Blog chứng khoán: Thoát khỏi “cú đạp”, chưa hẳn đã bình yên
Lực bán đột ngột tiết giảm, nhất là tại các trụ, đã giúp thị trường lềnh bềnh mà không chìm nghỉm ở phiên này…
Lực bán đột ngột tiết giảm, nhất là tại các trụ, đã giúp thị trường lềnh bềnh mà không chìm nghỉm ở phiên này.
Thị trường đã không có thêm một cú đạp dúi nào để VNI rơi hẳn vào mô hình giảm. Điều này đã tránh được một sự đổ vỡ tâm lý hôm nay. Tuy nhiên, sự thận trọng cực cao có thể thấy quá rõ.
Hôm nay thị trường phục hồi trước và duy trì mức tăng nhẹ trọn phiên. Nếu như VNM không giảm quá mạnh thì mức hồi sẽ còn tốt hơn. VNM là bất ngờ lớn nhất khi cổ phiếu này lại để mất ngưỡng hỗ trợ 4 tuần trong bối cảnh thị trường không xấu thêm. Nếu VNM tiếp tục giảm thêm thì sẽ là gánh nặng khá lớn cho các chỉ số vì đây là mã có trọng số cao trong cả VNI lẫn VN30.
SAB phục hồi và các trụ khác co kéo cũng giảm được đáng kể sức nặng của VNM, giúp VNI tạm thời vẫn chưa rơi hẳn vào mô hình giảm giá. Tuy nhiên dường như cả thị trường đều đang chờ đợi kịch bản này xảy ra. Bằng chứng là dòng tiền co cụm đột biến còn thị trường phái sinh chiết khấu hơn 14 điểm với kỳ hạn tháng 5.
Thanh khoản quá thấp phiên này khiến diễn biến tăng trở nên kém tin cậy. Về phía bán, rõ ràng là lực bán cũng không mạnh vì chỉ cần đẩy thêm một nhịp, thậm chí chỉ cần ép trụ cũng có thể dẫn tới một đợt bán tháo ồ ạt. Lực tác động vào trụ đã không xuất hiện thì lực bán thông thường cũng không gia tăng. Điều đó nghĩa là các nhà đầu tư bình thường cũng đang chờ đợi xem liệu thị trường có thật sự rơi vào trạng thái sụp đổ đó hay không. Phía mua dĩ nhiên là càng có lý do để chờ đợi.
Hôm nay thực ra là kỳ vọng xuất hiện một nhịp ép xuống đủ mạnh để VNI thủng 960 một cách rõ ràng, thậm chí có thể đưa chỉ số xuống khoảng 955 để xem người cầm cổ hoảng sợ đến mức nào, một kiểu test cung trong bối cảnh mô hình giảm giá đang đóng đinh vào suy nghĩ một cách phổ biến.
Dự kiến này đã không xảy ra và thị trường lình bình đi ngang. Thông tin duy nhất có được phiên này là lực bán bình thường cũng không có nhiều, hay người cầm cổ lo sợ thị trường giảm sâu hơn cũng đủ dũng cảm chờ tín hiệu rõ ràng thay vì cố thoát khỏi trị trường càng sớm càng tốt trước khi mô hình xảy ra.
Video đang HOT
Điểm dở của diễn biến hôm nay là cũng không thấy được phản ứng thật sự của dòng tiền chờ đợi. Người cầm tiền cũng đang chờ xem khả năng thị trường sẽ còn xấu hơn nữa – đồng nghĩa giá rẻ hơn nữa. Khi thị trường chưa rõ ràng thì không hành động.
Thay đổi tâm lý của thị trường lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào nhóm trụ, vốn có khả năng dẫn hướng chỉ số vì đa phần thị trường nhìn vào chỉ số là chính. Tâm lý hôm nay có thể ổn định trong thận trọng và nghi ngờ, nhưng cũng có thể thay đổi bất cứ lúc nào theo hướng đi của các trụ. Các tay chơi lớn mà là lực lượng điều phối trụ nên thị trường có thay đổi từng ngày. Như VNM hôm nay bán buổi chiều toàn lệnh nhỏ xíu nhưng không có cầu chặn đỡ thì giá vẫn rơi sâu như thường. Vài chục tỷ mà đưa giá VNM giảm 1,6% thì chỉ có thể là buông, vì những ngày trước VNM hàng trăm tỷ vẫn cân được hết.
