Bitcoin vượt mốc 42.000 USD, token metaverse bùng nổ
Tâm lý tích cực của các nhà đầu tư sau khi phá được mức cản quan trọng giúp giá Bitcoin và nhiều loại tiền mã hóa khác tăng mạnh.
Trưa ngày 7/2, Bitcoin ( BTC) được giao dịch quanh mốc 42.800 USD. Đồng tiền số bứt phá qua vùng giá 40.000-41.000 USD sau 2 ngày cuối tuần đi ngang.
Khối lượng giao dịch của BTC khá thấp trên tất cả sàn giao dịch do các nước châu Á vừa trải qua kì nghỉ Tết Âm lịch. Theo Bloomberg, tình hình tâm lý tích cực của toàn thị trường khiến BTC có thể đi xa hơn đến các vùng cản quan trọng tiếp theo.
Các đồng tiền nền tảng khác cũng theo dấu bước chân của Bitcoin. Ethereum quay trở lại vùng giá 3.060 USD, tăng 33% kể từ đáy vào cuối tháng 1. Solana (SOL), đồng tiền nền tảng khác đang giao dịch ở mức giá 118 USD. Vốn hóa thị trường quay trở lại mốc 1.900 tỷ USD, cao nhất kể từ tuần lễ “đỏ lửa” vào tháng 1.
Khối lượng giao dịch đang hồi phục trên các sàn giao dịch sau dịp Tết.
Các token trong lĩnh vực vũ trụ ảo ( metaverse) hồi phục ấn tượng hơn nhiều ông lớn như BTC, ETH. Trong 7 ngày Tết qua, token GALA, một dự án GameFi, có mức tăng trưởng ấn tượng nhất với 71% tính đến trưa ngày 7/2. Theo sau là các dự án metaverse có tiếng tăm khác là Axie Infinity (AXS), Decentraland (MANA) và Sandbox (SAND).
Bất chấp cú trượt giá mạnh của Facebook do doanh thu và lượng người dùng suy giảm cũng như kế hoạch metaverse còn nhiều bất cập, các dự án vũ trụ ảo khác đã lấn át “ông trùm” mạng xã hội. Việc thị trường tiền số có mối liên hệ chặt chẽ với cổ phiếu công nghệ giúp cho tiền mã hóa cũng chia sẻ “sắc xanh” với Amazon, Google.
Các token metaverse hồi phục ấn tượng.
Video đang HOT
Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz cho biết ông đã “bắt đáy” 50.000 USD Bitcoin vào cuối tháng 1, khi thị trường giảm mạnh. Trong bộ hồ sơ nộp cho chính phủ, ông Ted Cruz chia sẻ mình mua BTC ở vùng giá 37.000 USD.
Hạ viện Mỹ dự tính sẽ miễn thuế cho các giao dịch tiền mã hóa với tổng giá trị giao dịch dưới 200 USD. “Tiền số đã tăng trưởng chóng mặt trong vài năm qua và đây là giai đoạn chúng đi vào đời sống hàng ngày”, Nghị sĩ Suzan DelBene chia sẻ.
Nữ triệu phú muốn thay đổi luật Bitcoin tại Mỹ
Ophelia Snyder đang quản lý khối tài sản 2,5 tỷ USD ở tuổi 29. Cô hợp tác với Cathie Wood để phát hành quỹ Bitcoin ETF đầu tiên tại Mỹ.
Ophelia Snyder từng là phóng viên mảng sinh vật biển tại đài Discovery. Sau đó cô nghỉ việc và thành lập quỹ đầu tư của riêng mình, 21Shares. Tổ chức của Ophelia có trụ sở chính tại Zurich, Thụy Sĩ, chuyên phát hành chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục (ETF) gắn với Bitcoin (BTC), Polkadot (DOT), Avalanche (AVAX) và một số coin nền tảng khác.
Hiện tại cô đang hợp tác với Cathie Wood, Giám đốc quỹ đầu tư Ark để thành lập quỹ Bitcoin ETF đầu tiên tại Mỹ. Lý giải cho kế hoạch này, Ophelia cho rằng tiền mã hóa đang tạo nên cơn sốt trên khắp thế giới, tuy nhiên việc đầu tư tiền số vẫn là một rủi ro đối với hầu hết nhà đầu tư cá nhân. Quỹ ETF được xem là giải pháp, tuy nhiên mô hình này đang gặp nhiều phản đối từ các nhà làm luật.
Ophelia không nản chí trước khó khăn. "Chúng tôi mong muốn giúp các nhà đầu tư cá nhân có một điểm tựa khi họ bước vào thị trường tiền số. Đó là những gì chúng tôi sẽ làm", Ophelia chia sẻ với Bloomberg.
Vai trò của quỹ Bitcoin ETF
Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) là quỹ đầu tư được mô phỏng theo các chỉ số trên thị trường tài chính hoặc một rổ cổ phiếu hay cặp tiền số. Chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch như một cổ phiếu trên sàn giao dịch truyền thống.
Ark là quỹ đầu tư lớn đầu tiên tham gia thị trường tiền số.
Nhiều dự án tiền mã hóa thường xuyên gặp phải các vụ hack hay lỗi máy chủ gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Ngoài ra, thị trường còn non trẻ dẫn đến dễ bị thao túng giá. Điều này khiến Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) gây khó dễ với các đề nghị thành lập quỹ ETF liên quan đến tiền số.
Mặc dù thị trường thường giảm mạnh, các cặp tiền mã hóa cũng hồi phục với tốc độ tương tự. Theo dữ liệu từ 21Shares, Bitcoin, Ethereum và chỉ số S&P500 đã tăng lần lượt là 27,78%, 232,78% và 18,32% tính từ đầu năm 2021 đến nay. Với mức tăng ấn tượng dù đã 2 lần giảm mạnh trong 2021, các công ty và quỹ đầu tư truyền thống tại phố Wall đang rục rịch tung ra sản phẩm liên quan đến tiền mã hóa.
