Blog chứng khoán: Nhiều tin xấu, cửa giảm lớn hơn
Thị trường bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới thông tin bất lợi và giao dịch bán rất dứt khoát. Các đợt tăng đều được kéo cổ phiếu trọng điểm để thị trường bớt xấu.
Thị trường ngày 8/3/2019:
Diễn biến tiếp tục xấu thêm hôm nay và đến lượt hệ số tăng/giảm ở cổ phiếu cũng xấu theo. Dù vài trụ cố gắng hãm đà rơi nhưng với tiến triển ngày càng rõ thì việc giảm sâu thêm chỉ là vấn đề thời gian.
VN30 đang tạo đỉnh sau thấp hơn rất rõ và tối thiểu là retest lại đáy hôm 28/2. Việc neo giữ trụ có thể làm chậm quá trình này khi có thêm vài lần trồi sụt nữa nhưng thời gian này thị trường không có thông tin hỗ trợ mà nhiều tin xấu, cửa điều chỉnh lớn hơn nhiều cơ hội đột phá trở lại. Mặt khác, nếu Mỹ cũng hình thành sóng giảm rõ ràng thì sẽ ảnh hưởng lên tâm lý chung.
Nhịp giảm này không có gì đặc biệt, chỉ là điều chỉnh thông thường sau khi đã tăng mạnh trước đó. Trừ trường hợp đột biến xấu như kết quả đàm phán thương mại Mỹ – Trung không có tiến triển đột biến, còn không lực cầu sẽ sớm quay lại.
Ẩn số chính là lúc nào thì lượng tiền đã chốt ở vùng đỉnh cao sẽ quay lại mua. Thường cần một mức chiết khấu nhất định để dòng tiền này cảm thấy hấp dẫn. Quy mô đợt xả này kéo khá dài và tiền kẹt lớn nên thời gian điều chỉnh có thể cũng dài. Thị trường trải qua hai đợt xả tạo 2 đỉnh và xen kẽ ở giữa là một đợt kéo lên từ đáy 28/2. Dòng tiền chốt xong có lẽ đang nghỉ ngơi, thanh khoản bắt đầu giảm dần.
Video đang HOT
Về mặt thời gian, dư địa cho điều chỉnh có thể còn 1-1,5 tuần nữa cho tới khi có thông tin hỗ trợ đủ mạnh. Thị trường có thể zíc zắc đi xuống với tốc độ thấp do vẫn còn trụ níu lại. Với sức mua lớn ở thời điểm thị trường còn cơ hội tăng tốt hơn mà tiền cũng không kéo lên thêm thì lúc này khả năng càng thấp. Lịch sử đã cho thấy khi tiền đã đạt đỉnh tức là tất cả sức mua sẵn có đều đã được huy động thì sau đó thị trường rất khó tăng.
Tóm lại thị trường đang điều chỉnh và cửa giảm rộng hơn cửa tăng. Khi vẫn còn các đợt kéo lên trong phiên và sau đó lại bị xả thì quá trình điều chỉnh vẫn chưa xong. Sau các đợt chốt lời chủ động thì sẽ tới các đợt cắt lỗ sớm nhất theo kỷ luật. Thị trường phái sinh đang lo ngại một nhịp giảm đáng kể và lần đầu tiên thấy nước ngoài Short lớn như vậy. Basis trên 15 điểm mà không thể nào thu hẹp được. Chiến lược cơ bản vẫn là Short tại các ngưỡng kháng cự.
Giao dịch:
Hôm nay thị trường giảm nhưng Short không hề dễ vì basis chiết khấu quá rộng. Ngay đầu phiên VN30 đã giảm ngay sát vùng hỗ trợ 912 rồi quay lên 920. Đến gần 10h45 chỉ số mới rơi xuống vùng 918, hợp đồng tạo 3 đỉnh. Short 904.5. VN30 có hỗ trợ intraday 914 là đáy buổi sáng và may mắn là basis đã không đứng im mà rộng dần ra. Cover 900 cuối giờ sáng, lỡ mất mấy điểm đầu giờ chiều.
Buổi chiều VN30 lại lên 918, hợp đồng lại có 3 đỉnh, Short 903 cover 898.
Theo vneconomy.vn
Tài sản của người Mỹ giảm mạnh nhất từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giá trị tài sản ròng của người Mỹ trong quý 4/2018 có cú giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2018, do đợt lao dốc chóng mặt của thị trường chứng khoán Mỹ gây thiệt hại lớn.
Đợt giảm mạnh cuối năm 2018 của chứng khoán Phố Wall đã gây thiệt hại nặng nề cho tài sản của người Mỹ - Ảnh: Reuters.
Hãng tin CNBC dẫn số liệu do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố ngày 7/3 cho biết tổng tài sản ròng của các hộ gia đình Mỹ tụt về mức 104,3 nghìn tỷ USD vào thời điểm cuối năm ngoái, giảm 3,73 nghìn tỷ USD so với thời điểm cuối quý 3, tương đương mức giảm 3,4%.
Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm tài sản nói trên đến từ biến động ở Phố Wall.
Chứng khoán Mỹ đã trải qua một đợt giảm sâu kéo dài từ tháng 10 do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, việc FED nâng lãi suất, và những dấu hiệu của sự giảm tốc kinh tế trong và ngoài nước. Có thời điểm, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống (bear market).
Cho tới khi thị trường "cắt cơn" giảm vào cuối tháng 12, đợt giảm này của chứng khoán Mỹ đã "cuốn phăng" 4,6 nghìn tỷ USD khỏi tổng tài sản của các hộ gia đình.
Tuy nhiên, thiệt hại mà chứng khoán gây ra cho tài sản của người Mỹ đã được bù đắp một phần nhờ giá trị bất động sản của các hộ gia đình tăng thêm 300 tỷ USD trong quý.
Tính chung, các tài sản tài chính chiếm hơn 85 nghìn tỷ USD trong tổng tài sản của người Mỹ ở thời điểm cuối 2018, trong khi tài sản bất động sản chiếm 29,2 nghìn tỷ USD.
Tài sản của các hộ gia đình Mỹ đã tăng liên tục qua các năm kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. So với thời điểm năm 2009, tài sản của người Mỹ hiện tăng 73%, báo cáo của FED cho hay.
Đợt giảm nói trên đánh dấu quý giảm mạnh nhất của tài sản người Mỹ kể từ khủng hoảng, đồng thời là quý Giáng sinh mà người Mỹ mất mát nhiều tài sản nhất trong lịch sử.
Tuy nhiên, bước sang năm 2019, thị trường chứng khoán Mỹ đã hồi phục mạnh, đưa tài sản của người Mỹ tăng theo. Từ đầu năm đến nay, chỉ số S&P 500 và Dow Jones cùng tăng trên 9%, trong khi chỉ số Nasdaq tăng khoảng 11,9%.
Theo vneconomy.vn
Blog chứng khoán: Đầu cơ lên cao trào Hoạt động đầu cơ ở các mã nhỏ ngày càng nóng hơn nhờ blue-chips vẫn lình xình, trụ thay nhau giữ nhịp chỉ số ở mức dao động vừa phải. Thị trường ngày 6/3/2019: Ấn tượng hôm nay là độ phục hồi khá tốt của các blue-chips và đủ đưa VNI tăng nhẹ. Như thế nhìn về điểm số thì thị trường vẫn...