Blog chứng khoán: Liệu có bất ngờ tại đỉnh 1020?
VIC, VHM giảm chỉ đủ để hãm đà đi lên của thị trường mà thôi. Sự luân phiên đổi trụ vẫn tiếp tục và cuốn vào lượng tiền ngày càng lớn.
Thị trường ngày 25/2/2019:
Thị trường yếu đi một chút trong buổi chiều chủ đạo là do sức ép từ VIC, VHM, cùng với khả năng tăng mạnh thêm ở các trụ khác không rõ ràng. Hôm nay blue-chips duy trì được mức tăng đã là tốt.
VN30 hôm nay đóng cửa thấp hơn đỉnh khoảng 0,49% nhưng bình quân cổ phiếu trong rổ thấp hơn 1,3%. VNI thì bị kiềm chế bởi VHM là chính, nhưng khả năng đi lên cao hơn của các trụ khác cũng đang gặp khó khăn. Thị trường có khả năng chuyển sang trạng thái chỉ số tăng ít còn cổ phiếu dao động tùy mã.
Khả năng bù trừ lẫn nhau giữa các cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn là yếu tố then chốt để giữ đà đi lên cho các chỉ số. Vốn ngoại mua mạnh là yếu tố bổ sung. Hệ số tăng/giảm trên cổ phiếu vẫn ổn. Thông tin hỗ trợ nhiều. Các yếu tố này vẫn đang hỗ trợ cơ hội tăng cao thêm.
Vấn đề là thị trường sẽ tăng mãi đến lúc nào? Dòng tiền hiện đang tập trung rất lớn ở nhóm blue-chips vì đó là xu hướng đầu cơ chính được định hình từ tuần thứ hai sau Tết, khi cuộc chơi ở các trụ được đông đảo nhìn thấy. Tỷ trọng vốn tập trung tại VN30 đang tăng lên rất nhanh, nước ngoài cũng mua dữ dội ở những cổ phiếu có ảnh hưởng. Vì vậy, khi dòng tiền giảm cường độ ở nhóm này sẽ là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên, bất chấp cổ phiếu có khả năng vẫn tăng thêm nữa.
Hôm nay VNI có vẻ gặp chút khó khăn gần mốc 1000 điểm nhưng lúc này điều bất ngờ rất dễ xảy ra. Tuần trước nhiều người nghĩ thị trường cần điều chỉnh ở đỉnh tháng 12, nhưng đà tăng vẫn tiếp tục mạnh. Tuần này đỉnh tháng 9 quanh 1000 điểm có thể được trông đợi là ngưỡng điều chỉnh thì rất có thể tiếp tục được kéo vượt qua. Thị trường đang liên tục đưa những người nghi ngờ vào vị thế phán đoán sai để tạo sức ép sửa sai. Cổ phiếu chốt xong thường là lại tăng cao hơn.
Với lượng tiền đang tập trung rất lớn vào blue-chips thì để thoát ra an toàn cũng cần thời gian. Vốn nội hôm nay giảm từ 4,1k tỷ cuối tuần xuống khoảng 3,9k tỷ, không thay đổi nhiều.
Video đang HOT
Dòng tiền vẫn đang ở mức cao và duy trì ổn định quanh 4k tỷ (không tính nước ngoài, thỏa thuận). Đỉnh thanh khoản gần nhất là 4,2k tỷ vốn nội và hơn 5k tỷ cả thị trường và không dẫn đến điều chỉnh thì có khả năng tiền sẽ ở mức cao hơn nữa.
Chốt lại thị trường có cơ hội tăng tiếp ít nhất là trong vài phiên nữa. Tuy nhiên tuần này sẽ là tuần quan trọng vì phản ứng tại vùng đỉnh cao lần này đi kèm với mức giá cao hơn đáng kể ở khá nhiều trụ. Tâm lý dò đỉnh lớn dần nên mỗi khi chỉ số quay đầu thì đà đi xuống intraday gia tốc lớn hơn các phiên trước. Vì không biết lúc nào thị trường sẽ quay đầu, chiến lược vẫn là Short tại các đỉnh cao.
Giao dịch:
Tiếp tục chiến lược Short. Khi thị trường dò dẫm đi lên vùng đỉnh, bất kỳ nhịp đảo chiều nào cũng gợi lên nỗi lo lắng lớn và thường có biên độ mạnh dần. VN30 hôm nay có cản trading ở 944-945, buổi chiều retest tạo phân kỳ, Short 937.8, stoploss 939 hoặc VN30 vượt 945. Cover 933.
Phái sinh lúc này có xu hướng không nắm giữ qua đêm, vì thế đến cuối giờ chiều rất hay có lực cover mạnh. Vì vậy cần đóng vị thế sớm hơn để tránh các nhiễu động này.
Theo vneconomy.vn
Khơi dòng vốn ngoại: Cơ hội đang rất rõ
Quy mô tăng mạnh, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, cơ hội được nâng hạng và đặc biệt là hiệu ứng từ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên... là những yếu tố giúp TTCK Việt Nam tăng sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài, tạo kỳ vọng đón hàng tỷ USD vốn ngoại. Thế nhưng để biến cơ hội thành dòng chảy vốn thực, chứng khoán Việt còn nhiều việc phải làm.
