Blog chứng khoán: Giằng co còn dài
Thị trường không giống như bị phân phối sau 3 ngày đi ngang vừa rồi. Có vẻ thị trường đang ngập ngừng chờ đợi lý do để thay đổi trạng thái.
Thị trường ngày 25/6/2019:
Giao dịch hôm nay tiếp tục nhàm chán với dao động rất hẹp. Thị trường giống như đang bò ngang trước áp lực phân phối, nhưng cũng giống như quá trình đi ngang tích lũy chờ sự kiện.
Đặc điểm của 2 ngày gần đây là dao động nhỏ, thanh khoản kém và mức thiệt hại trên cổ phiếu cũng rất thấp. Kể cả khi nhìn vào hệ số tăng/giảm trên cổ phiếu 2 ngày đầu tuần thì cơ bản là giảm nhiều hơn tăng, nhưng mức giảm chỉ nằm trong diện dao động cung cầu thông thường ở đa số mã.
Thị trường như vậy là tương đối ổn định và giằng co. Lực chốt lời ngắn hạn thì lúc nào cũng có, nhưng 2 ngày nay chưa đủ sức đẩy dao động rộng hơn và nắm quyền chủ động tạo thanh khoản. Thị trường gần như cân bằng, chỉ có chỉ số là bị tác động một chút từ các mã lớn.
Đến cuối tuần này cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Trung sẽ diễn ra. Tình trạng ngập ngừng chờ tin đang diễn ra trên khắp thế giới vì rút kinh nghiệm lần đám phán đầu tháng 5 vừa rồi, khi ai cũng nghĩ rằng thỏa thuận rất chắc chắn thì lại đổ vỡ. Câu hỏi lớn nhất là còn điều gì tệ hơn có thể xảy ra nữa hay không. Nếu không tệ hơn thì đồng nghĩa với tốt vì mọi thứ xấu nhất đã được biết và chiết khấu.
Video đang HOT
Tuy nhiên từ giờ tới lúc đó, thị trường khó có cơ hội để bứt phá, thậm chí có khả năng điều chỉnh giảm nhiều hơn. Thực ra thị trường lúc này vẫn chỉ là dao động tạo đáy bình thường, tăng loanh quanh một vòng T3 sau đó chỉnh nhẹ. Khi chưa thoát ra khỏi nhịp tích lũy thì việc quay đầu giảm vài ngày là bình thường.
Phái sinh vẫn đang đưa kỳ vọng trở lại “mặt đất” khi basis bình quân chỉ còn khoảng 10 điểm. Đóng cửa chênh lệch tháng 7 còn 6,6 điểm. Diễn biến co hẹp này phản ánh thay đổi trong suy nghĩ rất rõ. Sự hăm hở và kỳ vọng quá cao đang trở nên nhạt dần. Basis hẹp lại trong nhịp điều chỉnh tạo cơ hội Long có biên lợi nhuận tốt hơn.
Chốt lại, thị trường từ giờ tới cuối tuần khó có khả năng đột phá mà nghiêng nhiều hơn về khả năng từ từ dao động đi xuống với biên độ hẹp. Cung cầu lúc này tự nhiên và ở mức thấp nên thị trường có thể nguội từ từ. Thị trường giảm vẫn là cơ hội mua ở vùng giá thấp và Long ở mức chênh lệch basis hẹp hơn chút nữa tại các điểm hỗ trợ của VN30.
Giao dịch:
Nay hơi vội, lúc gần 2h thấy basis co lại còn dưới 9 điểm, hợp đồng tháng 7 xuống gần 877 trong khi đáy sáng là 876.6, Long 877.8.
VN30 sau đó phản ứng tốt và phục hồi tăng, hợp đồng cũng tăng. Nếu chốt trước ATC thì có lãi, nhưng trong đợt ATC hàng loạt trụ bị ép kinh, cắt lỗ ATC ở 875.1.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán sáng 20/6: Bắt đầu mua đuổi, cổ phiếu ào ạt tăng
Thị trường như thể tăng bù hôm qua, sáng nay đồng loạt các blue-chips tăng mạnh dưới sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng. VN-Index đang có hơn 8 điểm, mức tăng tốt nhất 9 phiên.
