[BizDEAL] Dược Hà Tây (DHT) chốt phương án bán 20% cho đối tác Nhật, giá 70.000 đồng/cổ phiếu
Dược phẩm Hà Tây dự kiến phát hành thêm hơn 5 triệu cổ phần riêng lẻ cho ASKA Pharmaceutical Co., Ltd với mức giá 70.000 đồng/ cổ phiếu tương ứng số tiền nhà đầu tư Nhật Bản dự chi gần 370 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Dược Hà Tây ( DHT) chốt phương án bán 20% cho đối tác Nhật, cổ phiếu tăng hơn 30% từ đầu tháng 7
CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT) mới đây đã thông qua kế hoạch phát hành hơn 5 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược với mức giá 70.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 18% thị giá (kết phiên 21/8 DHT dừng tại mức 59.500 đồng/cổ phiếu). Nhà đầu tư duy nhất tham gia mua là ASKA Pharmaceutical Co., Ltd – một hãng dược lớn có thâm niên 100 năm tuổi tại Nhật Bản.
Mặt khác, DHT cũng sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường ngay cuối tháng 8 này, nhằm thông qua ý kiến cổ đông về phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược và phê duyệt dự án Nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar. Cụ thể, DHT dự kiến phát hành thêm hơn 5 triệu cổ phần riêng lẻ cho ASKA Pharmaceutical Co., Ltd với mức giá 70.000 đồng/cổ phiếu. Ước tính, nhà đầu tư Nhật Bản sẽ chi ra gần 370 tỷ đồng để nắm 20% vốn điều lệ của DHT.
Vốn huy động từ đợt phát hành này sẽ dùng để tài trợ cho nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar có tổng mức đầu tư khoảng 1.350 tỷ đồng. Nhà máy dự đặt tại khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) với diện tích 4,5 ha.
Theo kế hoạch, nhà máy sẽ sản xuất khoảng 2 tỷ sản phẩm thuốc tân dược, thuốc có chứa hormone và 700 triệu sản phẩm thuốc từ dược liệu mỗi năm. Nhà máy sẽ sản xuất theo tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương, dự kiến hoàn thành và đưa vào xuất kinh doanh vào quý 2/2023.
Video đang HOT
Được biết, ASKA là hãng dược sớm ra đời từ năm 1920, chuyên về các sản phẩm cho nội khoa, sản phụ khoa và tiết niệu. Từ tháng 4/2020, công ty thành lập bộ phận kinh doanh quốc tế để bắt đầu đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển thông qua hoạt động ở thị trường nước ngoài. Thông qua đây, ASKA sẽ bước chân vào thị trường Đông Nam Á và xây dựng một nền tảng để mở rộng hoạt động trên thị trường quốc tế.
Indo Trần mua được 54 triệu cổ phiếu STG, Gelex Logistics đã thoái hết vốn tại Sotrans
CTCP Giao nhận và vận chuyển Indo Trần vừa thông báo đã mua được hơn 54 triệu cổ phiếu STG của CTCP Kho vận Miền Nam (Sotrans). Giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh, thỏa thuận hoặc mua từ công ty có sở hữu cổ phiếu STG.
Trong đó Indo Trần có nhận chuyển quyền sở hữu cổ phiếu STG qua Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam từ Công ty TNHH MTV Gelex Logistics. Các giao dịch đều thực hiện từ 21/7 đến 19/8/2020.
Theo báo cáo, Indo Trần đăng ký mua tổng cộng gần 57,2 triệu cổ phiếu STG nhằm nâng tỷ lệ sở hữu tại Sotrans lên 98,25%. Tuy nhiên hết thời gian đăng ký, Indo Trần mới mua được hơn 54 triệu cổ phiếu. Số còn lại do các cổ đông nhỏ lẻ sở hữu, giao dịch lượng quá ít nên chưa thực hiện mua hết được.
Sau giao dịch, Indo Trần nâng lượng sở hữu tại Sotrans lên hơn 95 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 96,745%.
Trên thực tế, Indo Trần đã muốn tăng tỷ lệ sở hữu tại Sotrans mà không cần thực hiện chào mua công khai từ lâu. Sotrans cũng đã lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết này. Từ tháng 5/2020 đến nay Indo Trần đã nhiều lần thông báo đăng ký mua gần 57,2 triệu cổ phiếu này nhưng vẫn chưa thành công cho đến lần này.
Trên thị trường, cổ phiếu STG bất ngờ tăng vọt những phiên gần đây. Tính 10 phiên giao dịch gần nhất từ 7/8/2020 đến nay STG có 5 phiên tăng trần, 1 phiên tăng điểm, 2 phiên giảm điểm và phiên giao dịch hôm nay, khi có thông tin Indo Trần thành công thâu tóm Sotrans, cổ phiếu STG đã giảm sàn về 17.150 đồng/cổ phiếu.
Nhóm quỹ Dragon Capital vừa mua thêm hơn 2 triệu cổ phiếu PNJ, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 10%
Theo tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý đã mua vào gần 2,18 triệu cổ phiếu PNJ, qua đó nâng số lượng sở hữu lên gần 20,88 triệu cổ phiếu, tương ứng 9,27% lượng cổ phiếu lưu hành của công ty.
Giao dịch được thực hiện vào ngày 13/8/2020 thông qua giao dịch thỏa thuận với tổng giá trị 127,3 tỷ đồng, tương ứng 58.400 đồng/cổ phiếu. So với giá đóng cửa ngày 13/8 của PNJ là 56.000 đồng/cổ phiếu thì mức giá mà nhóm quỹ Dragon Capital mua vào cao hơn khoảng 4,3%.
Theo báo cáo KQKD 6 tháng đầu năm, PNJ đạt doanh thu thuần 7.746 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 439,9 tỷ đồng, giảm 26% do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 6 tháng đạt 1.953 đồng.
Năm 2020, PNJ đặt kế hoạch lãi sau thuế 832 tỷ đồng. Với kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành 53% chỉ tiêu đề ra.
Chủ tịch HĐQT Hồ Minh Quang hoàn tất mua vào 2 triệu cổ phiếu Thép Nam Kim ( NKG)
Ông Hồ Minh Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Nam Kim (mã NKG) đã hoàn tất mua vào 2 triệu cổ phiếu theo đăng ký trước đó. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh trong khoảng thời gian từ 3/8 – 17/8/2020. Sau giao dịch, ông Quang đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Thép Nam Kim từ 12,5% lên 13,6% và vẫn là cổ đông lớn nhất tại Thép Nam Kim.
Ở chiều ngược lại, 2 quỹ đầu tư thuộc nhóm Korea Investment Management (KIM) đã bán ra tổng cộng 445.020 cổ phiếu NKG, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu của cả nhóm xuống còn 8,89% vốn. Trước đó, ông Quảng Trọng Lăng, Phó Tổng Giám đốc đã bán 200.000 cổ phiếu trong khi cổ đông lớn là bà Nguyễn Thị Nhân bán 237.790 cổ phiếu.
Trên thị trường, cổ phiếu NKG đang trong nhịp điều chỉnh sau khi tăng khá mạnh trong quý II. Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/8, cổ phiếu này dừng ở mức 6.930 đồng/cổ phiếu tương ứng vốn hóa hơn 1.200 tỷ đồng. Tạm tính tại mức thị giá này, số tiền ông Quang phải chi ra cho giao dịch lần này vào khoảng 14 tỷ đồng.
Chủ tịch Hồ Minh Quang đã mua thành công 2 triệu cổ phiếu NKG
Chủ tịch HĐQT của CTCP Thép Nam Kim (HoSE: NKG) đã chi ra hơn 13 tỷ đồng để mua vào 2 triệu cổ phiếu NKG
Mới đây, Chủ tịch HĐQT của Nam Kim - ông Hồ Minh Quang đã mua vào thành công mua 2 triệu cổ phiếu trong thời gian từ 3-17/8 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, Chủ tịch Nam Kim đã nâng sở hữu tại Công ty lên 13,64% vốn, tương đương nắm giữ 23,47 triệu cổ phiếu.
Trong khoảng thời gian trên, cổ phiếu NKG giao dịch quanh mốc 6.500-6.800 đồng/cp, ước tính ông Quang đã chi hơn 13 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.
Lần gần đây nhất ông Hồ Minh Quang giao dịch cổ phiếu NKG là vào cuối tháng 12/2019 - đầu tháng 1/2020, khi đó ông Quang mua được 2,65 triệu cổ phiếu trong số 3 triệu cổ phiếu NKG đăng ký.
Chủ tịch NKG - ông Hồ Minh Quang.
Về Nam Kim, trong quý 2, Công ty ghi nhận doanh thu thuần giảm 22% về còn đạt 2.314 tỷ đồng, lãi sau thuế giảm sâu 88% về còn hơn 17 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, NKG ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.766 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ. Lãi ròng đạt ở mức 59 tỷ đồng, tăng 73%.
Năm 2020 Thép Nam Kim đặt mục tiêu đạt 12.000 tỷ đồng doanh thu và 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sản lượng thép tiêu thụ các loại ước đạt 700.000 tấn. Như vậy kết thúc quý 2, công ty còn cách rất xa chỉ tiêu đặt ra cho cả năm.
Dòng tiền hoạt động kinh doanh của Công ty trong kỳ ghi âm hơn 575 tỷ đồng, tuy vậy dòng tiền thuần vẫn ở mức dương 23 tỷ đồng.
Lợi nhuận âm, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp bị cắt margin Những cổ phiếu được quan tâm và giao dịch nhiều trên HoSE nhưng bị cắt margin có thể kể đến như DXG, MSH, YEG, ROS... Sau khi Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng 2020 được công bố, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã liên tục ra thông báo về các...