Năm 2018, Việt Nam hút ròng 3 tỷ USD vốn FII
Năm 2018, trong bối cảnh dòng vốn đầu tư gián tiếp trên thế giới rút ròng khỏi các thị trường mới nổi thì Việt Nam vẫn thu hút được một lượng vốn lớn. Chia sẻ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2019, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong năm qua, tính riêng vốn đầu tư gián tiếp (FII), Việt Nam hút ròng khoảng 3 tỷ USD.
Bên cạnh các yếu tố vĩ mô như sự ổn định của nền kinh tế, GDP duy trì đà tăng trưởng cao, cơ cấu dân số trẻ..., cơ hội được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi cũng là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thu hút dòng vốn ngoại.
Nhiều tổ chức dự báo, Việt Nam có thể được tổ chức MSCI xem xét nâng hạng vào năm 2021. Nếu sự kiện này xảy ra, không tính yếu tố tăng trưởng dòng vốn ngoại nhờ sự hấp dẫn tự thân của thị trường, dòng vốn mới (đến từ những quỹ đầu tư chỉ đầu tư vào thị trường mới nổi) có thể sẽ tăng mạnh. Theo ước tính của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, dòng vốn này có thể lên tới hàng chục tỷ USD.
Cần cải thiện chất lượng minh bạch, quản trị và gỡ vướng về room
Chia sẻ về câu chuyện vốn ngoại, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital cho rằng, sở hữu nước ngoài là vấn đề đang gây cản trở đối với nhà đầu tư ngoại, là rào cản trong việc nâng hạng thị trường theo tiêu chuẩn của MSCI.
"Cần xem xét lại iều 23 - Luật ầu tư, bởi quy định doanh nghiệp có từ 50,1% vốn nước ngoài là doanh nghiệp nước ngoài như hiện nay là bất hợp lý, gây phân biệt cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhất là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn nhưng phải huy động vốn nước ngoài.
ó là chưa kể những bất cập khi tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài thay đổi hàng ngày do giao dịch trên thị trường. Mặt khác, trong bối cảnh các ngân hàng đang chuẩn bị vốn theo Basel II, nên cho phép nâng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49% tại các ngân hàng Việt", ông Dominic Scriven kiến nghị.
Bên cạnh vấn đề về room, chất lượng minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp cũng là điểm doanh nghiệp Việt Nam cần phải cải thiện. Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HQT CTCP Chứng khoán SSI (SSI) thì nhà đầu tư nước ngoài không sợ đầu tư lỗ. Họ chỉ sợ không minh bạch.
Mặc dù có nhiều thương vụ đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam thành công, nhưng nhà đầu tư nước ngoài dường như vẫn còn e ngại về vấn đề minh bạch thông tin, trong khi nhiều doanh nghiệp chưa thực sự coi nhà đầu tư là người đồng hành với sự phát triển của doanh nghiệp.
Chủ tịch SSI cho rằng, nhà đầu tư ngoại thường quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp quy mô vốn hóa lớn, có ảnh hưởng đến các chỉ số chứng khoán. Do đó, cần phải có những tiêu chuẩn khắt khe hơn với các doanh nghiệp này, chẳng hạn có thể yêu cầu phải kiểm toán bởi Big4, phải công bố thông tin bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt và đặc biệt, phải kiểm toán công bố thông tin.
ồng quan điểm, bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch HTV Deloitte Việt Nam cho biết, kiểm toán hoạt động công bố thông tin là điều rất cần thiết, bởi những thông tin công bố trong bản cáo bạch, công bố thông tin... dù không phải thông tin trong báo cáo tài chính, nhưng đôi khi còn quan trọng hơn báo cáo tài chính.
Phó thủ tướng Chính phủ Vương ình Huệ ủng hộ việc doanh nghiệp cần cải thiện chất lượng minh bạch và cho rằng, cần có tiêu chuẩn kiểm soát khắt khe hơn đối với các doanh nghiệp quy mô lớn.
"Với doanh nghiệp, ngoài các báo cáo phải kiểm toán theo quy định, cũng cần kiểm toán cả công bố thông tin để nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách đầy đủ hơn. Với đơn vị kiểm toán, nếu có sai phạm, cần công bố công khai thông tin sai phạm của kiểm toán viên cũng như đơn vị kiểm toán, để từ đó cảnh tỉnh và nâng cao chất lượng kiểm toán", Phó thủ tướng chỉ đạo.
Mới đây, báo cáo về xây dựng chiến lược đầu tư của một công ty quản lý quỹ có uy tín trên thế giới, thay vì nói về cơ hội từ Việt Nam như các báo cáo khác, họ đã phân tích, mổ xẻ một DN với nhiều điểm tiêu cực về chất lượng quản trị. Chuyện tuy nhỏ nhưng lại là không nhỏ nếu TTCK Việt Nam thực sự mong muốn sớm được nhà đầu tư quốc tế đánh giá tích cực, để đủ tiêu chuẩn nâng hạng của MSCI.
Trúc Chi
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tin tức chứng khoán ngày 22/2: VN-Index để mất ngưỡng quan trọng Thị trường chứng khoán phiên chiều 22/2/2019: Mặc dù vẫn giữ được sắc xanh nhưng VN-Index đã đánh mất mốc 990 điểm. Kết phiên,VN-Index đã đánh mất mốc 990 điểm Trong phiên chiều nay (22/2/2019), mặc dù vẫn giữ được sắc xanh nhưng VN-Index đã đánh mất mốc 990 điểm. Nguyên nhân chính của nhịp trượt này là các cổ phiếu lớn như...