Blog chứng khoán: Quá nản với nghìn hai
Hôm nay rất hi vọng thị trường sẽ bùng nổ tốt, nhưng sự lệch nhịp giữa các mã trụ lại khiến thị trường trở nên yếu. Lực bán vẫn đang gia tăng tại vùng đỉnh cũ trong khi cầu đã không thể tăng thêm được…
Thị trường tăng giảm không rõ ràng mới là điều gây khó chịu.
Hôm nay rất hi vọng thị trường sẽ bùng nổ tốt, nhưng sự lệch nhịp giữa các mã trụ lại khiến thị trường trở nên yếu. Lực bán vẫn đang gia tăng tại vùng đỉnh cũ trong khi cầu đã không thể tăng thêm được.
Cặp kháng cự 1208.xx ở VN30 và 1200.xx ở VNI đã chặn được hai chỉ số này. VN30 vọt lên cao nhất đầu ngày tới 1207.22 và VNI 1200.21. F1 chấp nhận mức basis khá tích cực kể cả khi VN30 không qua được cản. Cao hơn cản 1208.xx của VN30 là 1210.xx trong khi F1 loanh quanh ở 1209. Kịch bản là nếu VN30 qua được 1208.xx thì có triển vọng thử thách 1210.xx, basis khi đó gần 4 điểm.
Kịch bản là giả định VN30 lên 1210 và nếu F1 giữ basis thì F1 có thể tới 1214. Short 1028.5, stoploss 1210 (nửa basis) vì nếu VN30 lên 1210 thì khả năng VNI cũng qua 1200 và có thể tới 1208. Đó là điểm bùng nổ của VNI. Ngược lại, nếu kịch bản đẹp xảy ra thì VN30 lùi xuống tối thiểu 1200, kể cả khi basis giữ nguyên thì cũng lãi 4 điểm.
Thị trường sau đó giảm. VN30 chạm tới 1200 khoảng 10h20, basis đã co theo rất thuận lợi, cover một nửa 1020. Chỉ số tiếp tục xuyên ngọt qua 1200 và như vậy khả năng cao sẽ tới 1196.xx. Tuy nhiên khi VN30 xuyên qua cả 1196.xx (xuống 1194.79) thì không đi tiếp xuống 1190-1191 trong khi VNI cũng va chạm vào 1190. Vùng 1190-1191 cứng và hai chỉ số hình thành điểm hội tụ. F1 nảy lên cực nhanh, sau đó VN30 mới quay đầu vượt 1196.xx. Cover nốt 1020.
Video đang HOT
VN30 gần 11h vượt 1200, cơ hội quay lại nhịp tăng, Long 1203. Tuy nhiên VN30 lại không đi cao hơn được mà rơi trở lại 1200, cắt lỗ 1020.
Buổi chiều rất khó giao dịch vì kể cả khi VN30 thủng 1200 thì cũng không xuống hẳn 1196.xx trong khi basis lại mở rộng hơn 5 điểm, Long không được mà Short cũng khó. Dừng giao dịch.
F1 đột ngột chấp nhận basis âm rất rộng. Đó là tín hiệu xấu, hay chỉ là sự kiện ATC?
Thị trường cơ sở hôm nay khá thất vọng. Trong khi trông đợi một lực cầu nâng giá tốt hơn thì lại xảy ra tình trạng xoay trụ không thành công. VCB, CTG, VHM tăng nhưng nhiều trụ khác lại giảm. Đối với cổ phiếu thì tình hình không có gì nghiêm trọng, nhưng thị trường phái sinh thì phải theo VN30. Cơ cấu chỉ số này ngăn cản cơ hội tăng.
Hiện tượng phân hóa giữa các trụ là điều đã xảy ra từ trước. Điều chờ đợi là kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ giúp cổ phiếu đồng đều hơn. Đáng tiếc là điều đó không thành. Dòng tiền vào blue-chips quá tệ kết hợp với nhóm ngân hàng nhiều mã bị xả. Ngân hàng đang là trụ cột tâm lý nên diễn biến giảm giá đồng loạt có ảnh hưởng xấu.
