế khác Thương mại toàn cầu đang chậm chạp trơ lai là bằng chứng cho thây sư căng thăng va khung hoang của cac thị trường mơi nổi đang ngay cang lây lan đên cac nên kinh tê phat triên. Du vây, mối lo ngai chinh thực sự của kha năng lây lan vẫn tâp trung vao cac liên kêt tai chinh. Dong vôn không...