Blog chứng khoán: Hoảng loạn cực điểm?
Phản ứng trên thị trường hôm nay rất hoảng loạn dù nguyên nhân khó cắt nghĩa rõ ràng…
Thị trường ngày 11/10/2018:
Biến động mạnh của chứng khoán Mỹ đã kích hoạt kịch bản xấu dự kiến hôm qua: Thị trường cắm đầu giảm trong sức ép bán ra tăng vọt.
Với người có tiền, mức giảm như hôm nay là tích cực vì giá rơi sâu, chỉ số rơi sâu, càng nhanh chóng đưa về mức hỗ trợ cứng. Ví dụ cả VNI lẫn VN30 trong một ngày về thẳng mức fib 61,8% của trọn sóng tăng 3 tháng vừa qua. Nhiều blue-chips rơi thẳng xuống vùng hỗ trợ mạnh mà nếu muốn có được trong điều kiện bình thường thì phải mất 3-4 phiên giảm liên tục.
Điều khiến thị trường rối loạn hôm nay là một sự tổng hợp của cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Như đã nói, yếu tố đột biến khiến thị trường không còn bình thường được, là các tác nhân bên ngoài mà chứng khoán Mỹ rớt trên 3% là biểu hiện cụ thể. Biến động nhỏ hơn 1-1,5% có thể bị bỏ qua, nhưng mức giảm lớn như vậy thì chắc chắn có tác động tâm lý. Như phiên rơi đột ngột đầu tháng 2 vừa qua cũng tương tự.
Tâm lý mất bình tĩnh làm nốt việc còn lại, cắt lỗ nhiều hơn, giảm margin mạnh tay, thậm chí là trading bán đi mua lại. Nước ngoài bán hôm nay không phải là nguyên nhân chính mà trong nước xả mới nhiều. Có thể nói những ai hoảng sợ nhất và có sẵn hàng đã bán ra phiên này.
Đêm nay có thể là một đêm trắng với nhà đầu tư nội để ngồi canh chứng khoán Mỹ. Thật ra lý do để chứng khoán Mỹ giảm không liên quan đến Việt Nam, ít nhất là trong tuần này hay tháng này. Tâm lý sợ hãi đạt cực điểm hôm nay thì có thể sẽ nhạt đi vào ngày mai. Trong trường hợp xấu, thị trường có thể xuất hiện thêm một đợt bán nữa.
Thanh khoản cực lớn hôm nay báo hiệu một đợt trao tay khổng lồ. Ít nhất điều đó cũng làm giảm đáng kể lượng hàng đang tích trữ trên cao, nhất là các giao dịch margin đầu cơ trước cho kết quả kinh doanh quý 3. Dòng tiền chờ đợi bên ngoài hẳn đã được đánh thức vì mua hơn 8,7k tỷ lúc thị trường hoảng sợ nhất không phải chuyện ngẫu nhiên.
Với mức giảm lớn ở nhiều trụ, giá đang tiến về vùng hỗ trợ mạnh có tiềm năng ổn định trở lại. Dù gì thì yếu tố cơ bản của doanh nghiệp cũng không thay đổi trong vài tuần qua, cũng như kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 vẫn còn. Yếu tố giúp xác nhận sự bình ổn trở lại trong tâm lý là thị trường cân bằng sớm ở phiên kế tiếp và hình thành một nhịp phục hồi giữ được ổn định đến hết phiên.
Video đang HOT
Chốt lại, trạng thái thị trường xấu với người này vẫn có thể là đẹp với người khác. Các quan điểm đối lập mới tạo nên giao dịch. Hôm nay là một phiên yếu tố tâm lý chi phối hoàn toàn. Vì vậy dấu hiệu cần quan sát đầu tiên là tâm lý giao dịch, biểu hiện qua sức ép lên dao động giá và thanh khoản lớn hay nhỏ.
Giao dịch:
Những phiên cắm đầu như thế này rất tốt để mua trên thị trường cơ sở, nhưng trước hết là Short phái sinh đã.
Mức điều chỉnh gần 20 điểm lúc mở cửa của hợp đồng tháng 10 thực ra chỉ là khoảng 15 điểm mà thôi vì còn chênh lệch hơn 5 điểm hôm qua. Mức điều chỉnh đó là không đủ đối với một ngày mà chứng khoán Mỹ giảm hơn 3% và sức căng margin lớn. Short ngay lúc mở cửa ở 952. VN3 có vùng hỗ trợ ở 918-919, thành ra cover hơi sớm ở 930.
Quán tính đẩy VN30 xuống 911 và basis bắt đầu chênh hơn 12 điểm. Cơ hội Long chỉ đến lúc đầu giờ chiều, Long 925, lên 935 lại không chốt. Lúc VN30 đi ngang quanh 922, hợp đồng loanh quanh 926.5 lại Long thêm nhưng giá giảm tiếp. Cắt lỗ 924.5.
* “Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.