Thanh khoản gia tăng cùng với mức tăng giá tốt là bằng chứng rõ nhất cho thấy một tâm lý mạnh mẽ đang lan tỏa trên thị trường. Nhà đầu tư bắt đầu mua vào nhiều hơn và đẩy giá lên cao hơn. HSX ghi nhận 162 mã tăng/108 mã giảm, trong đó 93 mã tăng vượt 1%. VN-Index tăng 0,90% tương đương 8,43 điểm.
Nhóm dẫn dắt sáng nay là cổ phiếu ngân hàng. VCB tăng tiếp 1,58% lên 70.900 đồng, hứa hẹn tuần tăng mạnh thứ hai liên tiếp. Từ đầu tuần tới giờ VCB đã đi được 2,5%. Gần 2 tuần qua VCB cũng tăng trên 8%.
Một số cổ phiếu ngân hàng còn tăng mạnh hơn VCB, nhưng tính dẫn dắt không bằng do quy mô nhỏ hơn: TCB tăng 2,49%, CTG tăng 1,98%, HDB tăng 2,29%. Còn lại BID tăng 1,09%, EIB tăng 0,54%, MBB tăng 1,45%, STB tăng 1,33%, VPB tăng 0,81%.
Nhóm dầu khí đóng góp khi GAS tăng 0,96%, PLX tăng 2,76%. Nhóm "Vin" không mạnh, VIC chỉ tăng 0,43%, VHM tăng 0,9%. SAB bất ngờ được khối ngoại đẩy giá mạnh, tăng 1,63% quay trở lại sát đỉnh cũ. Khối ngoại mua 67% thanh khoản của SAB sáng nay.
Hai cổ phiếu lớn duy nhất có tác động ngược là VNM giảm 0,08% và HPG giảm 0,63%. Ảnh hưởng của 2 mã này là không rõ ràng. VNM giảm rất nhẹ còn HPG chỉ ảnh hưởng nhiều tới VN30-Index.
Chỉ số VN30-Index kết thúc phiên sáng tăng 1% với 24 mã tăng/4 mã giảm. Rổ này cũng có 15 mã tăng mạnh hơn chỉ số. Nhóm blue-chips đã quay lại dẫn dắt thị trường, vượt trội các nhóm khác cả về mức tăng lẫn thanh khoản. Midcap hiện chỉ tăng 0,43%, Smallcap tăng 0,18%.
HNX lại nguội rất bất ngờ. Dầu khí và ngân hàng không đủ mạnh để dẫn dắt: ACB tăng 0,69%, SHB tăng 1,43%, PVS tăng 0,88% trong khi NVB giảm 1,22%. HNX-Index chỉ tăng rất nhẹ 0,21% với 53 mã tăng/64 mã giảm. HNX30 tăng 0,23% với 12 mã tăng/10 mã giảm.
Điểm nổi bật sáng nay là đà tăng giá ở nhóm blue-chips đã có được thanh khoản rất tốt. Rổ Vn30 giao dịch 809,1 tỷ đồng khớp lệnh, tăng 34,4% so với sáng hôm qua. Tuy nhiên 5 mã thanh khoản nhất rổ này cũng là 5 mã thanh khoản nhất thị trường và có giá trị khớp vượt 50 tỷ đồng là ROS, VJC, MWG, VNM và CTG đã chiếm tới 44,3% giá trị rổ.
Tổng giá trị khớp hai sàn phiên sáng cũng tăng 18,3% so với sáng hôm qua, đạt 1.550 tỷ đồng. Đây là mức khớp cao nhất 13 phiên sáng gần nhất.
VN-Index kết thúc phiên sáng đang ở sát đỉnh cao nhất, đạt 958,12 điểm, cũng là mức cao nhất 7 phiên.
Nhà đầu tư nước ngoài đang bán ròng nhẹ. HSX bị xả 185,3 tỷ đồng trong khi mua về 174 tỷ đồng. Vn30 được mua 117 tỷ, bán 110,4 tỷ đồng. HNX mua 2,9 tỷ, bán 2,9 tỷ đồng. Một số mã bị bán ròng lớn là VHM, VNM, HDB, DPM, FLC, SBT, BMI. Phía mua ròng có SSI, VGC, CTG, VJC, VRE, KBC.
Theo vneconomy.vn
Sanyo Việt Nam lại gom 6,5 triệu cổ phiếu SRF Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Sanyo Việt Nam vừa đăng ký mua 6,5 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ lạnh Việt Nam - Searefico (HoSE: SRF) để đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 20/6 đến 17/7/2019 thông qua phương thức thỏa thuận hoặc phương thức khác theo sự chấp thuận của Ủy ban...