[BizDEAL] “Bầu Đức” chính thức nâng sở hữu tại HAGL (HAG) lên 40,62% cổ phần
Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận với giá bình quân 4.800 đồng/ cổ phiếu tương đương 240 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Ông Đoàn Nguyên Đức đã hoàn tất mua thoả thuận 50 triệu cổ phiếu HAGL
Ngày 29/10/2020, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – mã HAG) đã hoàn tất mua 50 triệu cổ phiếu HAG. Giao dịch thực hiện thông qua thoả thuận. Theo đó, ông Đức hiện đã tăng sở hữu tại HAG lên 40,62% vốn, tương đương gần 377 triệu cổ phần.
Được biết trong phiên 29/10 có 64,1 triệu cổ phiếu HAG được thỏa thuận với tổng trị giá 307,6 tỷ đồng, tương ứng giá thỏa thuận 4.800 đồng/cổ phiếu cao hơn thị giá hiện tại là 4.450 đồng/cổ phiếu.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, ông Đức từng tuyên bố với cổ đông sẽ mua thêm HAG khi nào có tiền. Tại Đại hội mới nhất 2020, ông Đức cũng tuyên bố sẽ tăng sở hữu tại công ty nông nghiệp là HAGL Agrico trong tương lai không xa.
Về phía HAGL, năm 2020 Công ty đề ra chỉ tiêu doanh thu 5.082 tỷ đồng, tức tăng 2,5 lần so với con số 2.075 tỷ hồi năm 2019. Nguồn thu năm nay chủ yếu từ mảng cây ăn trái và mủ cao su.
Cuối năm 2019 Tập đoàn đang duy trì công tác chăm sóc 31.085 ha cao su, trong đó 18.200 ha tại Lào, 1.680 ha tại Việt Nam và 11.205 ha tại Campuchia. HAGL đang vận hành một nhà máy chế biến mủ cao su có công suất 25.000 tấn/năm tại Lào. Dự kiến đến năm 2022, toàn bộ diện tích cao su sẽ được đưa vào khai thác.
Bộ Xây dựng đưa hơn 44 triệu cổ phần CC1 ra bán đấu giá
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) đã thông báo về việc đăng ký làm đại lý đấu giá. Theo đó, HoSE sẽ tổ chức đấu giá cổ phần của Tổng Công ty Xây dựng số 1 (mã CC1) do Bộ xây dựng nắm giữ.
Video đang HOT
Theo công bố, Bộ Xây dựng sẽ đưa 44.583.500 cổ phần CC1 ra bán đấu giá với giá khởi điểm dự kiến 23.030 đồng/cổ phần, ước tính nếu đấu giá thành công, thu về khoảng 1.026 tỷ đồng. Số cổ phần CC1 mà Bộ xây dựng mang ra đấu giá chiếm 40,5% vốn điều lệ Tổng công ty Xây dựng số 1.
Trên thị trường, cổ phiếu CC1 hầu như rất ít giao dịch khớp lệnh. Hiện thị giá đang quanh mức 17.500 đồng/cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với giá khởi điểm thoái vốn mong muốn của Bộ Xây dựng.
Tổng công ty Xây dựng số 1 là doanh nghiệp chuyên xây lắp, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, bưu điện, nền móng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến áp…
CCI đưa 110 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên UpCOM từ tháng 7/2017 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 14.200 đồng/cổ phiếu. Sau 2 năm lên sàn, cơ cấu cổ đông của CC1 có một số thay đổi. Số liệu trên báo cáo thường niên năm 2019 cho thấy có thêm cổ đông lớn BVIF và không còn cổ đông cá nhân, ông Lê Thành…
Sông Đà Hoàng Long tiếp tục đăng ký bán 8,1 triệu cổ phiếu NED
CTCP Sông Đà Hoàng Long đã thông báo đăng ký bán bớt 8,1 triệu cổ phiếu NED của CTCP Đầu tư và Phát triển điện Tây Bắc trong tổng số gần 21,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 52,33%) đang nắm giữ. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ 29/10 đến 26/11/2020.
