Blog chứng khoán: Điều chỉnh là cơ hội mua
Thanh khoản đã tăng lên đáng kể trong ngày hôm nay và thị trường tiếp tục không bị ảnh hưởng gì từ nhịp rung lắc ngắn buổi chiều.
Thị trường ngày 10/6/2019:
Thanh khoản tăng tốt hôm nay cho thấy dòng tiền bắt đầu vào và thị trường lại xuất hiện thêm một nhịp rung nữa trong buổi chiều và kết thúc khá ổn. Thị trường vẫn đang tăng trong nghi ngờ.
Nhịp rung vẫn chủ đạo do ép trụ nhưng hiệu ứng không lớn vì có lẽ bài này đã diễn đi diễn lại nhiều lần. Điểm tốt là hệ số tăng/giảm ở cổ phiếu không bị ảnh hưởng nhiều trong biến động này. Nhà đầu tư tiếp tục hạn chế bán ra. Thanh khoản chiều giảm rất nhỏ.
Giao dịch hôm nay chủ đạo là giằng co cân bằng và thiếu nhân tố bùng nổ. SAB tăng rất ấn tượng buổi chiều nhưng lại đơn độc, các trụ khác hầu như không tăng thêm được mà chỉ đi ngang. Một mình SAB là chưa đủ kéo chỉ số. Ngân hàng cũng chỉ duy nhất VCB là tăng tốt. Cổ phiếu này cũng vẫn đang loanh quanh vùng đỉnh ngắn hạn mà chưa có đột phá.
Điểm tích cực nhất hôm nay là thanh khoản tăng kể cả khi không tính tới yếu tố thất thường của ROS. VN30 tăng giao dịch 28% (tính chung khớp lệnh) và tăng 45% (trừ ROS). Như vậy dòng tiền đã trở lại với mức độ tốt hơn ở nhóm blue-chips. Tuy dòng tiền tổng thể cũng không có gì ấn tượng, nhưng ít nhất là bắt đầu tăng lên.
Một điểm cũng đáng lưu ý là quỹ ETF nội đang hút tiền rất tốt từ đầu tháng. Nước ngoài liên tục mua vào ròng chứng chỉ quỹ. Khi có thêm tiền thì quỹ sẽ phải giải ngân vào rổ Vn30. Điều này sẽ tạo lực cầu cho blue-chips.
Phiên tăng hôm nay cũng chưa thay đổi gì nhiều trong xu hướng nhưng VNI vượt qua 960 như một cách bù gap. Thị trường có thể retest 960 vài nhịp nữa. Hiện nhiều blue-chips vẫn chưa tăng bao nhiêu, chủ yếu mới dao động tích lũy tạo đáy. Nếu đặt cược vào mốc 940 của VNI là đáy thì các nhịp điều chỉnh sẽ là cơ hội mua, từ đó thu hút thêm dòng tiền.
Thị trường phái sinh hôm nay có sự thay đổi đáng chú ý ở nhịp rung của VN30. Tuần trước các nhịp rung rơi tốc độ cao thường xuyên kéo giá phái sinh rất sát, thậm chí đảo basis sang âm. Hôm nay khi VN30 cắm đầu xuống 866-867, basis dương liên tục trên 8 điểm. Như vậy lực Short đã không mạnh như trước. Nếu quan điểm thay đổi trên thị trường phái sinh thì cũng có thể thay đổi trên thị trường cơ sở.
Chốt lại, triển vọng cao là thị trường đã tạo đáy, nhưng chưa đủ lực để hình thành xu thế tăng rõ rệt. Tuần này và tuần sau là thời điểm ETF ngoại tái cơ cấu, vì vậy lực cản vẫn còn. Tuy nhiên đó cũng không phải là sức ép để thị trường có thể thủng đáy và giảm sâu hơn nữa. Các nhịp giảm vẫn là cơ hội để mua.