Cô còn sáng lập một công ty khác tên Amun, chuyên cung cấp các sản phẩm tài chính phức tạp liên quan đến tiền số. Tổng tài sản mà 2 quỹ Amun và 21Shares quản lý đạt mốc 2,5 tỷ USD. Giám đốc quỹ Ark, Cathie Wood quyết định đầu tư tiền túi và tham gia hội đồng quản trị của 21Shares sau khi bà thấy Ophelia có cùng góc nhìn về tương lai thị trường tiền mã hóa.
Quỹ 21Shares giảm thiểu rủi ro biến động giá bằng cách mua và nắm giữ coin mà các chỉ số của quỹ được mô phỏng theo. Tuy nhiên chiến lược này làm tăng chi phí quản lý của quỹ. Phí quản lý tại 21Shares cao hơn 0,5% so với mức trung bình của một quỹ ETF.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực đầu tư
Sau khi tốt nghiệp ngành địa chất tại Đại học Stanford, Ophelia làm việc cho viện nghiên cứu của khoa. Kết thúc giai đoạn ở Stanford, cô trở thành phóng viên phụ trách mảng phim tài liệu về sinh vật biển của đài Discovery.
Cô cho biết mình thích làm việc trong ngành tài chính. "Lĩnh vực này là nơi chúng ta có thể thay đổi thế giới theo hướng mình muốn", Ophelia chia sẻ. Cô chuyển sang làm việc cho các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tại đây Snyder có cơ hội tiếp xúc với tiền mã hóa từ sớm.
Một số sản phẩm tài chính gắn với coin và token mà quỹ 21Shares đang cung cấp.
Ophelia cùng với Hany Rashwan, một doanh nhân trong lĩnh vực thương mại và thanh toán điện tử lập nên 21Shares vào năm 2018. Cô cho biết ý tưởng dẫn đến sự ra đời của 2 quỹ đầu tư do Ophelia thấy rằng nhiều phụ nữ giàu có gặp khó khăn trong việc mua tiền số.
Ophelia cho biết 21Shares và Amun sẽ ra mắt chỉ số ETF gắn với một đồng tiền số mới nếu khách hàng yêu cầu hoặc đội ngũ nghiên của 2 quỹ thấy cần thiết. Tuy vậy, các coin và token mới thường có mức biến động cao hơn nhiều so với Bitcoin hay Ethereum.
Nate Geraci, Chủ tịch công ty cố vấn ETF Store nhận định 21Shares đang muốn phát hành các chỉ số gắn với blockchain có mức thanh khoản kém và vốn hóa không cao như Ripple (XRP) hay Cardano (ADA). Ông Geraci đánh giá loại sản phẩm này có rủi ro cao.
Ophelia cho biết cô luôn cảnh báo nhà đầu tư của mình rằng các sản phẩm tài chính có thể khiến họ thua lỗ. "Thật khó để toàn bộ khách hàng hiểu được tiền mã hóa vẫn còn non trẻ nên chúng có mức độ rủi ro cao. Ngay cả với ETF là một sản phẩm ít biến động, đầu tư vào đấy vẫn giống như tham gia một canh bạc", Ophelia nhận định.
Rào cản pháp lý
Gary Gensler, Chủ tịch SEC vẫn hoài nghi về mô hình ETF mô phỏng theo các coin và token. Tuy nhiên, vào tháng 10/2021, quỹ đầu tư ProShares, hoạt động dưới mô hình hợp đồng tương lai Bitcoin ETF đã được SEC cho phép niêm yết lên sàn chứng khoán do đáp ứng yêu cầu về pháp lý.
Quỹ Bitcoin ETF vẫn gặp nhiều rào cản từ các cơ quan pháp lý tại Mỹ.
Ophelia và quỹ Ark dự tính phát hành quỹ hợp đồng tương lai Bitcoin ETF nhằm sớm đạt mục tiêu nhưng vào tháng 12/2021, họ đã lùi ngày ra mắt quỹ do gặp một số vấn đề trục trặc trong quá trình phê duyệt từ SEC.
Ophelia cho rằng quỹ hợp đồng tương lai ETF không đem lại mức lợi nhuận cao do mô hình này cần có đội ngũ quản lý quỹ để xử lý các hợp đồng vào mỗi cuối tháng. "Các sản phẩm tài chính phái sinh phức tạp hơn cả Bitcoin. Thật nguy hiểm nếu khách hàng không hiểu rõ về tài sản mà họ đang đầu tư", đồng sáng lập 21Shares nhận định.
Cô cho biết bản thân nắm giữ "lượng lớn" tiền mã hóa, bên cạnh công ty của mình. Ophelia cho biết cô không khuyên khách hàng của mình đầu tư nhiều tiền số như vậy trong danh mục đầu tư của họ. "Tôi nghĩ tiền mã hóa sẽ thay đổi thế giới", Ophelia chia sẻ.
Đà giảm kéo dài, thị trường liên tục "rực lửa": Thời hoàng kim của Bitcoin phải chăng đã kết thúc? Giới chuyên gia nhận định, Bitcoin đang được giao dịch giống như một loại tài sản rủi ro. Đồng tiền số này được cho là đã không còn hoạt động như một kênh "trú ẩn" an toàn. Bitcoin đã không còn là một kênh "trú ẩn" an toàn? Đầu năm 2022, thị trường tiền số liên tiếp chìm trong sắc đỏ. Giá Bitcoin...