Những tháng gần đây Sông Đà Hoàng Long đang liên tục giảm tỷ lệ sở hữu tại Điện Tây Bắc. Trước đó từ 26/8 đến 1/9/2020 Sông Đà Hoàng Long bán ra hơn 4 triệu cổ phiếu. Tiếp đó từ 1/10 đến 6/10 bán thêm gần 3,9 triệu cổ phiếu NED.
Trong thời gian Sông Đà Hoàng Long bán ra, ông Trần Văn Huyên, Chủ tịch HĐQT Điện Tây Bắc thông báo đã mua thêm gần 4 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 9,8%) và trở thành cổ đông lớn. Trước giao dịch này ông Trần Văn Huyên không sở hữu cổ phiếu NED nào.
Ngoài ra, ông Trần Văn Huấn, anh trai ông Trần Văn Huyên, cũng vừa thông báo đăng ký mua thêm 810.000 cổ phiếu NED. Hiện tại ông Huấn đang sở hữu 368.900 cổ phiếu.
Trên thị trường, cổ phiếu NED sau mấy phiên tăng mạnh lên trên mệnh giá, đã nhanh chóng giảm điểm và duy trì mức dưới mệnh giá từ gần 1 tháng nay. NED đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/10/2020 ở mức 8.900 đồng/cổ phiếu.
Bất động sản An Dương Thảo Điền (HAR) đăng ký mua 3,5 triệu cổ phiếu quỹ
CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (mã HAR) mới đây đã đăng ký mua lại tối đa 3,5 triệu cổ phiếu, tương đương 3,45% vốn điều lệ làm cổ phiếu quỹ. Mục đích giao dịch nhằm giảm lượng cổ phiếu lưu hành, hỗ trợ giao dịch và gia tăng giá trị cổ đông.
Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian từ 4/11 – 3/12/2020. Nguồn vốn thực hiện được trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính kiểm toán tại thời điểm 31/12/2019 (40,6 tỷ đồng).
Hiện HAR đang sở hữu gần 2,17 triệu cổ phiếu quỹ với giá trị ghi sổ hơn 9 tỷ đồng (thời điểm 30/6/2020). Số cổ phiếu quỹ này được công ty mua lại trong đợt đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu quỹ hồi cuối năm 2019. Nguyên nhân không mua hết số cổ phiếu quỹ đăng ký thời điểm đó do thanh khoản thị trường không đủ đáp ứng.
Trên thị trường, cổ phiếu HAR có nhịp tăng khá mạnh từ đầu tháng 8 qua đó leo lên mức 4.200 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức tăng gần 62% trong gần 3 tháng. Tạm tính tại mức thị giá này, số tiền HAR phải chi cho thương vụ mua cổ phiếu quỹ vào khoảng gần 15 tỷ đồng.
Doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu trước giờ "G", chấp nhận lãi suất cao hơn
Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp tháng 8 vẫn ở mức cao. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng có xu hướng chấp nhận lãi suất cao hơn so với tháng 7.
Ảnh minh họa.
Tháng 8 vẫn sôi động
Trong tháng 08/2020, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành ra thị trường đạt 40.399 tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước; trong đó 38.399 tỷ đồng TPDN phát hành riêng lẻ, và 2.000 tỷ đồng phát hành ra công chúng. Toàn bộ giá trị trái phiếu phát hành ra công chúng là từ CTCP Vincom Retail.
Giá trị TPDN riêng lẻ đăng ký phát hành trong tháng 8 tăng 68,1% so với tháng 7 lên mức 127.092 tỷ đồng, tỷ lệ phát hành thành công đạt mức 30,2%. Những doanh nghiệp có giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ lớn nhất trong tháng 8 là: Công ty THHH Saigon Glory (5.000 tỷ đồng), CTCP Tập đoàn Sovico (5.000 tỷ đồng) và CTCP Tập đoàn Masan (4.085 tỷ đồng).
