Bĩu môi chê đồng nghiệp “siêu sân si” khi dành 7 giờ đồng hồ để nói xấu người khác, nàng công sở lĩnh ngay hậu quả
“ Sân si” nơi công sở ấy mà, hình như chẳng có ai thích cả, cho nên sau câu chuyện này cứ ngỡ cô gái trẻ sẽ được dân mạng đồng cảm và chia sẻ “bí kíp” diệt trừ “sân si” nhiều lắm, nhưng không, cái kết thật sự gây bất ngờ.
“Sân si” trong môi trường công sở vốn là chuyện thường, gần như ở đâu cũng có, đáng tiếc dẫu thường và phổ biến nhưng nó vẫn khiến không ít người cảm thấy “chướng tai gai mắt”. Và cũng từ đây, những câu chuyện anti hành vi “sân si” nơi công sở cứ xuất hiện đều đều trên MXH mỗi ngày.
Chẳng hạn như một nàng công sở nào đó dưới đây đã đích thân đăng đàn than thở, bĩu môi chê bai 2 đồng nghiệp “siêu sân si” của mình trên một diễn đàn mạng rất lớn như sau:
“Ở phòng làm việc mình có 2 ông bà chị, siêu sân si luôn, nhất là bà nữ. Ổng bả bằng tuổi nhau, sinh năm 1990, chắc vì vậy mà nói chuyện hợp. Mà hễ trong công có ai được/mất gì, sếp khen/sếp chê, thưởng/phạt gì, 2 ổng bả cũng bàn tán tới lui, rồi ý kiến này ý kiến nọ.
Ông anh đó thì mình phục về khả năng làm việc của ổng, vì ổng cho ra những sản phẩm chất lượng và làm nhanh hơn mình, ổng hơn mình 2 năm kinh nghiệm. Nhưng đó là công việc thì mình nể chứ tính cách không ổn lắm. Còn bà nữ thì thôi rồi, làm sai tới sai lui, mình và ông anh đó thì cứ phải hứng hậu quả vì làm khâu sau.
Việc bả thì ít, mà sai thì đầy, công việc đó mà mình làm thì mình đảm bảo làm đúng nhiều hơn. Mà ôi thôi, đã thiếu sót trong công việc thì tập trung chuyên môn đi, đằng này cứ khoái đánh giá người khác. Bà chị đó nói thiệt chứ làm 8 tiếng mà hết 7 tiếng ngồi bấm điện thoại với sân si người khác. Mình thì không muốn nói lại với leader, tại cũng không phải chuyện của mình, mặc dù khá bực vì nhiều lần gánh hậu quả không phải do mình gây ra.
Mỗi lần nghe 2 người nói chuyện là chỉ muốn cắm tai nghe vào bật max volume nhạc để khỏi mệt dùm mấy người bị sân si. Sân si đến cả ông anh trợ lý giám đốc – quản lý văn phòng chỉ vì ông anh này nhỏ hơn 2 người họ 1 tuổi.
Video đang HOT
2 người họ bị làm sao ấy nhỉ, vấn đề không liên quan đến mình thì quan tâm làm gì. Mình nghe nhạc riết không còn cái để nghe thì phải mở youtube lên nghe nhạc nghe phim nghe truyện này kia, sếp thấy mở youtube tưởng mình chơi, fine.
Làm việc trực tiếp với 2 người này cũng ức chế tâm lý nữa, theo mọi người thì mọi người thấy sao ạ?”.
“Sân si” nơi công sở ấy mà, hình như chẳng có ai thích cả, cho nên sau câu chuyện này cứ ngỡ cô gái trẻ sẽ được dân mạng đồng cảm, an ủi, chia sẻ “bí kíp” diệt trừ “sân si” nhiều lắm nhưng không, trái lại còn bất ngờ hơn khi chính cô nàng lại là đối tượng bị mọi người chĩa mũi dùi công kích. Cụ thể, dân mạng cho rằng, về bản chất “sân si” nơi công sở là hành vi xấu nhưng cái việc đăng đàn bỉ bai đồng nghiệp cũng không tốt lành gì hơn.
