Biwase – “Ông lớn” ngành nước Bình Dương muốn nâng công suất nhà máy
2/17 nhà máy cấp nước đã được thông qua chủ trương nâng công suất. Quy mô tài sản của doanh nghiệp này đã giảm hơn một nửa so với đầu năm do chuyển giao loạt dự án xử lý nước thải về UBND tỉnh.
HĐQT Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (mã BWE) đã chấp thuận chủ trương đầu tư mở rộng và nâng công suất Nhà máy nước Phước Vĩnh và Nhà máy nước Dầu Tiếng. Đây là 2/17 chi nhánh cấp nước của Biwase. Quyết định này dựa trên tình hình sử dụng nước của hai khu vực trên đang tăng cao. “Việc tăng công suất hai nhà máy nước rất cần thiết và cấp bách thực hiện”, báo cáo của Tổng giám đốc trình HĐQT nêu. Đến cuối quý III, Biwase đang giữ lượng tiền mặt, tương đương tiền và các khoản tiền gửi khá lớn xấp xỉ gần 445 tỷ đồng.
Mỗi ngày thu 2,4 tỷ đồng nhờ cấp nước, tiếp tục nâng thêm nhờ tăng công suất
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm cũng cho thấy xu hướng tăng mạnh nhu cầu sử dụng nước của Bình Dương. Trong 9 tháng đầu năm, Biwase thu về 1.777 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính. Trong đó, mảng sản xuất và kinh doanh nước sạch đóng góp chính vào doanh thu và lợi nhuận gộp, lần lượt đạt 1.171 tỷ đồng và 599 tỷ đồng. Mỗi 100 đồng doanh thu bình quân mang về gần 51,2 đồng lãi gộp. Đây cũng là mảng kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận gộp cao nhất. Biên lãi gộp lĩnh vực xử lý rác thải và nước thải chỉ đạt 18,6% và 25%. Bình Dương được coi là thủ phủ công nghiệp vốn đang tập trung tới 28 khu công nghiệp này nên Biwase cũng là một trong các doanh nghiệp lớn về quy mô tài sản và lợi nhuận mang về hàng năm.
Ngoài ra, theo giải trình từ lãnh đạo doanh nghiệp, giá nước bán ra kỳ vừa qua cũng được tăng theo lộ trình. Trong quý III, dù lãi lớn từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận vẫn tăng trưởng âm vì dự phòng chứng khoán. Tuy nhiên, tính trong 9 tháng đầu năm, Biwase lãi trước thuế tới 357 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Trong khi, mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp này đề ra khá khiêm tốn (tăng trưởng 10%).
Bàn giao 4 dự án lại cho tỉnh, phải thu dài hạn 976 tỷ đồng
Video đang HOT
Biwase cổ phần hóa từ cuối năm 2016 và niêm yết trên sàn giữa tháng 7/2017. Cổ đông Nhà nước Becamex IDC (mã BCM) hiện chỉ còn sở hữu 25% vốn Biwase. Cùng đó, vị trí cổ đông lớn nhất của Biwase đã chuyển sang CTCP Nước Thủ dầu Một khi doanh nghiệp tư nhân tỉnh Bình Dương đang nắm 38,5% vốn.
Tổng tài sản Biwase đến 30/9 xấp xỉ 6.190 tỷ đồng. Từ quý II/2019, quy mô tài sản của Biwase giảm mạnh do chuyển giao lại 4 tiểu dự án để xây dựng các công trình về thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt. Gần 6.900 tỷ đồng tài sản dở dang dài hạn đã dời Biwase. Đáng chú ý, công ty đang ghi nhận 976 tỷ đồng phải thu dài hạn là các khoản vốn đã cấp cho các dự án bàn giao.
Thanh Thủy
Theo Baodautu.vn
Bình Dương khẳng định vị thế ưu tiên về điểm đến của nhà đầu tư
Sau 22 năm tách tỉnh, đến nay, Bình Dương vẫn giữ vững vị trí một trong những đầu tàu về công nghiệp của cả nước. Địa danh này còn là gương sáng về sự thay đổi ngoạn mục từ một tỉnh gần như thuần nông thành tỉnh sản xuất Công nghiệp.
Dòng vốn đầu tư tăng mạnh
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai.
Khoảng đầu thập niên 90 thế kỷ trước, ít ai nghĩ rằng Bình Dương sẽ vượt lên trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước. Từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, ngay sau khi tái lập tỉnh (01/01/1997), Bình Dương đã trỗi dậy với những chủ trương đổi mới, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét.
Theo thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 8 tháng đầu năm 2019, tỉnh có 146 dự án mới có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 1,5 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài ra, còn 104 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 693 triệu USD, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ.