Hệ thống nhận lệnh hôm nay vẫn rất chậm, đến cuối phiên không vào được. ATC giao dịch rất nhỏ, VN30 còn chưa tới 28 tỷ. Tổng khớp VN30 tụt xuống dưới 6k tỷ, giao dịch tập trung rất lớn vào ngân hàng. Top 5 mã ngân hàng thanh khoản nhất chiếm tới 45% giá trị VN30. Trừ CTG còn lại đều giảm giá. Đây có thể là tín hiệu chốt nhóm dẫn dắt. Dòng tiền nếu quay vòng các trụ còn lại thì mới có hi vọng.
Khả năng để VNI vượt đỉnh vẫn còn nhưng sự phân hóa của nhóm trụ là rào cản kỹ thuật. Kỳ vọng có dấu hiệu bị nghi ngờ nếu nhìn từ biến động của phái sinh. F1 đóng cửa hôm nay đột ngột chấp nhận mức basis -6,1 điểm sau khi dương hầu hết thời gian của phiên. OI hôm nay chỉ là 25.219 hợp đồng. Hệ thống giao dịch của cơ sở chỉ chậm về cuối phiên, còn buổi sáng bình thường, nhưng thị trường tỏ ra yếu ớt. Thanh khoản không cao mà diễn biến giá kém như vậy tức là cầu đang cạn. Buổi sáng thường có thông tin đánh giá thị trường đáng tin cậy hơn cả phiên.
VN30 dừng hôm nay tại 1198.54, cản gần nhất 1201-1202; 1208; 1210. Hỗ trợ 1196; 1191; 1186; 1183; 1180. Các mốc này có giá trị cho cả VNI.
Lợi thế phiên đáo hạn phái sinh, VN-Index chạm đỉnh 1.200 điểm
Thị trường cổ phiếu bất ngờ có được sự tác động mạnh mẽ đúng vào ngày đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30.
Để đẩy chỉ số này lên cao, các blue-chips phải tăng mạnh. Blue-chips tăng tất yếu VN-Index tăng. Chỉ riêng đợt ATC chỉ số này đã có thêm gần 5 điểm.
Đà tăng diễn ra khá sớm hôm nay nhờ nhiều yếu tố tích cực, trong đó đáng kể là việc FED tiếp tục cam kết duy trì lãi suất thấp. Tuy nhiên ảnh hưởng thực tế hơn chính là biến động của phiên đáo hạn phái sinh. Trong những ngày này thị trường luôn luôn thay đổi đột ngột, tùy vào cơ hội tăng dễ hơn hay giảm dễ hơn.
Mở cửa VN-Index đã tăng 0,89%, nhưng sau đó là các nhịp trồi sụt không rõ ràng. Dù đà tăng diễn ra trọn phiên, nhưng hệ thống giao dịch bị nghẽn khiến gần như toàn bộ thời gian còn lại, mức tăng duy trì khoảng 10 điểm mà không hơn được. Lệnh mua bán vào hệ thống rất khó khăn.
Diễn biến đột ngột chỉ có thể xảy ra ở đợt ATC, khi lệnh bị nghẽn tạo lợi thế cho các công ty chứng khoán nhỏ nhồi lệnh thành công. Hàng loạt cổ phiếu lớn đột ngột có lệnh mua to hơn bán, đẩy giá lên. VN-Index đóng cửa tăng vọt 14,85 điểm so với tham chiếu, tức là riêng trong đợt ATC chỉ số tăng thêm gần 5 điểm.
Loạt cổ phiếu nhảy giá mạnh ở đợt ATC có thể kể tới là VCB bật tăng 1,99%, VIC tăng 1,81%, VNM tăng 1,99%, VJC tăng 1,05%, MSN tăng 1,93%, TCB tăng 4,09%... Chỉ số VN30-Index lúc ATC cũng bật tăng cao hơn gần 6 điểm.
Do thị trường phái sinh chỉ bám sát diễn biến của VN30, nên các blue-chips là nhóm cổ phiếu biến động nhiều nhất. VN30-Index đóng cửa tăng 1,52%, kéo theo VN-Index tăng 1,25% so với tham chiếu, trong khi chỉ số của nhóm cổ phiếu Midcap chỉ tăng 0,99%, Smallcap tăng 0,26%.
