Blog chứng khoán: Blue-chips gặp khó
Thị trường chung hôm nay không xấu, nhưng blue-chips thì tỏ ra mệt mỏi nhiều.
Thị trường ngày 13/9/2018:
Trụ biến động mạnh đã đẩy dao động của các chỉ số tăng lên. Thị trường diễn biến giống với dự kiến hôm qua, cơ bản cổ phiếu tốt và cơ hội thuận lợi cho trading phái sinh.
Dầu khí hôm nay bắt đầu thiếu cầu và xả hàng mạnh hơn. Đây vẫn là nhóm tín hiệu và phiên này có thêm sự hỗ trợ từ VJC, VIC, HPG, các mã chi phối VN30. Các chỉ số vẫn đang chịu sức ép từ blue-chips và nhóm này có thể dẫn tới các diễn biến xấu hơn. Dòng tiền vào blue-chips đang suy giảm và điều này càng làm tăng khả năng điều chỉnh ở chỉ số.
Hệ số tăng/giảm vẫn rất tốt và thị trường như vậy là tích cực chứ không xấu. Đợt xả blue-chips đẩy các chỉ số rơi rất nhanh nhưng không làm tổn thương nhiều đến cổ phiếu ở các nhóm khác. Tâm lý như vậy là mạnh mẽ vì nhà đầu tư quan tâm tới cổ phiếu cụ thể hơn là chỉ số. Tuy vậy cũng phải lưu ý là mức giảm ở blue-chips chưa lớn nên mức độ tác động lên tâm lý cũng chưa tối đa. Lịch sử thị trường đã xác nhận không có cổ phiếu nào chịu nổi nếu như blue-chips đồng loạt giảm 1-2% hay chỉ số rớt trên 1,5% cả.
Điểm kém tích cực hôm nay là tiền không duy trì được. Đây là phiên nước ngoài giảm mua khá rõ. Vốn nội tụt xuống còn 3,5k tỷ. Có thể thấy sự co dãn hàng ngày của dòng tiền ngoại khiến tổng thanh khoản có vẻ lớn mấy ngày qua nhưng thực chất “dòng tiền cơ bản” từ nhà đầu tư trong nước là có giới hạn. Ví dụ ở giai đoạn hiện tại mức quanh 4k tỷ đang là tối đa.
Video đang HOT
Hiện tại rủi ro nhất vẫn là nguy cơ điều chỉnh ở nhiều blue-chips, khi dòng tiền có dấu hiệu yếu đi mà giá thì retest đỉnh cao. Khoảng thời gian ngắn hạn trước mắt vẫn chưa có thông tin hỗ trợ thuận lợi nào đủ tốt để kích thích tiền vào nhiều hơn. Tuần tới sẽ là tuần có nhiều thông tin bất lợi hơn là tích cực.
Chốt lại, khả năng vượt đỉnh là khó ở thời điểm này vì chưa hội đủ các điều kiện thuận lợi. Dòng tiền ở mức này chỉ tạo được sôi động trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Thêm nữa nếu vượt đỉnh phải cần blue-chips mà hiện đa số blue-chips đang ở vùng đỉnh cao.
Giao dịch:
Diễn biến gần như lặp lại ngày hôm qua và chiến lược Short vẫn hiệu quả. VN30 có vùng cản lên 962-963, VNI vẫn là 992-993. Gần đến ngày đáo hạn nên basis hẹp lại và hợp đồng bám sát chỉ số hơn, dễ giao dịch.
Lúc 10h47 VN30 retest vùng cản không qua, hợp đồng vượt đỉnh tương ứng, chờ VN30 quay xuống, Short 958, rút kinh nghiệm hôm qua, cover luôn trước giờ nghỉ ở 954.3. Buổi chiều VN30 tiếp tục retest cản lần nữa, Short 957.6, cover 950.
* “Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.
Theo Trí Thức Trẻ
Hàng trăm mã "nằm sàn", VN-Index "bốc hơi" hơn 60 điểm!
Sau phiên giảm sốc ngày hôm qua, sáng nay (6/2), giới quan sát đều "nín thở" hồi hộp chờ đợi diễn biến phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa (ATO). Mọi hy vọng đều bị dập tắt khi hàng trăm mã cổ phiếu "nằm sàn" la liệt.
Lực bán tháo khiến không mã nào trong nhóm VN30 trụ lại được mức giá tham chiếu. VN30-Index trong 30 phút đầu tiên đã mất hơn 60 điểm (5,81%), qua đó kéo VN-Index cũng mất 59,13 điểm (5,64%) và "xuyên thủng" mốc 1.000 điểm. Đáng lo ngại là biên độ giảm vẫn đang tiếp tục giãn ra.
Trước đó, vào phiên hôm qua, vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam đã bị "thổi bay" 8 tỷ USD với mức sụt giảm kỷ lục kể từ sự kiện biển Đông năm 2014.
Hàng loạt bluechips như VIC, GAS, PLX, MSN, BVH, VJC, HPG....nằm sàn. Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm giá "thảm khốc" với CTG, VCB chuyển màu xanh xám, BID mất gần 1.000 đồng, MBB mất 1.900 đồng
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index cũng mất hơn 5,5% và HNX30-Index mất gần 7%. PGS, PVC, PVS giảm sàn, hầu hết cổ phiếu trong HNX30 cũng đều giảm giá.
Tuy nhiên, giữa lúc thị trường chìm ngập trong "sắc đỏ" thì vẫn có những mã cổ phiếu "kiên cường" đi ngược lại đám đông. HGM, ARM, LCS, MEC, MCO "tím" giá trần trên HNX; COM, GTA, PJT... cũng tăng trần trên HSX. Dù vậy, thanh khoản các mã này khá thấp.
Lý giải cho hiện tượng điều chỉnh mạnh trên thị trường, ông Đỗ Bảo Ngọc từ Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) cho biết, thị trường đã có thời gian tăng khá mạnh trong 2 tháng trở lại đây, nhiều mã bluechip đã tăng trong khoảng 50% - 60%. Với mức tăng cao như thế, nhu cầu chốt lời cũng cao và rơi vào thời điểm cuối năm trước kỳ nghỉ lễ.
Bên cạnh đó, tâm lý nhà đầu tư bị tác động mạnh do TTCK toàn cầu. Theo đó, TTCK Mỹ trong phiên thứ sáu tuần trước đã giảm hơn 600 điểm. Cùng với đó, dòng vốn ngoại thời gian gần đây chững lại và có dấu hiệu bán ròng nhẹ. Đây là các yếu tố khiến nhà đầu tư có nhu cầu bán và chốt lời mạnh hơn.
Một lý do không thể không nhắc đến đó là trong quá trình thị trường tăng điểm, có tích tụ lượng margin lớn. Do đó, khi thị trường giảm mạnh, điều này kéo theo hiện tượng cắt margin và càng làm áp lực giảm lớn hơn. Tổng hòa các yếu tố này khiến thị trường giảm điểm rất mạnh.
Theo Bích Diệp (Dân Trí)
[TTCK tuần 11/12 - 17/12] Cổ phiếu dầu khí tỏa sáng trên TTCK Việt, TTCK thế giới điều chỉnh nhẹ ngoại trừ Mỹ Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa đi qua một tuần giao dịch thận trọng. Cùng lúc, TTCK thế giới đa phần đều có sự điều chỉnh nhẹ ngoại trừ thị trường Mỹ... TTCK Việt Nam đi qua một tuần giao dịch thận trọng với sự tỏa sáng của cp dầu khí Tuần qua, thị trường có một tuần điều chỉnh nhẹ. VN-Index...