Blog chứng khoán: Người cầm tiền ức chế
Cảm giác thị trường đi lên rất yếu, lúc nào cũng chực cắm đầu rơi xuống, nhưng kết quả luôn làm người mong muốn thị trường giảm phải thất vọng.
Thị trường ngày 11/1/2019:
Thị trường diễn biến kiểu này có thể khiến người chờ đợi một nhịp giảm cảm thấy khó chịu. Nhiều lúc thị trường cảm giác hết lực, chỉ ép một chút là rơi, nhưng cuối cùng vẫn lừ đừ hồi lên hoặc được neo giữ lại.
Đà tăng chậm lại rất nhiều, biên dao động hẹp lại, rõ ràng là quán tính đang suy yếu. Thế nhưng kết quả lại vẫn là tăng ở chỉ số. Điều đó cho thấy đang phân hóa ở trụ và có thể trụ làm giảm giảm quán tính, còn cổ phiếu vẫn phân hóa tốt.
Thực tế trong hai phiên gần đây vẫn xuất hiện các nhịp giảm intraday nhưng không đủ mạnh để dẫn đến một phiên giảm. Đó là do áp lực bán chỉ có như vậy mà thôi. Lực bán không lớn thì chỉ đủ tạo dao động ép xuống trong thời gian ngắn. Hiệu ứng của lực chốt T3 hay T4 cũng không rõ ràng ngay cả khi hàng bắt đáy cũng không ít.
Vốn nội hôm nay khoảng 1,96 nghìn tỷ và hôm qua 1,72 nghìn tỷ là thấp. Khi tiền vào giảm đi thì quán tính sẽ khó mạnh thêm và hay dẫn tới các diễn biến giảm. Tuy nhiên đó chỉ là một phía, phía ngược lại là bán có xả nhiều không. Rõ ràng là bán ít nên thị trường vẫn đi lên với thanh khoản như vậy.
Nếu sàng lọc theo mức tăng trưởng kể từ khi VN-Index chạm đáy hôm 4/1 thì mức tăng trưởng giá trên cổ phiếu vẫn còn chưa lớn. Có lẽ đây cũng là lý do khiến nhu cầu bán không mạnh. Hoặc với mức thanh khoản nhỏ như vừa rồi, nhà đầu tư giải ngân cũng chỉ mới một phần vốn và chờ đợi giá giảm để mua thêm.
Video đang HOT
Nếu xác định thị trường đã chạm đáy và đang củng cố đáy thì chiến lược nắm dài hơi một chút sẽ được ưu tiên và mua trong các nhịp giảm, cũng khiến áp lực bán không cao.
Dòng tiền đứng ngoài hoàn toàn lúc này có lẽ là những người chưa tin tưởng thị trường đã tạo đáy, nghĩa là còn chờ một nhịp giảm nữa hoặc tối thiểu sẽ retest tạo hai đáy. Điều này cũng có thể xảy ra và trong trường hợp đó dòng tiền sẽ hành động một cách rõ ràng.
Vấn đề là thị trường không quan tâm tới các tay chơi nghĩ gì, có kế hoạch như thế nào. Thị trường vận động tự nhiên theo bên đang chiếm ưu thế. Nếu lực mua và nắm giữ, giảm mua thêm vẫn còn cân bằng được với sức ép ngắn hạn thì thị trường vẫn bò lên từ từ.
Nếu nhìn vào thị trường phái sinh thì có thể thấy kỳ vọng giảm lớn thế nào, basis chiết khấu rất rộng dù 4 phiên nữa là đáo hạn. Mỗi khi VN30 đi ngang hay hơi chúc đầu xuống, phái sinh lập tức cắm đầu rơi trước và rất mạnh.
Chốt lại, cung cầu đang cân bằng nên để điều chỉnh giảm thật sự có lẽ phải cần cú hích mạnh. Nếu điều đó không xảy ra thì có thể chỉ dao động điều chỉnh. Thời gian đang đi gần hết nửa đầu tháng 1, kết quả kinh doanh đang xuất hiện.
Giá không giảm như mong đợi thì sẽ đến lúc tiền phải thay đổi quan điểm.
Giao dịch:
Mới Long ATC hôm qua thuận lợi, chốt 847 khi VN30 không vượt được 863. Buổi chiều VN30 va đập vào 863 rất lâu mà cũng không qua được, nhưng cũng không thể Short vì chênh lệch quá rộng.
Nhịp giảm nhẹ của VN30 mà đẩy hợp đồng lao xuống tận 842. VN30 có vùng hỗ trợ quanh 857 mà cũng nhịp điều chỉnh chiều hôm qua đã xác nhận. Long 843, stoploss nếu VN30 thủng 857. Tuy nhiên giá sau đó quá yếu, thoát ra ở 843.5 trước khi đóng cửa.
* “Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.
Theo vneconomy.vn
Trên 99% giao dịch phái sinh tại Việt Nam đến từ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Cách đây không lâu, ông Lê Hải Trà từng cho rằng 95% nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường chứng khoán phái sinh.
Theo tin từ Sở GDCK Hà Nội (HNX), thị trường phái sinh trong tháng 11 có 1 mã sản phẩm là VN30F1811 đáo hạn ngày 15/11/2018 và Sở GDCK Hà Nội đã niêm yết bổ sung sản phẩm thay thế là VN30F1901 vào ngày 16/11/2018. Tại thời điểm cuối tháng 11 có 4 mã hợp đồng được giao dịch là VN30F1812, VN30F1901, VN30F1903, và VN30F1906.
Khối lượng giao dịch trên TTCK phái sinh trong tháng 11 đạt 2.821.433 hợp đồng, tăng 10,58% so với tháng trước. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 128.247 hợp đồng/phiên, tăng 15,6% so với tháng trước.
Khối lượng mở (OI) toàn thị trường giảm 8,53% so với tháng trước, tính đến cuối ngày 30/11/2018, khối lượng OI của toàn thị trường đạt 16.855 hợp đồng.
Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn tiếp tục tăng lên. Tại thời điểm cuối tháng 11, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 54.773 tài khoản, tăng 7,49% so với tháng trước.
Hoạt động giao dịch vẫn tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức trong nước và nước ngoài chỉ chiếm dưới 1% khối lượng giao dịch toàn thị trường, trong đó hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán chiếm 0,2% khối lượng giao dịch.
Cách đây không lâu, ông Lê Hải Trà từng cho rằng 95% nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường chứng khoán phái sinh.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Tháng 11, VN-Index đã chấm dứt chuỗi điều chỉnh ngắn hạn để bước vào chu kỳ tăng mới Giá trị giao dịch thị trường cơ sở sụt giảm trong bối cảnh thị trường tương lai tiếp tục hút tiền. Tháng 11 chứng kiến sự khác biệt so với giai đoạn trước đó khi thị trường phái sinh vẫn giao dịch sôi động mặc dù VN-Index và VN30 Index hồi phục. Tháng 11 chứng kiến sự hồi phục của TTCK sau khi...