Blake tiết lộ lý do thua Bolt: Vì thiếu… hàng hiệu
VĐV điền kinh người Jamaica Yohan Blake đã bỏ lỡ cơ hội để giành HCV ở nội dung 200m bởi không thể vượt qua được đàn anh cũng là VĐV đồng hương Usain Bolt. Khi Bolt giương cao lá cờ Jamaica và chạy đến ăn mừng cùng hàng nghìn CĐV trên khán đài cũng là lúc Blake tỏ ra tiếc nuối bởi nếu như có phụ kiện trị giá 500.000 USD trên tay thì có lẽ mọi chuyện đã khác. “Thú thật là tôi cảm thấy thiếu thiếu thứ gì đó khi chạy. Có lẽ tôi không quen khi chạy mà không có chiếc đồng hồ quen thuộc của mình”, Blake chia sẻ.
Còn nhớ ở nội dung chạy 100m trước đó, Blake đã khoe chiếc đồng hồ lấp lánh trên tay. Thế nhưng sự khoe khoang đã mang đến cho Blake những rắc rối bởi BTC Olympic ngay lập tức chú ý đến chiếc đồng hồ của Blake. Theo quy định của BTC, những vật dụng như trang phục thi đấu, trang sức đeo trên người của những VĐV tham gia tranh tài tại Thế vận hội không được mang tính quảng cáo. Và nếu có, thì chỉ được mang tên những nhà quảng cáo nào là đối tác của Olympic 2012.
Blake đeo chiếc đồng hồ 500.000 USD- Ảnh Getty
Mặc dù Blake đã cố tình giải thích rằng chiếc đồng hồ mà anh đeo có hai màu vàng – xanh, 2 màu đặc trưng của quốc kỳ Jamaica, chỉ với mục đích thể hiện lòng yêu nước. Song, khi được hỏi nguồn gốc xuất xứ thì anh tiết lộ: “Do Richard Mille làm riêng tặng cho tôi”. Richard Mille, thương gia người Pháp và chính là chủ của công ty sản xuất đồng hồ cùng tên tại Thụy Sỹ.
Video đang HOT
Thế nên, việc Blake đeo chiếc đồng hồ này đã vi phạm quy định của BCT và nó lập tức bị cấm. Nguyên do là bởi tại Thế vận hội London, hãng đồng hồ Omega là nhà tài trợ chính về mặt thời gian thế nên không thể có chuyện sản phẩm của Richard Mille xuất hiện tại đây. Nhưng Blake vẫn một mực cho rằng chiếc đồng hồ trên còn là vật dụng mang lại may mắn cho anh trong các cuộc thi. Nó cũng giống với trường hợp của tay vợt Rafael Nadal. Hồi tháng 6 năm nay, Nadal từng đeo chiếc đồng hồ hiệu Mille Tourbillion trị giá 525.000 USD trong suốt thời gian diễn ra giải quần vợt Roland Garros (Pháp) và kết quả anh đã thắng một mạch 7 trận để giành danh hiệu Grand Slam thứ 7 trên mặt sân đất nện. Trước đó, tay golf Bubba Watson của Mỹ cũng đeo chiếc đồng hồ giống như Nadal tại giải golf Masters Tournament và lên ngôi vô địch.
Tiếc nuối là không thể tránh khỏi nhưng Blake cũng không thể đổ lỗi cho việc thiếu đi chiếc đồng hồ đắt giá. Trên đường chạy 200m, anh đã bị Bolt bỏ xa cả mét khi cán đích.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bao cao su lậu tuồn vào làng Olympic: Độc chiêu... kiểu Úc
BCT Thế vận hội London đang không hiểu vì sao bao cao su có xuất xứ từ Australia lại có thể xuất hiện ở làng Olympic.
