Blog chứng khoán: Tiền đột ngột giảm mạnh về chiều
Tổng tiền cả ngày hôm nay vẫn rất khá, nhưng đa phần là kẹt vào buổi sáng, còn buổi chiều tiền vào rất chậm. May mà bên bán không xả cấp tập, nếu không dao động sẽ còn rộng hơn nữa.
Thị trường ngày 21/5/2019:
Đà hưng phấn tiếp diễn khá tốt trong nửa đầu phiên sáng nhưng bắt đầu yêu đi sang chiều. Tiền có dấu hiệu co lại đáng kể.
VN30 đang tiến vào vùng cản trong khoảng 906-907, VNI khoảng 993-994. Thị trường có thể retest các mốc này thêm trong 1-2 phiên tới, trừ khi các trụ không xoay được. Hôm nay VNM và GAS chỉ là đột biến bất ngờ yếu trong khi ngân hàng khá lên. Nếu VNM không bị ép quá mức thì thị trường chưa chắc đã giảm và cơ hội va chạm vài phiên vào vùng cản đủ một vòng T3 nữa.
Tuy nhiên thị trường cũng có điểm yếu hôm nay, tiền đã chững lại về chiều. Thỏa thuận VIC và ROS làm lóa mắt về thanh khoản, còn thực tế buổi chiều giao dịch đã giảm đáng kể. Đặc biệt VN30 giao dịch chiều nay chỉ hơn 570 tỷ nếu bỏ ROS, các trụ đều thanh khoản giảm nhiều, kể cả ngân hàng. Nước ngoài lại quay ra bán ròng (khớp lệnh bán ròng khoảng 200 tỷ).
Dòng tiền đột nhiên khựng lại cũng là điều đáng chú ý. Vốn giảm đuổi giá. Làm sao mà thị trường đang từ hưng phấn tốt lại chuyển sang trì trệ? Bối cảnh không khác gì, không có thông tin gì đặc biệt. Nguyên nhân có lẽ chỉ là từ dòng tiền kích thích hôm qua dừng lại, để thị trường vận động tự nhiên. Sức mạnh đã không còn như trước, điều này cần kiểm chứng thêm ngày mai.
Nhịp tăng hiện tại vẫn chỉ là nhịp phục hồi kỹ thuật, kể cả Mỹ cũng vậy. Đã là hồi kỹ thuật thì có giới hạn. Tăng càng gấp thì càng đến giai đoạn xuất hiện tâm lý dò đỉnh. Tuy nhiên cách đây 2 phiên cũng có tâm lý dò đỉnh và thị trường còn điều chỉnh 2 ngày, sau đó vẫn có lực hấp thụ tốt đẩy lên tiếp. Không rõ lần này thị trường có lặp lại được điều đó hay không.
Video đang HOT
Chốt lại, diễn biến intraday hôm nay thì xấu đối với các chỉ số, nhưng cũng phải tính đến việc ép trụ hơi mạnh. Thứ nữa là dòng tiền đầu phiên vẫn rất tốt, chỉ đến chiều mới giảm. Nếu tiền tiếp tục suy giảm thì vòng quay T3 thứ hai có lẽ khó đạt được đỉnh cao hơn. Trước mắt thị trường vẫn có thể retest đỉnh cao hôm nay trước khi có thêm tín hiệu về rủi ro điều chỉnh hay cơ hội bứt phá lên vùng giá mới.
Giao dịch:
Chốt ngay một nửa vị thế Long hôm qua giá ATO, basis 11 điểm lúc này là hơi quá. Khi VN30 lên 907 basis co lại còn tầm 6 điểm. Hợp đồng chỉ đi vượt giá mở cửa một chút, rõ ràng là có lực Short xuất hiện. VN30 tụt dần, cover nốt 913.