VN-Index đóng cửa cũng vọt tới 1.200,94 điểm, lần đầu tiên kể từ tháng 4/2018 đóng cửa cao hơn ngưỡng 1.200 điểm. Tuy nhiên dù vượt 1.200 điểm thì chỉ số vẫn chưa được xem là vượt đỉnh, vì đầu tháng 4/2018, chỉ số từng đóng cửa tại 1.204,33 điểm. Mặt khác, mức cao nhất trong lịch sử mà VN-Index từng ghi nhận cũng lên tới 1.211,34 điểm. Vì vậy để xem là vượt đỉnh, thị trường cần thêm một phiên tăng dứt khoát nữa.
Hiệu ứng đáo hạn phái sinh, hay thị trường thật sự mạnh?
Phiên đáo hạn phái sinh hôm nay tạo lợi thế lớn cho nhà đầu tư trên thị trường cơ sở, vì cổ phiếu tăng rất tốt. Đặc biệt các blue-chips có 15 cổ phiếu tăng trên 1%. Trên toàn sàn HSX, khoảng 100 mã tăng trên 1%.
Mức tăng mạnh nhất 17 phiên của chỉ số hôm nay cũng phải nhìn nhận từ hiệu ứng đáo hạn nói trên. Diễn biến rất rõ là lợi thế của hệ thống giao dịch nghẽn giúp cho các lệnh mua khá nhỏ vào kéo giá cổ phiếu rất dễ dàng. Lực cầu này đã chủ đích dồn vào trong đợt ATC, khi các lệnh mua bán rất khó đua tranh.
Do diễn biến rất nhanh này nên thị trường có lẽ chưa được kiểm tra đầy đủ về cung cầu, nhất là khi ngày mai còn đợt giao dịch mạnh của các quỹ ETF ngoại. Hôm nay giao dịch của khối ngoại không quá lớn. Sàn HSX được mua 1.286,8 tỷ đồng và bán ra 1.635,9 tỷ đồng. Như vậy mức bán ròng chỉ bằng một phần ba hôm qua. Cổ phiếu nhóm VN30 cũng chỉ bị bán ròng khoảng 301 tỷ đồng trong khi hôm qua bán ròng gần 950 tỷ đồng.
Dĩ nhiên việc VN-Index đạt trở lại mốc 1.200 điểm đem đến sự hứng khởi không nhỏ. Rất lâu rồi nhà đầu tư mới lại có cơ hội nhìn thị trường lập kỷ lục. VN-Index cũng đã đi ngang tích lũy suốt từ đầu tháng 3 tới giờ mới có khởi sắc một cách rõ ràng và đầy hi vọng. Mặc dù hiệu ứng tăng chủ đạo do đẩy giá blue-chips cuối ngày nhưng tựu trung lại vẫn là thành tích về điểm số. Điều còn lại là sức mua nối tiếp của nhà đầu tư để dứt khoát đẩy chỉ số vượt đỉnh.
Thanh khoản thị trường hôm nay lại không tăng mà giảm tới 4% về giá trị khớp ở sàn HSX. Nhóm VN30 giao dịch còn giảm tới 11%. Một phần nguyên nhân là các lệnh mua bán không thông. Ngược lại, điều này cũng khiến cơ hội bán của nhà đầu tư không được hiện thực hóa. Vì vậy thị trường cần được xác nhận bằng giao dịch trong thời điểm bình thường những phiên tới.
Thêm Bibica xin chuyển sàn để giảm tải cho HoSE Sở Giao dịch CK TPHCM (HoSE) vừa nhận được Công văn số 69/BBC-2021 và Nghị quyết số 70/BBC-2021 của CTCP Bibica (BBC) đề nghị chuyển giao dịch CP từ HoSE sang HNX. Trước đó, CTCP Giống cây trồng Miền Nam (NSC) cũng đã gởi công văn và nghị quyết HĐQT về việc chuyển niêm yết sang HNX nhằm giảm tải cho HoSE. Trước...