Video đang HOT
Giao dịch:
Chiến lược hôm nay là Long nhưng lại không hiệu quả vì phái sinh tạo gap ngay từ lúc mở cửa sau đó basis bị thu hẹp. Chờ VN30 lùi lại đến gần cuối giờ sáng Long 879 thì đầu giờ chiều basis lại tự thu hẹp, cover 880. Chờ nhịp rung ở VN30 lúc 1h45 thì basis tới gần 9 điểm, Long 876.8, cover 877.
Theo vneconomy.vn
Giải mã dòng tiền ngoại đang "âm thầm" mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Dòng vốn ngoại đổ vào thị trường trong giai đoạn gần đây có thể đến từ nhóm quỹ ETF và các quỹ mở tracking theo bộ chỉ số MSCI Frontier Markets Index.
Sau giai đoạn bán ròng mạnh trong tháng 4 và nửa đầu tháng 5, dòng tiền khối ngoại đang có xu hướng trở lại TTCK Việt Nam trong hơn một tuần qua. Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), tính từ phiên giao dịch 27/5 đến hết phiên 5/6 (8 phiên), khối ngoại đã mua ròng nhẹ 8 tỷ đồng trên HoSE.
Tuy nhiên, nếu loại đi giao dịch bán thỏa thuận đột biến VJC trong phiên 30/5, thực chất khối ngoại đã mua ròng gần 700 tỷ đồng trên HoSE trong quãng 8 phiên qua.
Sự trở lại của dòng tiền ngoại đã mang đến sự hỗ trợ không nhỏ cho thị trường trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước đang khá thận trọng sau nhịp giảm sâu từ giữa tháng 3 tới nay.
Theo suy đoán của người viết, dòng vốn ngoại đổ vào thị trường trong giai đoạn gần đây chủ yếu đến từ nhóm quỹ ETF và các quỹ mở tracking theo bộ chỉ số MSCI Frontier Markets Index.
Dòng vốn ETF trở lại với kỳ vọng FED hạ lãi suất
Giai đoạn quý 1/2018, cũng như quý 1/2019, TTCK Việt Nam "thăng hoa" rực rỡ có sự đóng góp không nhỏ từ dòng tiền ngoại, đặc biệt dòng tiền từ các quỹ ETF. Tuy vậy, những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cũng như lo ngại FED tăng lãi suất đã khiến dòng vốn này rút ra khỏi các thị trường mới nổi, cận biên (bao gồm Việt Nam) trong khoảng giữa năm 2018, cũng như từ đầu tháng 4/2019. Cùng với sự rút lui của dòng vốn ETF, thị trường Việt Nam cũng bước vào nhịp điều chỉnh trong cùng giai đoạn.
Tuy vậy, kể từ hơn một tuần nay, dòng vốn ETF đang có dấu hiệu tạm ngưng rút, thậm chí đang có xu hướng trở lại tại một số quỹ.
Trong số các ETF đang hiện diện trên TTCK Việt Nam, đáng chú ý nhất là Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) khi liên tục phát hành chứng chỉ quỹ trong những ngày gần đây. Tính từ 17/5 đến 4/6, VNM ETF đã phát hành ròng 1,55 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị hơn 25 triệu USD.
Dòng tiền đang trở lại VNM ETF khá mạnh trong vài tuần gần đây
Riêng giai đoạn 27/5 tới đến 4/6 (giai đoạn khối ngoại bắt đầu trở lại mua ròng), VNM ETF phát hành ròng 800 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 12,83 triệu USD. Hiện tại, cổ phiếu Việt Nam chiếm tỷ trọng 70% danh mục VNM ETF, do đó có thể ước tính quỹ này đã mua ròng 9 triệu USD (210 tỷ đồng) trên TTCK Việt Nam trong 8 phiên giao dịch gần nhất. Cần lưu ý, trong cùng khoảng thời gian trên, khối ngoại chỉ mua ròng gần 700 tỷ đồng (đã loại giao dịch thỏa thuận).
Tương tự, quỹ ETF nội VFMVN30 ETF cũng phát hành ròng 8,3 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 120 tỷ đồng trong 8 phiên gần nhất.