Buổi chiều thị trường yếu hơn dự kiến. Đầu giờ chiều VN30 không thể qua 906, cơ hội Short với basis khoảng 4 điểm, stoploss có thể là khi VN30 vượt 906. Tuy nhiên không kịp giao dịch. Cuối phiên basis dự kiến lại tăng vì VNM dự kiến đóng cửa sâu hơn, VHM dự kiến đỏ, MSN tụt ít nhất 1 giá. Từng đó cũng đủ đẩy VN30 tụt sâu hơn trong khi hợp đồng lại tăng. Short thăm dò 910.5 khớp 910.6.
Giữ vị thế thăm dò qua đêm, nếu VN30 ngày mai hồi không qua 906, hợp đồng có thể lên 913 có thể Short thêm.
Theo vneconomy.vn
Phiên 20/5: Chốt lời gần 1,8 triệu cổ phiếu PVD, khối ngoại chuyển sang bán ròng gần 30 tỷ đồng trên HOSE
Khối ngoại quay trở lại bán ròng gần 30 tỷ đồng trên HOSE và 8,6 tỷ đồng trên UpCoM. Tuy vậy, khối này lại có phiên mua ròng 121,6 tỷ đồng trên HNX nhờ giao dịch mua 3,8 triệu cổ phiếu PVI.
Trên HOSE, duy trì ở mức thấp, khối ngoại thực hiện mua vào 468,1 tỷ đồng, chiếm 12,8% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 498 tỷ đồng.
Bên mua giải ngân tập trung vào các mã như FUESSV50 (2,1 triệu đơn vị), SSI (519 nghìn đơn vị), BVH (146 nghìn đơn vị), VIC (78 nghìn đơn vị), PLX (133 nghìn đơn vị) và VNM (55 nghìn đơn vị).
Trong khi đó, khối này lại chốt lời mạnh ở PVD khi bán ra gần 1,8 triệu đơn vị, tương ứng 37,4 tỷ đồng. Ngược với điều này, PVD vẫn tăng 2,6% và vươn lên giá 21.400 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên.
Ngoài ra, khối này cũng bán ra các mã khác như SAB (63 nghìn đơn vị), VHM (184 nghìn đơn vị), E1VFVN30 (696 nghìn đơn vị), HDB (324 nghìn đơn vị) và NBB (291 nghìn đơn vị).
Trên HNX, khối ngoại có phiên mua ròng mạnh tay gần 122 tỷ đồng, tương ứng 2,2 triệu đơn vị.
Trong đó, cổ phiếu được mua vào mạnh nhất là PVI với 149 tỷ đồng, tương ứng 3,8 triệu cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện qua thỏa thuận nhưng PVI vẫn tăng 1,6% khi chốt phiên. Các mã còn lại được mua vào không đáng kể.
Ngược lại, khối này lại bán ra đều ở các mã như PVS (252 nghìn đơn vị), SRA (458 nghìn đơn vị), SHS (225 nghìn đơn vị), HUT (642 nghìn đơn vị).
Trên UpCoM, khối ngoại tiếp tục có phiên bán ròng 8,6 tỷ đồng, tương ứng 572 nghìn đơn vị.
Bên mua, khối này chỉ giải ngân nhẹ vào các mã như VEA (38 nghìn đơn vị), QNS (35 nghìn đơn vị), VTP (5 nghìn đơn vị).
Tương tự, khối này cũng chỉ bán ra tập trung ở 3 cổ phiếu là ACV (68 nghìn đơn vị), LPB (526 nghìn đơn vị) và MPC (66 nghìn đơn vị).
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Dòng tiền phái sinh đang tích cực Thị trường đã xác nhận tín hiệu tạo đáy ngắn hạn với sự đồng thuận cả về dòng tiền và đà lan tỏa rộng ở các nhóm ngành dẫn sóng. Dù vậy, thực tế cũng cho thấy, dòng tiền chảy vào thị trường chưa thực sự quyết liệt trong nhịp này. Có thể đâu đó những bất ổn từ yếu tố vĩ mô...