Đối với doanh nghiệp có vốn trong nước cũng tăng mạnh, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là 4.103 doanh nghiệp, tăng 13,8% so cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký 27.093 tỷ đồng, tăng 26% so cùng kỳ. Số doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn là 588 doanh nghiệp, bằng 82,4% so với cùng kỳ, với tổng vốn tăng thêm là 14.663 tỷ đồng, bằng 94,1% so với cùng kỳ.
Dòng vốn FDI vào Bình Dương tiếp tục tăng mạnh, giúp tỉnh này tiếp tục giữ vị thế một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước về vốn đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, Bình Dương đang đứng thứ 2 trên cả nước (sau Tp.HCM) về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 3.670 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 33,3 tỷ USD.
Từ đầu năm 2019 đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn Bình Dương cũng thu hút được gần 1,04 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 71,6% tổng vốn đầu tư FDI trên địa bàn. Trong đó cấp mới 96 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 577 triệu USD; 33 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 226 triệu USD và 145 lượt đăng ký góp vốn/mua phần vốn góp với tổng giá trị góp vốn 235 triệu USD.
Cải thiện chất lượng, nâng cao đời sống
Cho đến nay, sự phát triển kinh tế của Bình Dương vẫn đang trên đà phát triển tích cực. Tuy nhiên, sự đẩy mạnh công nghiệp cũng đồng nghĩa hẹp dần về mảng xanh. Khiến cho nhu cầu về mảng xanh tại Bình Dương càng trở nên cấp thiết. Đặc biệt, rất cần những mảng xanh ngay trong khuôn viên sinh sống của người dân. Chính vì vậy, sự xuất hiện của EcoXuan - EcoXuan Sky Residences đã nhanh chóng được chú ý bởi đáp ứng đúng nhu cầu.
Eco Xuân Sky Residences - khu đô thị tập hợp rất nhiều điểm mạnh đã thu hút thị trường trong suốt khoảng thời gian từ trước khi công bố cho đến tận khi chuẩn bị bước vào giai đoạn mới. Eco Xuân Sky Residences là một trong những nhân tố góp phần quan trọng trong việc nâng tầm giá trị sản phẩm khu vực Bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ vậy, việc Eco Xuân được công bố vào khoảng thời gian trước khi thị xã Thuận An chính thức lên thành phố mở ra thêm nhiều hướng phát triển cho khu vực giáp ranh Bình Dương - Tp.HCM.
Cuối tháng 07/2019, trong Lễ khai trương nhà mẫu, EcoXuân Sky Residences đã nhận được gần 900 lượt khách tham dự. Theo thông tin từ Tổng đại lý phân phối, mỗi ngày, khu vực sa bàn và nhà mẫu dự án có hàng trăm lượt tham quan trải nghiệm thực tế hình ảnh căn hộ, không gian sống, cũng như tìm hiểu các thông tin chi tiết.
Mới đây, Lễ ký kết đánh dấu bước khởi động giai đoạn 2 của dự án đã diễn ra với sự tham gia của đại diện Tổng đại lý phân phối - công ty cổ phần BĐS LinkHouse và đại diện Đơn vị phát triển dự án - Công ty BBC Invesment. Theo thông tin từ công ty cổ phần BĐS LinkHouse, điểm thu hút đầu tư nổi trội nhất của dự án EcoXuan chính là sự đầy đủ, minh bạch về pháp lý.
Được biết, EcoXuân là một trong những dự án hiếm hoi tại khu vực phía Bắc Tp.HCM nói riêng và thị trường nói chung ở thời điểm hiện tại sở hữu pháp lý rõ ràng, đầy đủ các giấy tờ chứng minh được sự minh bạch trên phương diện luật pháp (giấy phép xây dựng số 1826/GPXD-SXD và giấy phép số 3169/SXD-QLN về việc đồng ý cho triển khai các hoạt động thương mại của Sở Xây Dựng tỉnh Bình Dương, hợp đồng bảo lãnh dự án của TPBank, ...).
Uy tín của chủ đầu tư S P Setia tại thị trường Malaysia, cùng mục đích luôn hướng đến việc phục vụ khách hàng, nên việc công khai các giấy tờ liên quan đến pháp lý của EcoXuân chính là lời khẳng định rành mạch nhất về khía cạnh này, từ đó, tạo được niềm tin vững chắc cho những khách hàng quyết định lựa chọn dự án ngay từ những ngày đầu tiên có thông tin.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
Nhà đầu tư phía Bắc âm thầm gom đất Nhơn Trạch? Đất Nhơn Trạch đang là một điểm nóng của các nhà đầu tư địa ốc trong thời gian gần đây. Dù thị trường BĐS Nhơn Trạch hiện nay không con sôi động như hồi đầu năm, tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà đầu tư "săn" đất để đầu tư chờ thời. Thực tế, đây là hiện tượng không phải là mới trên thị...