Theo vneconomy.vn
Lợi suất trái phiếu tăng, kéo tụt chứng khoán Mỹ
Giá cổ phiếu ở Phố Wall tiếp tục chịu sức ép giảm từ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao...
Một nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Getty/CNBC.
Thị trường chứng khoán Phố Wall ngày thứ Sáu có phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp, dưới sức ép của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao sau khi báo cáo việc làm khả quan khép lại một tuần với loạt dữ liệu kinh tế tốt.
Theo tin từ Reuters, dẫn đầu sự giảm điểm phiên này là những cổ phiếu công nghệ và dịch vụ truyền thông lớn, bao gồm nhóm FAANG đình đám - nhóm bao gồm cổ Facebook, Amazon, Apple, Netflix, và Alphabet. Trong đó, cổ phiếu Amazon sụt 1%.
Dữ liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy số việc làm mới được tạo ra trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở nước này trong tháng 9 là thấp hơn dự báo do ảnh hưởng của cơn bão Florence. Tuy nhiên, dữ liệu việc làm mới của tháng 7 và tháng 8 đều được điều chỉnh lên mức cao hơn. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 3,7%, mức thấp nhất gần nửa thế kỷ.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, thị trường việc làm của Mỹ có lẽ đang ở thời kỳ tốt nhất trong cả một thế hệ. Không ai có thể tranh cãi hay phủ nhận điều đó", chuyên gia kinh tế cao cấp Russell Price thuộc Ameriprise Financial Services nhận định.
"Bản báo cáo việc làm đang trở thành báo cáo lạm phát", ông Price đánh giá.
Thống kê trên nâng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao hơn, trong đó lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đạt mức 3,248%. Lợi suất tăng gây áp lực giảm cho thị trường cổ phiếu vốn đang ở ngưỡng điểm gần kỷ lục, đặt ra mối lo về mức định giá của những cổ phiếu đắt đỏ hơn trong bối cảnh mùa báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý đang tới gần.
Sau khi dữ liệu việc làm được công bố, các nhà giao dịch hợp đồng tương lai về lãi suất nâng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào tháng 12. Các chỉ số về kỳ vọng lạm phát cũng đi lên.
"Cổ phiếu không còn lựa chọn nào khác, vì nếu chúng không giữ được khả năng cạnh tranh với trái phiếu, loại tài sản có lãi cố định và rủi ro thấp, thì mọi người sẽ dừng mua chúng và chuyển sang mua trái phiếu", nhà phân tích kỹ thuật Walter Zimmerman thuộc ICAP nhận định. "Làm thế nào thị trường cổ phiếu có thể giữ được sức cạnh tranh? Chỉ còn cách giá cổ phiếu giảm xuống để tỷ suất lợi nhuận tăng".
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 0,68%, còn 26.447,05 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,55%, còn 2.885,57 điểm. Chỉ số Nasdaq tụt 1,16%, còn 7.788,45 điểm.
Tính chung cả tuần, S&P mất 0,98% Dow trượt 0,04% và Nasdaq sụt 3,2%. Đây là tuần giảm mạnh nhất của Nasdaq kể từ tháng 3.
Nhóm công nghệ giảm 1,27% phiên này, đánh dấu ngày giảm thứ hai liên tiếp. Cổ phiếu Apple mất 1,6% sau khi quỹ Greenlight Capital cho biết đã bán nốt cổ phiếu Apple vì lo sợ "sự trả đũa của Trung Quốc đối với các chính sách thương mại của Mỹ. Cổ phiếu hai "ông lớn" công nghệ khác là Intel và Microsoft cũng đi xuống.
Nhóm dịch vụ truyền thông, với những cổ phiếu như Netflix, Facebook và Alphabet, sụt 1,04%.
Trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P, duy nhất chỉ có nhóm dịch vụ tiện ích - một nhóm cổ phiếu phòng vệ - tăng phiên này, với mức tăng 1,57%.
Cổ phiếu Tesla sụt 7,05%, sau khi Giám đốc điều hành (CEO) Elon Musk của hãng sản xuất xe điện này gây lo ngại bằng lời "chế nhạo" nhằm vào Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) thông qua mạng xã hội Twitter. Giới giao dịch cho biết các nhà bán khống cổ phiếu Tesla đã "trúng đậm" trong quý vừa qua.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu giảm giá nhiều gấp 2,15 lần số mã tăng. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 2,27 lần.
Có tổng cộng 7,62 tỷ cổ phiếu được giới giao dịch ở Phố Wall chuyển nhượng trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần, so với mức bình quân 7,16 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất
Bình Minh
Theo vneconomy.vn
Giá vàng sẽ còn giảm mạnh trong những ngày tới Dù giá vàng nhích tăng nhẹ nhưng theo các chuyên gia, sức ép lên giá vàng còn rất lớn khi các thông tin về kinh tế Mỹ đang khá khả quan. Vàng được dự báo có thể rơi xuống mức giữa 1.180 USD/ounce trong ít ngày tới. Cập nhật giá vàng đầu giờ sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn...