[BizDEAL] Công ty con của Hoàng Anh Gia Lai dự thu 600 tỷ đồng nhờ thoái bớt vốn tại HAGL Agrico (HNG)
Sau giao dịch trên, nhóm cổ đông liên quan đến HAGL đã giảm tổng tỷ lệ sở hữu tại HAGL Agrico xuống còn 44,77%.
Ảnh minh họa.
Công ty con của Hoàng Anh Gia Lai hoàn tất bán ra 49,5 triệu cổ phiếu HAGL Agrico (HNG)
Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai, công ty con của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – mã HAG) đã bán ra hơn 49,5 triệu cổ phiếu CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico – mã HNG).
Sau giao dịch, Hưng Thắng Lợi Gia Lai đã giảm sở hữu từ 93,15 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 8,4%) xuống còn 43,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,93%), chính thức không còn là cổ đông lớn tại HAGL Agrico. Ngày thực hiện giao dịch là ngày 23/9/2020.
Trong cơ cấu cổ đông HAGL Agrico, HAGL vẫn là cổ đông lớn nhất nắm giữ 452,66 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 40,83%). Như vậy, sau giao dịch trên, nhóm cổ đông liên quan đến HAGL đã giảm tổng tỷ lệ sở hữu tại HAGL Agrico xuống còn 44,77%. Mặc dù tỷ lệ sở hữu xuống dưới mức 50% nhưng hiện HAGL vẫn ghi nhận HAGL Agrico là công ty con.
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã chuyển cổ phiếu HNG của HAGL Agrico từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo từ ngày 7/9/2020 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6/2020 âm 2 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu HNG đang giao dịch quanh mức 11.800 đồng/cổ phiếu, giảm 28% so với đỉnh một năm đạt được vào trung tuần tháng 6. Tạm tính tại mức thị giá này, số tiền Hưng Thắng Lợi Gia Lai có thể thu về sau thương vụ trên vào khoảng gần 600 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sau Gelex đến lượt một công ty mua bán nợ đăng ký mua vào gần 15 triệu cổ phiếu DAP Vinachem
CTCP Mua bán nợ Thế Hệ Mới mới đây đã đăng ký mua 14.610.990 cổ phiếu DDV của CTCP DAP – Vinachem. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận từ 30/9 đến 29/10/2020. Hiện tại Mua bán nợ Thế Hệ Mới không sở hữu cổ phiếu DDV nào. CTCP Mua bán nợ Thế Hệ Mới được thành lập tháng 2/2017, người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Văn Hạnh – Giám đốc.
Trên thị trường, cổ phiếu DDV đang giao dịch quanh mức 5.500 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo giá này, Mua bán nợ Thế Hệ Mới sẽ chi khoảng 80 tỷ đồng để mua số cổ phiếu này.
Hồi đầu năm 2020 DAP Vinachem cũng đã có biến động cổ đông lớn khi Gelex liên tục mua vào, nâng tổng lượng sở hữu cổ phiếu DDV lên hơn 25 triệu đơn vị (tỷ lệ 17,21%). Trong khi đó XNK Quảng Bình thông báo bán thành công toàn bộ hơn 22 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 15,71%) và không còn là cổ đông lớn.
Vợ Chủ tịch HĐQT Đỗ Hữu Hạ muốn mua thêm 18 triệu cổ phiếu Tài chính Hoàng Huy (TCH)
Bà Nguyễn Thị Hà, thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (mã TCH) đã đăng ký mua vào 18 triệu cổ phiếu TCH nhằm gia tăng sở hữu lên 19,5 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 5,25% và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian từ 1/10 – 31/10/2020.
Được biết, bà Hà là vợ của ông Đỗ Hữu Hạ, Chủ tịch HĐQT của TCH, trực tiếp nắm giữ hơn 151 triệu cổ phiếu TCH, tương ứng tỷ lệ 42,77%. Bên cạnh đó, con trai bà Hà là ông Đỗ Hữu Hậu và ông Đỗ Hữu Hưng hiện cũng đang lần lượt sở hữu 5,14% và 0,43% cổ phần. Như vậy, trước giao dịch của bà Hà, các thành viên gia đình ông Hạ đang sở hữu 48,77% tại TCH.
Trên thị trường, cổ phiếu TCH gần như đi ngang trong khoảng hơn 4 tháng trở lại đây. Kết thúc ngày 28/9, cổ phiếu này dừng ở mức 20.950 đồng/cổ phiếu. Tạm tính tại mức thị giá hiện tại, số tiền bà Hà phải chi nếu muốn mua đủ số cổ phiếu mong muốn vào khoảng 377 tỷ đồng.
Nông nghiệp Bình Thuận (ABS) mới tăng vốn, cổ đông lớn nhất đã đánh tiếng “rút lui”
CTCP Đầu tư phát triển đô thị du lịch Diamond Eco City đã bán 6,5 triệu cổ phiếu, tương đương 17,4% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của CTCP Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận (mã ABS). Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian từ 1/10 – 30/10/2020.