“Sân si đi chê người khác sân si hơn mình à? Vớ vẩn, vác câu chuyện này lên đây cốt để chỉ trích đồng nghiệp sân si chứ không phải nói về vấn đề năng suất làm việc, đọc ai cũng hiểu mà. Nên là đừng cố tỏ vẻ thanh cao nữa, việc ai người nấy làm, chừng nào người ta sân si tới mình hẳn tìm cách giải quyết, riêng vấn đề teamwork chưa tốt hãy chủ đồng ngồi lại bàn luận với nhau, chứ bảo người khác sân si xong mình thì cắm đầu nghe nhạc, thực ra đó đều là những kiểu người đáng trách nơi công sở”.
“Chị không biết chuyện cụ thể 2 người kia sân si là gì nhưng chị khẳng định, em chả khác gì họ. Việc em thì em cứ tập trung làm, còn người khác thế nào đã có cấp trên họ đánh giá, lãnh đạo họ biết hết đấy chứ không phải không biết đâu. Em kể lể người ta trên này thành ra em cũng đang sân si đấy”.
“Bạn còn nói được câu ‘vấn đề không liên quan đến mình thì quan tâm làm gì’ à? Rõ ràng việc đồng nghiệp bạn buôn chuyện cũng có liên quan gì đến bạn đâu”.
Thế đấy, chỉ với đôi dòng bĩu môi than thở nhẹ mà nàng công sở vô tình lại trở thành nhân vật chính bị ném đá. Thậm chí, hàng loạt các bình luận “phản đòn” như trên vẫn cứ xuất hiện đều đều khiến cho bao người phải muối mặt thay “chủ thớt”. Thôi thì không biết nói gì hơn ngoài một lời khuyên nhỏ:
Nếu đồng nghiệp có hành vi gì đó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc chung thì hãy nhanh chóng tìm cách giải quyết bằng những hành động cụ thể như đối thoại với cấp trên. Còn lại những sở thích và “đam mê” riêng tư của họ như buôn chuyện, sân si,… tốt nhất nên bơ đi mà sống, không sống được cứ tìm đường thoát thân (đổi chỗ ngồi bàn làm việc chẳng hạn). Bởi “đam mê” thì rất khó từ bỏ, một hai dòng than thở trên MXH chẳng giải quyết được gì đâu, không khéo còn bị mắng ngược.
Theo Trí Thức Trẻ
Sếp hay động chạm rồi bảo đó là... cưng chiều, nàng công sở được dân mạng hiến kế đối phó
Nàng công sở đã có dịp chia sẻ về những khó khăn mà cô liên tục gặp phải khi làm việc trong một công ty gia đình neo người và sếp nam thường hay chủ động "va chạm" nhạy cảm.
Việc sếp nam tự nhiên một cách thái quá dẫn đến những động chạm nhạy cảm, không đáng có đối với nhân viên nữ là chuyện vốn không hề hiếm trong môi trường công sở. Thế nhưng câu chuyện này trở nên nghiêm trọng hơn khi các sếp "hành động" một cách cố tình và đây có thể được xem như hành vi sàm sỡ và quấy rối tình dục nơi công sở.
Việc quấy rối bắt nguồn từ khách hàng hoặc đồng nghiệp ở cấp độ nhẹ thì chị em còn có thể bình tĩnh tìm cách đối phó. Tuy nhiên, nếu trường hợp này xuất phát từ cấp trên hoặc sếp thì quả thật sẽ rất khó để chị em có thể phản kháng lại mà không mảy may ảnh hưởng đến bản thân mình.
Vừa mới đây, trong một hội nhóm được đông đảo dân văn phòng quan tâm theo dõi trên mạng xã hội, một thành viên nữ đã có dịp chia sẻ những khó khăn mà cô liên tục gặp phải khi làm việc trong một công ty gia đình neo người và sếp nam thường hay chủ động "va chạm" nhạy cảm. Cụ thể, cô kể:
"Mình đã đi làm được 5-6 năm rồi, nhưng đây là lần đầu tiên mình gặp tình huống như thế này. Mình vào làm công ty hiện tại mới được tầm 4 tháng thôi. Đây thuộc dạng công ty gia đình và vợ chồng sếp cùng nhau vận hành.
Nhân viên không nhiều nên mọi người khá thân thiện với nhau, nhưng dạo gần đây sếp nam thường xuyên có những va chạm rất khiếm nhã khiến mình thực sự khó chịu. Cụ thể như ông ấy thường từ phía sau nắm rất mạnh vào eo mình, xoa vào má hoặc khi mình đang nói chuyện với đồng nghiệp, ông ấy có lần đã cố tình áp sát bụng vào lưng mình (vì ông ấy khá béo).
