BKAV mở website để người dùng báo lỗi Bphone
Website Breport được BKAV thành lập nhằm cho phép người dùng báo cáo lỗi về Bphone.
BKAV mới đây đã chính thức khởi động website mang tên Breport với mục đích cho phép người dùng báo cáo các lỗi trong quá trình sử dụng Bphone.
“Với mong muốn ngày càng nhận được nhiều các góp ý, báo lỗi hơn nữa, đồng thời Khách hàng có thể theo dõi được quá trình xử lý các góp ý, báo lỗi. Bkav đã phân tích và hoàn thành website: Breport.vn – Tiếp nhận Báo lỗi, Góp ý Bphone. Mời các bạn truy cập https://breport.vn để đóng góp ý kiến cho Bkav nhé”, một quản trị viên kiêm nhân viên BKAV nói trên nhóm Bphone Fans Club trên Facebook.
Website Breport của BKAV
Trước khi Breport ra đời, BKAV chỉ có một kênh thảo luận duy nhất dành cho khách hàng là hội nhóm trên Facebook. Tuy nhiên, một số người dùng đã phản ánh về việc bị ban quản trị của nhóm này chặn sau khi đưa ra một số bình luận trái chiều về Bphone. Đối với các bài đăng báo cáo lỗi từ người dùng, ban quan trị nhóm Bphone cũng khoá bình luận và không cho phép những thành viên khác thảo luận để “hỗ trợ trực tiếp qua tin nhắn”.
Video đang HOT
Các bài đăng báo lỗi về Bphone đều bị BQT BKAV khoá bình luận
Ở thời điểm hiện tại, BKAV không bán bất kỳ mẫu smartphone nào. Mẫu Bphone chủ lực trước đó là Bphone B86 đã lâm vào cảnh “hết hàng” từ giữa tháng 6/2021. Trong khi đó, thế hệ Bphone tiếp theo vẫn chưa có dấu hiệu ra mắt.
Trước đó hồi tháng 9/2020, trong một buổi livestream, CEO Nguyễn Tử Quảng từng khẳng định sẽ tung ra mẫu Bphone cao cấp với chip Snapdragon đầu 8, kèm theo một mẫu Bphone giá rẻ. Thế nhưng, cả hai sản phẩm này đều chưa xuất hiện.
Với việc đất nước đang gồng mình chống dịch và ông Nguyễn Tử Quảng là Kiến trúc sư trưởng của Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19, có lẽ ra mắt smartphone không phải là trọng tâm của BKAV lúc này. Trước đó, ông Quảng từng cho biết BKAV đang nghiên cứu nhiều dự án khác nhau liên quan đến COVID-19 như sản xuất máy thở, nghiên cứu vaccine hay xét nghiệm bằng nước muối.
Tổng giám đốc BKAV lý giải tại sao coi BOS trên Bphone là hệ điều hành: "Nước ngoài được gọi là OS mà ta không được gọi thì tiêu chuẩn kép quá"
Tổng giám đốc phụ trách Phần mềm Mobile của BKAV cho biết Android trên Bphone đã được tuỳ biến rất nhiều so với Android gốc để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
"BOS" là tên gọi của phần mềm được BKAV phát triển cho Bphone. BOS được BKAV quảng cáo là "mở như Android, mượt mà như iOS", "không ứng dụng dư thừa", "bảo mật nhất hiện nay", thậm chí còn "gây nghiện" bởi những tính năng như điều hướng cử chỉ, chống trộm hay chặn tin nhắn rác.
Với những tuyên bố "mạnh miệng" như vậy từ BKAV, không khó để thấy BOS nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau từ người dùng. Thực tế, ngay từ tên gọi "BOS" đã trở thành một trong những chủ đề tranh luận phổ biến nhất của cộng đồng trong suốt nhiều năm qua.
Bởi lẽ, mặc dù được mang tên gọi "hệ điều hành BOS", nhưng bản chất BOS vẫn được xây dựng dựa trên nền tảng Android của Google. Nhiều người cho rằng không nên gọi BOS là "hệ điều hành", mà nó chỉ đơn thuần là một lớp giao diện, hay thậm chí là một launcher.
Ông Lâm Hồng Quang , Tổng giám đốc phụ trách Phần mềm Mobile của BKAV tại buổi ra mắt Bphone B86
Nhằm giải thích thêm về tên gọi này, mới đây, ông Lâm Hồng Quang, Tổng giám đốc phụ trách Phần mềm Mobile của BKAV đã đưa ra câu trả lời trong một buổi giao lưu trực tuyến với cộng đồng người sử dụng Bphone.
Cụm từ được ông Quang sử dụng, cũng là cụm từ được BKAV và CEO Nguyễn Tử Quảng nhắc đến trong nhiều phát ngôn trước đây, là "định kiến".