Hiện tại, Diamond Eco City là cổ đông lớn nhất tại ABS nắm giữ 6,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 18,2% cổ phần. Nếu giao dịch thành công, Diamond Eco City sẽ giảm sở hữu xuống còn vỏn vẹn 300.000 cổ phiếu (tỷ lệ 0,8%) và không còn là cổ đông lớn tại ABS.
Ngoài Diamond Eco City, ABS còn 2 cổ đông lớn khác là Chủ tịch HĐQT Trần Văn Mười (tỷ lệ 15,38%) và bà Phạm Thu Hiền (tỷ lệ 5,59%).
Đáng chú ý, động thái muốn thoái gần như toàn bộ vốn của cổ đông lớn nhất diễn ra trong bối cảnh ABS vừa thực hiện tăng vốn thành công sau 6 tháng lên sàn.
ABS chính thức niêm yết 28,8 triệu cổ phiếu trên HoSE ngày 18/3/2020 với giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên 13.000 đồng/cổ phiếu. Đầu tháng 9/2020, ABS đã phát hành thêm 7,2 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức bằng cổ phiếu (tỷ lệ 25%) và 1,44 triệu cổ phiếu ESOP qua đó nâng vốn điều lệ từ 288 tỷ đồng lên 374 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu ABS tăng “dựng đứng” ngay sau khi chào sàn với nhiều phiên trần liên tục. Cổ phiếu này có thời điểm vượt 29.000 đồng/cổ phiếu trước khi quay đầu giảm sốc về dưới 12.000 đồng/cổ phiếu và gần như đi ngang quanh vùng giá này.
Kế hoạch chi phối không thành, PV Gas muốn thoái hết vốn tại PGS
Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV Gas – mã GAS) đã thông qua quyết định chấp thuận chủ trương thoái toàn bộ phần vốn góp tại CTCP Kinh doanh Khí Miền Nam ( PV Gas South – mã PGS). Hiện, PV Gas hiện nắm giữ hơn 17,6 triệu cổ phiếu PGS, tương ứng tỷ lệ hơn 35% vốn.
Trước đó, PV Gas từng muốn tăng sở hữu tại PGS lên 51% vốn. Chi tiết kế hoạch, PGS sẽ phát hành 16,1 triệu cổ phiếu với giá 23.409 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng khối lượng huy động dự kiến gần 377 tỷ đồng, mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm công cụ dụng cụ (vỏ bình…).
Đối tượng chào bán chính là PV Gas, nếu thành công PV Gas sẽ tăng sở hữu lên 33,7 triệu cổ phiếu, chiếm 51,03% vốn PGS và chính thức trở thành công ty mẹ. Tuy nhiên, cổ đông đã không thông qua tờ trình này tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2019.
Hai cổ phiếu của bầu Đức bị kiểm soát, cảnh báo
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa đưa 2 cổ phiếu của bầu Đức vào diện kiểm soát, cảnh cáo.
Theo đó, cổ phiếu của Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HoSE: HNG) sẽ bị đưa vào diện kiểm soát kể từ 23/4/2020. HNG sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch (chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận).
Nguyên nhân được chỉ ra do năm 2018, HAGL Agrico lỗ ròng gần 660 tỷ đồng. Năm 2019, công ty tiếp tục lỗ ròng hơn 2.425 tỉ đồng và lỗ hơn 2.323 tỷ đồng sau thuế.
Năm 2019, doanh thu thuần của HAGL Agrico đạt 1.811 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với năm trước. Trong khi đó, công ty tiếp tục lỗ sau thuế 2.426 tỷ đồng, cao gấp 4 lần con số lỗ 656,1 tỷ đồng trong năm 2018, đồng thời cũng là năm lỗ kỉ lục từ khi lên sàn.
Theo phía HAGL Agrico, kết quả kinh doanh sụt giảm trong năm 2019 chủ yếu do hai mảng chính là trái cây và mủ cao su gặp thiên tai do tình trạng mưa lớn tại Lào vào tháng 9/2019 khiến 1.500 ha vườn cây bị ngập lụt.
Mặt khác, HAGL Agrico cũng không còn hợp nhất doanh thu từ nhóm công ty gồm Cao su Đông Dương, Đông Pênh, Cao su Trung Nguyên và không còn doanh thu từ ớt, bò thịt, và bất động sản như cùng kì năm 2018 do đã chuyển nhượng cho nhóm Thaco.
Một cổ phiếu khác liên quan đến Bầu Đức là HAG của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai vẫn bị duy trì diện cảnh báo. Phía kiểm toán đưa ý kiến ngoại trừ về thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phụ thu ngắn, dài hạn tồn tại từ năm 2017.
Ngoài ra, báo cáo tài chính còn nhấn mạnh việc khoản nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn hơn 1.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự tồn tại những yếu tố dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Hoàng Anh Gia Lai.
HoSE cho hay sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với HAG sau khi có báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm nay.
Ngọc Vy
Vì sao HAGL Agrico dừng huy động 800 tỷ đồng qua trái phiếu? CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HoSE: HNG) vừa công bố thông tin về việc phát hành trái phiếu ngày 8/7. Theo đó, HAGL Agrico không phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu này do thay đổi kế hoạch sử dụng vốn. Trước đó, hồi tháng 6/2020, HAGL Agrico có kế hoạch phát hành 800 tỷ đồng trái...