BlackRock: Trong dài hạn, Mỹ sẽ mất quá nhiều vì gây ra chiến tranh thương mại
Các công ty chọn Trung Quốc chứ không phải Mỹ để làm nơi hoạt động. Cùng lúc đó, đồng USD có thể mất đi vị thế đồng tiền dự trữ của thế giới, thay vào đó sẽ là đồng nhân dân tệ.
Ảnh: Los Angeles Time
CEO của BlackRock – một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, ông Larry Fink, khẳng định rằng trong ngắn hạn Mỹ đang chiến thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, thế nhưng trong dài hạn, Mỹ sẽ mất nhiều hơn được, theo CNBC đưa tin mới đây.
Dựa trên quan điểm và kinh nghiệm của mình, ông Fink cho biết nhiều khách hàng của ông lo ngại khi thời gian qua đi, hậu quả mà nước Mỹ phải gánh chịu sẽ tồi tệ, đó là khi các công ty chọn Trung Quốc chứ không phải Mỹ để làm nơi hoạt động. Cùng lúc đó, đồng USD có thể mất đi vị thế đồng tiền dự trữ của thế giới, thay vào đó sẽ là đồng nhân dân tệ.
Thời gian gần đây, Nhà Trắng đã quyết định tăng thuế khá mạnh tay với hàng Trung Quốc, gần đây nhất, Mỹ áp thuế 10% với khoảng 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách tăng thuế với giá trị hàng hóa Mỹ thấp hơn nhiều.
Phần lớn các chuyên gia kinh tế tin rằng tác động về kinh tế thực sự của việc giá hàng hóa tại Mỹ tăng sẽ không quá lớn. Thế nhưng theo ông Fink, các động thái thuế quan mới nhất sẽ gây tổn hại đến vị thế của Mỹ trên thế giới.
Ông tin rằng: “Thế giới chắc chắn sẽ không còn an toàn trên phương diện kinh tế như hiện nay. Một trong những nền tảng quan trọng nhất của thế giới chính là chủ nghĩa đa phương, chủ nghĩa này sẽ giúp thế giới trở nên ổn định hơn. Giờ đây khi chủ nghĩa đa phương đang tan vỡ, chủ nghĩa dân túy đang trỗi dậy, nhiều quốc gia chỉ quan tâm đến quyền lợi của nước họ. Những vấn đề này sẽ tạo ra thêm nhiều vấn đề và sự bất ổn”.
BlackRock hiện là quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, tổng tài sản thuộc diện quản lý của quỹ ước tính khoảng 6,3 nghìn tỷ USD tại rất nhiều chi nhánh và văn phòng trên khắp thế giới. Trong các cuộc đối thoại với khách hàng châu Âu, ông cho biết có quá nhiều khách hàng doanh nghiệp lo lắng về các động thái chính sách từ phía Mỹ và rằng hành động của Mỹ đang khiến cho thêm nhiều doanh nghiệp nước ngoài hướng đến Trung Quốc”.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhiều người cũng lo ngại rằng khi mà Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng, Mỹ tự cô lập mình, đồng USD có thể để mất vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu, dù điều này tất nhiên không sớm xảy ra.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Nga tham vọng hạ bệ USD: Hay thì thật hay...
Nga có thể loại bỏ đồng USD trên lãnh thổ nước này nhưng ước vọng đồng rúp được dùng trong tất cả giao dịch với quốc tế có phần cao xa.
Đẩy USD ra khỏi nước Nga, nâng vị thế đồng rúp
Những năm qua Nga đã có những bước đi cụ thể và quyết liệt nhằm tiến tới ngưng sử dụng hoàn toàn đồng USD. Theo chính giới Nga, kế hoạch loại bỏ đồng USD trong các giao dịch ở Nga có thể hoàn tất trong vòng 3-5 năm.
Trước đó, Nga đã công bố ngưng sử dụng USD trong các hợp đồng mua bán vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự của Nga với nước ngoài và thay thế bằng đồng rúp. Moskva và Iran cũng đã xây dựng một cơ chế thanh toán quốc tế - nhất là với thương mại dầu mỏ - bằng đồng rúp thay cho đồng USD; cùng Trung Quốc xây dựng cơ chế chuyển đổi giữa đồng nhân dân tệ và đồng rúp.
Vào năm ngoái, Tổng thống Putin đã chỉ đạo chính phủ Nga phê chuẩn dự luật cho phép đưa đồng rúp trở thành đơn vị tiền tệ chính trong các giao dịch tại tất cả các cảng biển của Nga vào năm 2018.
Tháng 8/2018, Ngân hàng Trung ương Nga ra tuyên bố quyết định dừng mua ngoại tệ - chủ yếu là đồng USD - cho đến cuối tháng 9, nhằm đáp ứng chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý tài chính của chính phủ Nga.
Quan tâm đến kế hoạch loại bỏ hoàn toàn đồng USD của Nga, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) đánh giá, việc Nga muốn xây dựng chính sách tiền tệ độc lập, ổn định và nâng cao vị thế đồng rúp là rất tốt và hoàn toàn có thể làm được. Việc Nga đẩy USD ra khỏi các giao dịch trong nước này, chống tình trạng đô la hóa cũng hoàn toàn có thể thực hiện được. Động thái này sẽ giúp nâng cao vị thế đồng rúp và vị thế của Nga, tuy nhiên nhưng để đồng nội tệ của Nga được sử dụng trong tất cả giao dịch của nước này với nước ngoài thì đó là ước vọng có phần cao xa.