Lũy kế 8 tháng, tổng giá trị TPDN phát hành thành công đạt 250.129 tỷ đồng, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ đạt 237.729 tỷ đồng, tăng 50,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của VNDIRECT, thị trường TPDN tương đối sôi động trong tháng 8 là do nhu cầu nắm giữ tiền mặt để phòng ngừa rủi ro giảm xuống, nhu cầu đầu tư tăng lên trong bối cảnh Việt Nam cơ bản đã đẩy lùi được làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2.
Cùng với đó, doanh nghiệp tích cực phát hành trái phiếu trước thời điểm Nghị định số 81/2020/NĐ-CP về việc "Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2018 quy định về phát hành TPDN" chính thức cố hiệu lực từ ngày 01/09/2020. Theo đó, Nghị định mới này sẽ siết chặt hơn điều kiện phát hành TPDN trong thời gian tới và do đó các doanh nghiệp đã tranh thủ trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực để đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Xu hướng kỳ hạn ngắn và lãi suất phát hành cao hơn tháng 7
Trong tháng 8, các doanh nghiệp có xu hướng phát hành tập trung ở các kỳ hạn ngắn, bao gồm 23 đợt phát hành kỳ hạn 2 năm (tổng giá trị phát hành đạt 3.220 tỷ đồng) và 116 đợt phát hành kỳ hạn 3 năm (tổng giá trị phát hành đạt 22.590 tỷ đồng).
Ở nhóm Tài chính - Ngân hàng, tháng 8 có 41 đợt phát hành, trong đó tới 32 đợt tập trung ở kỳ hạn 3 năm trở xuống. Lãi suất của nhóm Tài chính - Ngân hàng trong tháng này dao động trong khoảng từ 5,8% đến 9,2%. Trong đó cao nhất là CTCP Chứng khoán Tiên Phong (9,2%). Lãi suất thấp nhất thuộc về NH TNHH MTV HSBC Việt Nam (5,8%). Lãi suất bình quân của nhóm Tài chính - Ngân hàng trong tháng 8 đạt mức 7,7%, cao hơn 133 điểm cơ bản so với tháng 7.
Còn nhóm Bất động sản, tháng 8 có 32 đợt phát hành; kỳ hạn 3 và 5 năm chiếm tỷ trọng lớn nhất, với lãi suất dao động từ 7,9% đến 13%. Trong đó cao nhất là CTCP Đầu tư Thương Mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (13,0%). Lãi suất bình quân của nhóm Bất động sản trong tháng 8 đạt mức 10,5%, cao hơn 61 điểm cơ bản so với tháng 7.
Với các tập đoàn đa ngành, nhóm Tập đoàn đa ngành phát hành 56 đợt trong tháng 8, toàn bộ ở kỳ hạn 3 năm. Lãi suất dao động từ 10,0% đến 13,0% với lãi suất bình quân đạt mức 10%, tăng 2 điểm cơ bản so với tháng 7. Trong đó cao nhất là CTCP Tập đoàn IDJ với lãi suất 13%/năm, tuy vậy GTPH chỉ có 10 tỷ đồng. Trong tháng 9, CTCP Tập đoàn IDJ phát hành TPDN với lãi suất rất cao, lên tới 15-18%/năm cho các nhà đầu tư cá nhân.
Tại các nhóm ngành khác, tháng 8 có 41 đợt phát hành, chủ yếu ở các kỳ hạn trung đến dài hạn từ 3 đến 10 năm, với mức lãi suất bình quân đạt mức 10,5%, cao hơn 176 điểm cơ bản so với tháng 7.
Nhìn chung, lãi suất TPDN bình quân của các đợt phát hành riêng lẻ trong tháng 8 năm 2020 đang ở mức 9,5%; cao hơn 144 điểm cơ bản so với tháng 7.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/9 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. * JVC: Bà Vũ Thị Thúy Hằng, Tổng giám đốc CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC - HOSE) đã mua vào 11,2 triệu cổ phiếu JVC, tương ứng tỷ lệ 9,9% trong ngày 07/9 theo phương thức thỏa...