Mình có thử xa gần về chuyện đụng chạm với các bạn nữ khác nhưng mọi người hình như không bị như vậy hoặc có thì họ chỉ thản nhiên nghĩ do sếp có con gái nên thương các bạn như con và khuyên nếu mình không thoải mái thì hãy tìm cách né sang chỗ khác.
Mình đã cố tránh không lại gần nhưng hễ không để ý là ông ấy sẽ từ đâu đó kéo tay mình, xoa lưng hoặc nắm vào eo và còn một điều nữa ông ấy luôn bắt mình phải đến chào hỏi nếu không sẽ lên tận chỗ mình ngồi để hỏi tại sao không đến chào sếp và bắt đầu xoa má hoặc xoa lưng.
Mình không nghĩ đây là hành động cưng chìu. Mình đã tỏ thái độ không thích và xa lánh nhưng ông ấy càng làm tới. Thực sự mình không biết phải cư xử như thế nào cho phải, mình đang có kế hoạch có bé trong năm nay nên nếu lại đổi chỗ làm nhỡ lúc dính bầu thì có khi sang chỗ mới lại không được ký hợp đồng, nhưng ở lại có khi mình không kiềm chế được sẽ đấm vào mặt ông ấy mất thôi".
Ngay sau khi được đăng tải cách đây chưa lâu, câu chuyện của thành viên nữ nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều ý kiến đóng góp đã được để lại bên dưới phần bình luận:
"Thiết nghĩ bạn nên mua ngay một chiếc găng tay quyền anh, đấm bốc để vừa bảo vệ được xương tay vừa có sự dễ thương trong nắm đấm. Đọc mà thua bạn luôn, trị ông ấy thì có nhiều cách, cách đáng sợ nhất là bắt chước Thư 'xính lao' trong về nhà đi con là mách vợ ông ý".
"Chúc bạn sớm tìm được công việc mới ưng ý. Nếu bạn không hành động thì kế tiếp sẽ không phải ở má, không phải ở lưng nữa mà là ở chỗ khác đấy. Trước mắt, cứ tránh né và phản ứng quyết liệt lên, hoặc giả vờ vô tình nói cho ông ý nghe chồng bạn là cảnh sát. Nghe phát sợ ngay".
"Vấn đề này mình nghĩ bạn nên lên tiếng, đặc biệt là lúc có người ở gần. Cố tình nói hơi to để xung quanh nghe thấy. Nhiều lần như vậy sẽ có nhiều người làm chứng cho bạn, sếp sẽ biết ý mà tránh. Không được nữa thì nghỉ thẳng hoặc có thể thử gửi thư nặc danh tố cáo cho sếp bà".
Về cơ bản, cuộc sống văn phòng chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là những nơi tập trung những kẻ "dê xồm", chuyên đi quấy rối người khác. Đứng trước hoàn cảnh đó, chị em công sở càng phải bình tĩnh để có thể chọn ra được giải pháp ứng xử phù hợp với hoàn cảnh mà mình đang vướng phải. Bởi lẽ, sự sợ hãi và nhân nhượng chỉ góp phần giúp những kẻ có vấn đề về đạo đức hành vi hả hê.
Nếu như quá mệt mỏi và không thể chịu đựng được nữa, đừng ngần ngại mà hãy nộp đơn nghỉ việc ngay lập tức. Bởi nếu không có công việc kia, chúng ta vẫn có vô vàn công việc khác, môi trường khác tốt hơn nhiều lần đang đợi ngoài kia.
Theo Trí Thức Trẻ
Sơn móng tay màu đỏ, một mẹ bỉm công sở bị sếp nữ "cà khịa cực mạnh" ngay ngày đầu đi làm sau Tết "Chị ấy kiểu cũng hơi truyền thống nên rất ghét phụ nữ đi làm mà móng xanh móng đỏ đỏm dáng điệu đà ý ạ. Thế là em bị chị ấy nói móc suốt cả ngày". Với phụ nữ công sở, Tết không chỉ là thời điểm được nghỉ ngơi sum họp gia đình mà còn là cơ hội để thoải mái làm...