"Nếu Nga kiên quyết thì trong vòng 3-5 năm họ có thể thực hiện được kế hoạch trên. Khi Nga bán hàng bằng rúp, nếu đồng rúp yếu, mất giá cũng không sao vì người mua được lợi. Nhưng khi Nga muốn nhập khẩu hàng hóa của các nước, không thể nào bắt ép đối tác phải bán cho Nga bằng đồng rúp, phải tuân thủ kinh tế thị trường", ông Thịnh nói.
Nga khó có thể loại bỏ hoàn toàn đồng USD.
Vị chuyên gia cho biết, trước Nga, đã có nhiều quốc gia từng tìm cách thay thế đồng USD trong thanh toán quốc tế.
Cụ thể, ngay từ năm 1968-1969, các nước châu Âu đã nhìn thấy việc đồng USD thống trị thế giới và Mỹ in quá nhiều tiền giấy đến nỗi vàng của Mỹ không đủ để đổi tiền giấy ra vàng. Vì lẽ đó, các nước yêu cầu phải có cơ chế kiểm tra đồng USD, nhưng cơ chế ấy chỉ có nhà nước Mỹ mới nắm được và chuyện Mỹ in lậu tiền hay không cũng không ai biết được.
Thời điểm đó, Liên minh châu Âu đã quyết định đổi hết tiền giấy ra vàng, Mỹ không đổi được nên tuyên bố không đổi ra vàng nữa. Khi ấy, Liên minh châu Âu mới đề nghị phải có một đồng tiền khác thay đồng USD trong thanh toán quốc tế và đồng SDR mới ra đời, tham chiếu vào 5 đồng tiền, trong đó có đồng USD. Ban đầu 1 USD đổi 1 SDR nhưng phải tham chiếu 4 đồng tiền khác nữa.
Việc châu Âu không có động thái lật đổ đồng USD mà chỉ có hành động bảo vệ tài sản của các nước, theo ông Thịnh, do châu Âu bị phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ.
Đối với Nga, nhìn động thái mới nhất của nước này - ngưng sử dụng USD trong các giao dịch quân sự, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá, điều này không đáng ngại với đồng USD bởi buôn bán vũ khí chỉ chiếm vài ba phần trăm trong GDP của Nga. Tuy nhiên, nếu cả nền kinh tế Nga muốn loại bỏ đồng USD thì đó lại là bài toán không đơn giản.
Nga đã làm được gì?
Vị chuyên gia chỉ rõ, để có cơ chế loại bỏ đồng USD đòi hỏi nhiều yếu tố:
Thứ nhất, nền kinh tế quốc gia đó phải phát triển tương đối bền vững và ổn định.
Thứ hai, giao thương của quốc gia đó với các quốc gia khác được mở rộng ra và các quốc gia khác coi đây là đối tác bình đẳng, tôn trọng và có quan hệ hữu hảo.
Thứ ba, đồng tiền của quốc gia đó phải là đồng tiền ổn định và được những quốc gia tham gia giao thương có thể chấp thuận, ít nhất là chấp nhận hoán đổi tiền tệ giữa hai nước.
Thứ tư, lạm phát và chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của quốc gia đó phải tương đối ổn định hoặc có thể đoán định trước, nghĩa là chính sách ấy phải tạo được lòng tin đối với nhà đầu tư.
Yếu tố cuối cùng có liên quan đến sản xuất. Một nền sản xuất tăng trưởng ổn định thì nền tài chính cũng phải ổn định, có lượng dự trữ ngoại hối đáng kể, trong đó có thể có lượng vàng dự trữ tương đối lớn đủ để người ta tin rằng quốc gia đó có đồng tiền được đảm bảo bằng nền sản xuất hoặc được đảm bảo bằng lượng vàng của quốc gia đó.
"Nếu một quốc gia muốn đồng tiền của mình được các nước tin cậy thì nền sản xuất của quốc gia đó phải ổn định, lạm phát phải thấp, chi tiêu ngân sách nhà nước phải nằm trong giới hạn cho phép, không thâm hụt ngân sách quá đáng, tạo ra nợ công và nợ nước ngoài lớn như nước Mỹ. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng với khối lượng nợ công lớn như Mỹ hiện nay thì khủng hoảng kinh tế là điều không thể loại trừ.
Nếu một quốc gia muốn đồng tiền của mình độc lập và được sử dụng trong thanh toán quốc tế thì bản thân quốc gia đó phải nâng cao vị thế nền kinh tế, nâng cao vị thế đồng tiền của mình và uy tín của mình trong con mắt các đối tác đầu tư và thương mại.
Theo baodatviet.vn
Nga có thể ngưng dùng đồng USD Chủ tịch Ủy ban Thị trường tài chính thuộc Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) Anatoly Aksakov tuyên bố ủng hộ kế hoạch ngưng hoàn toàn việc sử dụng đồng USD và nếu được triển khai thì có thể hoàn tất trong vòng 3 - 5 năm. Đồng rúp Nga và đồng USD của Mỹ AFP Đài RT ngày 15.9 dẫn lời ông...