Bkav nhờ người dùng dạy tiếng Việt cho Bphone, chúng ta có thật sự cần một trợ lý ảo người Việt ?
Mấy ngày gần đây, nổi lên râm ran việc Bkav mở chương trình dạy tiếng Việt cho Bphone, với mục đích “để giúp trí tuệ nhân tạo của Bphone giao tiếp với người sử dụng bằng tiếng Việt”.
Vậy thật hư câu chuyện này là gì và việc câu chuyện không mới về một trợ lý ảo người Việt có thật sự cần thiết cho người dùng smartphone? Dưới đây là quan điểm của mình về vấn đề trên.
Đầu tiên, phải bàn về câu chuyện “trợ lý ảo người Việt”
Thật ra đây không hẳn là vấn đề mới mẻ gì, kể từ 2015 – 2016 chúng ta đã có nghe rất nhiều các start-up nghiên cứu và cho ra mắt ứng dụng trợ lý ảo của mình dưới với mục đích khác nhau như trò chuyện phiếm, giải trí, thậm chí là chỉ để làm màu là chính. Khi hầu hết chúng vẫn chỉ là những ứng dụng đơn giản dựa trên những cơ sở dữ liệu nhập trước và phản hồi một các máy móc khi được hỏi đúng vấn đề được lập trình sẵn. Nhiều trong số chúng là dạng voice-to-text tương tác bằng các dòng chat, số khác thfi dùng cơ sở dữ liệu giọng đọc có sẵn của Google để hình thành các câu trả lời đơn giản.
Có lẻ nổi bật phải kể đến những ứng dụng VOA, Umind những trợ lý ảo người Việt được quảng cáo hẳn hoi trên các phóng sự TV hay Simsimi bot chat có thể trả lời các câu hỏi mang tính “đẩy đưa” từ người dùng. Tuy không quá nổi bật cũng như thành công đường dài nhưng chúng tạo cho người dùng cơ hồ về một trợ lý ảo người Việt cho những người chưa biết gì hay đáp ứng phần nào sự kỳ vọng chưa được đáp trả từ Google hay Apple.
Video đang HOT
Khi mà lúc đấy, người dùng chưa làm quen được với thuật ngữ Trí tuệ nhân tạo (AI) thì những ứng dụng chỉ cần “lờ mờ” đáp ứng lại câu hỏi cá nhân bằng giọng chị Google hay nhưng dòng chat “đấy đưa” cũng đủ làm phần đông người dùng mê mệt. Tuy nhiên, việc trên chỉ căn bản là “ăn sỏi” do đào sâu chưa đủ, chỉ phần nào phô trương một trong rất nhiều khía cạnh mà một trợ lý ảo có thể làm được khiến các start-up nhanh chống lụi tàn hay không đủ lực để tiếp tục đi sâu hơn.
Bkav đang thực sự muốn gì? Một trợ lý ảo thật thụ hay chỉ là bộ công cụ hỏi đáp tiếng Việt?
Nếu chúng ta nhìn kỹ hơn về thông tin mà Bkav ghi trên website dạy tiếng Việt cho Bphone có thể dễ dàng nhận ra việc họ không hề đề cập đến hoàn thiện một trợ lý ảo, mà thay vào đó là “để giúp trí tuệ nhân tạo của Bphone giao tiếp với người sử dụng bằng tiếng Việt”. Phải chăng Bphone sẽ hướng đến cách tiếp cận thực dụng nhất của một trợ lý ảo, nhận diện những lệnh bằng giọng nói và khiến nó thay thế ngón tay tương tác với điện thoại hay chính là giao tiếp không chạm.
Rất khó để nói trước điều khi mà Bphone đã được Bkav giấu quá tốt, hơn cả những Galaxy, những iPhone. Tuy nhiên, nếu muốn tạo lập một cơ sở dữ liệu giọng nói cho Bphone thì thời điểm hiện tại là quá muộn, nếu muốn nó trở thành một tính năng hoàn chỉnh dùng ngay được. Hay việc “dạy tiếng Việt cho Bphone” chỉ là 1 chiêu trò marketing tốn không quá tiền mà lại đạt kì vọng hâm nóng thị trước trước khi Bphone mới ra mắt. Dù chỉ với 100.000 nghin cho 300 câu nói mẫu, nhưng thật khó để hầu hết người dùng đăng kí đủ kiên nhẫn hoàn thành hết vì các câu mẫu kia khá chán, y như bạn đang đọc một nghị định, thông tư nào đó.
Bỏ qua giả thuyết chiêu trò truyền thông thì nếu thật sự Bphone có thể nhận diện và phản hồi các lệnh bằng giọng nói tiếng Việt cũng khá hay đúng không nào? Dù thật sự Google Assistant đang làm rất tốt công việc của mình, thậm chí bằng cả tiếng Việt. Nhưng với nhu cầu của đại đa số người dùng Việt Nam hiện tại việc tiếp xúc với một trí tuệ nhân tạo với kiến thức khổng lồ từ đám mây vân khá xa lạ và chưa quá cần thiết. Vậy thay vì chăm chú vào sự thông minh của một cô trợ lý mà ta không dùng hết, thì chỉ cần yêu cầu chiếc điện thoại đáp ứng chính xác các câu lệnh điều khiển thôi cũng làm người dùng Việt thích thú rồi.