"Mình nghĩ rằng bạn vội vã kết luận rồi. Có cảm giác là do BOS là sản phẩm của người Việt nên bạn có định kiến rằng nghĩ nó đơn giản. Không phải đâu bạn ạ. UI hay OS thực tế là cách gọi của mỗi hãng. Sản phẩm của họ, thích gọi thế nào thì gọi thôi. Thực tế thì các sản phẩm này (MIUI, One UI, ColorOS, HarmonyOS, BOS...) đều là các Hệ điều hành của riêng các nhà sản xuất điện thoại thông minh, được phát triển trên nền tảng mã nguồn mở Android cả."
Việc một số nhà sản xuất Android như Oppo, Vivo hay OnePlus gọi phần mềm của mình là "ColorOS", "OriginOS", hay "OxygenOS", nhưng BKAV lại không được gọi là "BOS", theo ông Quang, là "tiêu chuẩn kép".
"Nước ngoài được gọi là OS, ta thì không được gọi, dù cùng làm một thứ thì bị tiêu chuẩn kép quá."
Vị tổng giám đốc này phủ nhận việc BOS chỉ là một launcher như nhiều người nghĩ. Theo ông chia sẻ, BKAV đã "làm chủ Android", cụ thể là tuỳ biến Android gốc rất nhiều "để đem lại các trải nghiệm tốt hơn cho người dùng".
Thi thoảng mình đọc các ý kiến như BOS chỉ là Launcher, hay BOS can thiệp nông vào Android... Mình thấy đây là các phát biểu rất cảm tính, quá tự tin khi không có kiến thức, thông tin liên quan. Mình nhiều lần khẳng định về việc Bkav mình hoàn toàn làm chủ Android, muốn làm gì thì làm. Bọn mình cũng can thiệp nhiều vào Android gốc, từ Kernel tới Frameworks, tới mọi ngóc ngách khác, để đem lại các trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
BOS 8.6 trên Bphone B86.
Tuy vậy, có lẽ định kiến của một số bạn quá lớn, nên họ vẫn thường coi như mình, Bkav chưa từng nói gì, và khẳng định ngược lại điều mình nói, mà quên rằng, thực ra kiến thức của họ về cụ thể lĩnh vực chuyên môn nay (làm một hệ điều hành dựa trên nền tảng mã nguồn mở Android) là rất hạn chế, hầu như là con số 0. Kể cả một số bạn có tự tải source Android về, sửa một chút, tự build, tự nạp vào điện thoại chạy được thì kiến thức cũng chỉ gần như bằng 0 thôi. Đội ngũ phát triển BOS đã làm những việc đó từ hơn 10 năm trước rồi.
Ông Quang tiếp tục đưa ra hai ví dụ về trình duyệt Edge và Chrome, nói rằng cả hai trình duyệt này đều không hoàn toàn do Microsoft và Google phát triển, mà đều dựa vào nền tảng có sẵn của một công ty khác. Thế nhưng, Microsoft và Google vẫn đặt tên riêng cho trình duyệt của mình mà không bị ai soi mói, bởi "Google là Mỹ, là Tây, là khổng lồ, nên họ làm gì cũng được hết"
Một ví dụ khác là Trình duyệt Edge của Microsoft. Gần đây họ đã chuyển sang phát triển Edge dựa trên trình duyệt mã nguồn mở Chromium, do Google đứng sau. Nhưng điều này sẽ không ngăn họ gọi sản phẩm của họ là trình duyệt Edge của Microsoft. Và có lẽ do Microsoft là Mỹ, là Tây, là khổng lồ nên với những bạn có định kiến này, lại thấy bình thường.
Hoặc một ví dụ khác, chắc ít bạn biết, trình duyệt nguồn mở Chromium thực ra lại không tự phát triển nhân trình duyệt (browser engine) của riêng mình, mà dựa trên WebKit, một nhân trình duyệt mã nguồn mở, do Apple đứng sau. Và tất nhiên, Google cũng đặt tên riêng cho nhân trình duyệt này, Blink, bất chấp nguồn gốc WebKit. Và một lần nữa, tất nhiên, Google là Mỹ, là Tây, là khổng lồ, nên họ làm gì cũng được hết.
Website của Bkav khó truy cập trong nhiều giờ Một số người dùng cho biết không thể truy cập vào một số website của tập đoàn Bkav như trang chủ, chuyên trang về Bphone... Trang chủ của Bkav không thể truy cập ngày 15.8 Cụ thể, website có tên miền bkav.com.vn, home.vn và bphone.vn (cùng của Bkav) đều diễn ra tình trạng truy cập không ổn định, cảnh báo "502 Bad Gateway"...