Chốt lại thị trường hôm nay tạm thời bình yên. Tâm lý nghi ngờ và chờ đợi là cực cao ở cả hai phía. Tiền đóng băng kiểu này là bất thường do tâm lý, chứ không phải thị trường cạn tiền. Câu hỏi đau đầu là điểm kích thích đủ mạnh để lôi tiền vào là ở đâu và theo hướng nào. Phận nhỏ lẻ thì chỉ biết chờ đợi và luôn phải chậm hơn một nhịp.
Giao dịch:
Nay không sập như dự kiến để Long thêm. Vẫn giữ vị thế qua đêm.
* “Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.
Theo VnE
Khối ngoại tập trung gom cổ phiếu nhà Vingroup trong phiên 12/4
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn giao dịch khá hạn chế trong phiên cuối tuần ngày 12/4, tuy nhiên với việc tập trung gom các cổ phiếu lớn, đặc biệt là bộ 3 nhà Vingroup, khối này đã trở lại mua ròng nhẹ về giá trị, đạt gần 50 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào gần 7,5 triệu đơn vị, giá trị 343,2 tỷ đồng, tăng 40,69% về khối lượng và 14,63% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 8,79 triệu đơn vị, giá trị 309,14 tỷ đồng, tăng 14,45% về khối lượng nhưng giảm 14,57% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, trong phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 1,29 triệu đơn vị, giảm hơn 45% so với phiên trước đó. Tổng giá trị là mua ròng 34,06 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng 62,44 tỷ đồng.
Trong đó, bộ 3 nhà Vin được khối ngoại mua ròng mạnh với VIC dẫn đầu khi được mua ròng hơn 28,44 tỷ đồng (249.980 đơn vị); tiếp đó VHM và VRE cùng được mua ròng hơn 17 tỷ đồng.
Cặp đôi với VNM và GAS cũng được khối này gom khá mạnh, trong đó, VNM được mua ròng 24,73 tỷ đồng và GAS được mua ròng 12,04 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất VJC với giá trị đạt 39,97 tỷ đồng, tương đương khối lượng 352.750 đơn vị. Trong khi đó, AAA vẫn bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng 824.604 đơn vị, giá trị 15,73 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 653.560 đơn vị, giá trị 6,8 tỷ đồng, tăng 34,48% về khối lượng nhưng giảm 22,55% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 176.100 đơn vị, giá trị 1,7 tỷ đồng, tăng 88,89% về khối lượng và 30,77% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 477.460 đơn vị, giá trị 5,1 tỷ đồng, tăng 21,56% về lượng nhưng giảm 31,82% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trong đó, khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất VGC với khối lượng 229.800 đơn vị, giá trị 4,53 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2 là PMC cách khá xa khi chỉ được mua ròng 4.700 đơn vị, giá trị hơn 291 triệu đồng.
Ở chiều ngược lại, khối này chỉ bán ròng 20 mã, trong đó PVS dẫn đầu khi bị bán ròng 9.900 đơn vị, giá trị chỉ hơn 226 triệu đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 575.490 đơn vị, giá trị 26,09 tỷ đồng, giảm 8,32% về khối lượng và 21,58% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 480.330 đơn vị, giá trị 18,17 tỷ đồng, tăng 34,05% về khối lượng nhưng giảm 21,27% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 95.160 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 7,92 tỷ đồng, giảm 64,68% về lượng và 22,28% về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay, khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất VEA với khối lượng 67.300 đơn vị, giá trị tương ứng 3,32 tỷ đồng.
Tiếp đó, GEG được mua ròng 2,49 tỷ đồng, VTP với gần 1,89 tỷ đồng, ACV với 1,49 tỷ đồng...
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất QNS với khối lượng 26.800 đơn vị, giá trị 1,14 tỷ đồng.
Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 12/4, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 0,71 triệu đơn vị, giảm gần 58% về lượng so với phiên hôm qua. Tổng giá trị là mua ròng 47,08 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng 44,77 tỷ đồng.
Theo tin nhanh chung khoan
Khối ngoại mua ròng gần 250 tỷ đồng trong tuần đầu tháng 4 Cùng với thanh khoản thị trường sụt giảm, nhà đầu tư nước ngoài cũng đã có tuần giao dịch mua bán khá hạn chế. Tuy nhiên, khối này vẫn tập trung gom các mã bluechip và duy trì trạng thái mua ròng, với tổng giá trị gần 250 tỷ đồng trong tuần đầu tiên của tháng 4. Trên sàn HOSE, khối ngoại thực...