Việc trong tương lai trợ lý ảo người Việt có đi xa hơn, cũng như Bphone thật sự tạo nên một trợ lý ảo đúng nghĩa không, khó mà đoán trước được. Dù không nổi trội về cấu hình thứ ngon nhất mà dễ khiến bộ phận người dùng phát cuồng. Nhưng với những bộ máy chất xám từ Bkav, chúng ta vẫn có gì đó kỳ vọng và tin tưởng ở công nghệ Việt cho người Việt.
Theo Thế Giới Di Động
Người Việt mất 20 nghìn tỷ đồng vì virus máy tính
Trong năm 2019, Việt Nam có 85,2 triệu lượt máy tính nhiễm mã độc, gây thiệt hại 20.892 tỷ đồng.
Theo báo cáo tổng kết an ninh mạng của Bkav, tình hình an toàn thông tin tại Việt Nam trong năm 2019 có nhiều biến chuyển tích cực, tuy nhiên, số trường hợp nhiễm mã độc, bị virus tấn công vẫn còn nhiều, gây thiệt hại trên quy mô lớn. Số lượt máy tính nhiễm mã độc trong năm 2019 tăng 3,5% so với năm 2018. Thiệt hại do virus máy tính gây ra cho người dùng Việt cũng tăng từ 14.900 tỷ đồng năm 2018 lên 20.892 tỷ đồng năm 2019.
Năm 2019, người Việt thiệt hại gần 1 tỷ USD vì virus máy tính.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc virus máy tính lây lan tại Việt Nam là thói quen tải phần mềm trên mạng. Theo báo cáo từ Bkav, cứ 10 máy tính tải các phần mềm từ Internet về cài đặt thì có 8 máy nhiễm virus. Ngoài ra, email cũng là những con đường lây lan khi số trường hợp nhiễm virus qua thư điện tử tăng 4% so với năm trước, trong khi tỷ lệ lây nhiễm qua đường USB đã giảm 22% trong năm 2019, xuống mức 55%.
Hiện vẫn còn 41,04% máy tính chứa lỗ hổng SMB, từng bị virus Wanna Cry khai thác. Ransomware cũng khiến 1,8 triệu lượt máy tính bị mất dữ liệu trong năm 2019, tăng 12% so với năm 2018. Trong số này có rất nhiều máy chủ chứa dữ liệu của các cơ quan, doanh nghiệp, gây đình trệ hoạt động của các đơn vị này trong nhiều ngày.
Đã có một chiến dịch quy mô lớn của hacker nước ngoài tấn công vào các máy chủ có mật khẩu yếu tại Việt Nam trong năm 2019. Không lây nhiễm mã độc, hacker còn dò tìm các server có mật khẩu yếu, từ đó, thực hiện truy cập trái phép từ xa nhằm cài mã độc mã hóa dữ liệu. Kiểu tấn công này khiến phần mềm diệt virus sẽ bị vô hiệu hóa do hacker đã chiếm được toàn quyền điều khiển máy chủ.
Theo tổng kết của Bkav, 420.000 máy tính tại Việt Nam đã bị nhiễm loại mã độc tấn công APT có tên W32.Fileless. "Kỹ thuật mà W32.Fileless sử dụng rất tinh vi và có thể nói đã đạt đến mức "tàng hình". Mã độc này không để lại bất cứ dấu hiệu gì về sự tồn tại của chúng dưới dạng file nhị phân trên ổ cứng máy tính như các loại mã độc thông thường. Mã độc này phát tán thông qua USB hay qua khai thác lỗ hổng hệ điều hành", Bkav cho biết.
Các cuộc tấn công có chủ đích (APT) nhằm vào hàng trăm nghìn máy tính tại Việt Nam năm 2019.
Để tăng cường khả năng bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng, Bkav khuyên người dùng nên thực hiện các biện pháp, như chỉ tải phần mềm có nguồn gốc rõ ràng, quét virus cho USB trước khi sử dụng, mở các file nhận được từ Internet trong môi trường cách ly an toàn, thường xuyên cập nhật bản vá lỗ hổng, đặt mật khẩu mạnh cho máy tính.
Theo vnexpress
Nguyễn Tử Quảng tiết lộ lý do lùi ngày ra Bphone 4 CEO Bkav cho biết muốn xây dựng Bphone Store tại các tỉnh thành trước khi công bố Bphone 4 trong quý I/2020. Bphone 3 được giới thiệu vào tháng 10/2018, do đó nhiều người dự đoán Bphone 4 sẽ xuất hiện cuối năm 2019. Tuy nhiên, ông Quảng cho biết công ty muốn có thêm thời gian đầu tư xây dựng và hoàn...