Dòng tiền cũng đang trở lại VFMVN30 ETF trong những phiên gần đây
Trong khi đó, các quỹ ETF ngoại khác đang hiện diện trên TTCK Việt Nam như FTSE Vietnam ETF, iShare MSCI Frontier 100 ETF, KIM Kindex VN30 ETF không còn hiện tượng rút vốn từ hơn một tuần nay. Như vậy, có thể thấy dòng vốn từ VNM ETF và VFMVN30 ETF đã hỗ trợ không nhỏ cho thị trường trong hơn một tuần qua.
Với đặc tính khá "nhạy" với các yếu tố vĩ mô, việc dòng vốn ETF đang "rục rịch" trở lại thị trường có thể đến từ kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ hạ lãi suất trong những tháng cuối năm, kéo theo dòng vốn sẽ trở lại các thị trường mới nổi, cận biên.
Trong một phát biểu vào ngày 4/6, Chủ tịch FED Jerome Powell đã không còn nói FED sẽ "kiên nhẫn" trong vấn đề chính sách tiền tệ. Thay vào đó, ông Jerome Powell cho biết FED sẽ phản ứng "phù hợp" với sức ép mà vấn đề thương mại gây ra với kinh tế Mỹ. Điều này đã "gợi mở" về việc FED có thể hạ lãi suất trong tương lai gần.
Dòng tiền thị trường cận biên hướng tới Việt Nam
Bên cạnh dòng vốn từ các quỹ ETF, thị trường Việt Nam trong giai đoạn gần đây còn được hỗ trợ bởi dòng vốn từ các quỹ thị trường cận biên (Frontier).
Theo báo cáo mới nhất của MSCI tại ngày 31/5, rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index đã loại Argentina (do được nâng hạng Emerging Markets) và tăng tỷ trọng thị trường Việt Nam lên 18,22%, cao hơn 2,13% so với tháng trước.
Việt Nam được nâng tỷ trọng trong rổ MSCI Frontier Markets Index, kỳ vọng nhiều quỹ sẽ tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam
Hiện tại, khá nhiều quỹ mở có quy mô hàng trăm triệu USD đang tracking theo MSCI Frontier Markets Index, có thể kể tới như Schroder International Selection Fund (1,3 tỷ USD), Templeton Frontier Markets Fund (628 triệu USD), Morgan Stanley Institutionam Fund (237 triệu USD), Magna Umbrella Fund (506 triệu USD)...Do đó, việc Argentina bị loại khỏi danh mục, trong khi Việt Nam được nâng tỷ trọng được kỳ vọng giúp dòng vốn đổ mạnh hơn vào thị trường Việt Nam.
Trong các quỹ kể trên, có khá nhiều quỹ đang để tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam khá thấp so với tỷ trọng trong rổ MSCI Frontier Markets Index. Tiêu biểu có thể kể tới Schroder International Selection Fund với danh mục 1,3 tỷ USD nhưng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam chỉ là 7% (số liệu vào cuối tháng 4), thấp hơn nhiều so với mức 18,22% trong rổ MSCI Frontier Markets Index. Trong khi đó, các thị trường như Kuwait hay Argentina chiếm tỷ trọng khá cao, lần lượt là 22,8% và 14,3% (số liệu cuối tháng 4). Với tỷ trọng thấp như hiện nay, hoàn toàn có thể kỳ vọng những quỹ đầu tư như Schroder International Selection Fund sẽ nâng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới.
Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam khá thấp trong danh mục Schroder International Selection Fund
Trong hơn một tuần qua, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng khá nhiều Bluechips và không loại trừ các quỹ tracking theo MSCI Frontier Markets Index đang tiến hành gia tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán sáng 29/5: Blue-chips đồng loạt giảm, mốc 970 lại bị đe dọa Sau phiên lao dốc bất ngờ lúc đóng cửa hôm qua, thị trường vẫn không thể phục hồi được mà còn yếu thêm. Quá nhiều blue-chips giảm giá khiến thị trường mất hẳn lực đỡ. VN30-Index đang sụt giảm 0,34% chỉ với 9 mã tăng/21 mã giảm. Trong khi đó VN-Index giảm 0,19% với 109 mã tăng/169 mã giảm. VN-Index vẫn đang được...