Chuyện vỡ lở khi tay đua xe đạp BMX người Úc Caroline Buchaman đăng tải lên trang cá nhân Twitter một bức ảnh chụp giỏ bao cao su bên trên có ghi "Bao cao su Kanguru cùng với bức ảnh một chú chuột túi đấm bốc. Buchaman còn hài hước ví von thùng bao cao su đó như là minh chứng chứng tỏ làng Olympic đích thị là "cái giường nóng bỏng" để hàng ngàn VĐV đến London tranh tài xả hơi sau những năm tháng nỗ lực để có thể được tham dự Thế vận hội. "Haha, không phải tin đồn đâu, chuyện làng Olympic là thật đấy", Caroline tâm sự vẻ rất chân thật.
Bức ảnh được Caroline Buchaman đăng tải trên Twitter
Ý tưởng cấp phát bao cao su cho các VĐV nảy sinh từ Chính quyền Tây Ban Nha khi họ tổ chức Thế vận hội 1992 ở Barcelona. Ban đầu, mục tiêu cao nhất của IOC là để phòng tránh đại dịch AIDS còn hiện tại nó đã bao gồm cả mục đích phục vụ cho nhu cầu sex của các VĐV một cách cao nhất có thể. Năm nay, BCT Thế vận hội London (LOCOG) đã cung cấp miễn phí 150.000 chiếc cho 10.800 VĐV. Tất cả bao cao su đều là của hãng Durex, công ty con của tập đoàn Reckitt Benckiser, và là nhà tài trợ nhiều năm nay của các kỳ Thế vận hội.
Độc chiêu quảng cáo
Theo quy định của Olympic thì BTC phải kiểm soát chặt chẽ các thương hiệu được quảng cáo trong thời gian đại hội diễn ra trong đó có việc ngăn chặn và loại bỏ những hoạt động quảng cáo trái phép. Vì vậy, người phát ngôn của LOCOG cho biết họ quyết tâm tìm bằng được người đã đưa thứ được gọi là "bao cao su Kanguru", vốn thuộc độc quyền phân phối của công ty Ansell và công ty Pasante, vào làng Olympic. Sự việc này đã gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của LOCOG nhưng đồng thời cũng nâng tầm tên tuổi cho Ansell.
Tuy vậy, phía Ansell nhất mực phản bác. "Chúng tôi chả biết gì về chuyện này và không có dính dáng gì đến Olympic hết", đại diện của Ansell khẳng định. Lawrence Boon, Giám đốc sản xuất của Pasante cũng đưa ra tuyên bố tương tự rằng họ không có liên quan và coi đó là một "trò đùa" của VĐV. Nhưng vị quan chức này thông minh ở chỗ, ông kèm vào phát biểu của mình một thông tin mang nặng tính PR: "Chúng tôi cũng đã chuẩn bị một chiếc bao cao su bằng vàng cho những nhà vô địch Olympic năm nay." Chỉ cần câu nói đó thôi là ngay lập tức loại bao cao su được hãng này phân phối đã được chú ý tới. Thống kê trên trang tìm kiếm Google cho thấy lượng người truy cập với từ khóa "Kangaroo condom" (bao cao su Kangaroo) tăng lên chóng mặt.
Chưa dừng lại ở đó, ông Boon còn đánh mạnh vào tâm lý người tiêu dùng: "Với số lượng trẻ vị thành niên mang thai cùng với các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ngày càng tăng, chúng tôi đang cố gắng để làm sao mọi người luôn mang bao cao su bên mình một cách thoải mái và vui vẻ nhất."
Trong khi đó, đại diện của hãng Durex chỉ biết ngậm ngùi khi thương hiệu của họ bị đối thủ gây ảnh hưởng nhưng không thể làm cách nào để ngăn chặn tác động đang tăng rất cao sau độc chiêu quảng bá của "Kangaroo".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những kỷ lục về tuổi tại Thế vận hội London Trung Quốc là đoàn trẻ nhất với độ tuổi trung bình là 24,3 tuổi còn đoàn "già nhất" là Thụy Điển với 28,4 tuổi. Hiroshi Hoketsu, VĐV đua ngựa Nhật Bản năm nay bước sang tuổi 71. Ông lần đầu tham dự Olympic vào năm 1964, 44 năm sau, tại Bắc Kinh 2008, VĐV cao tuổi mới tái ngộ đấu trường Olympic trước...