Bitcoin vẫn ‘ngủ say’, hay chỉ đang bình lặng trước cơn bão lớn?
Giá các đồng tiền mật mã chính không có nhiều biến động trong phiên hôm qua, tiếp tục trong biên độ dao động hẹp đã kéo dài suốt 4 phiên gần đây. Tuy nhiên, theo giới phân tích thì khả năng thị trường chỉ đang bình lặng chuẩn bị cho một cơn bão lớn.
Bình lặng trước cơn bão lớn?
Bitcoin, đồng tiền mật mã lớn nhất hiện nay, cuối ngày hôm qua nằm quanh 6.436 USD/BTC, giảm nhẹ 0,2% so với ngày thứ 5. Trong sáng nay, đồng tiền này tăng nhẹ lên 6.467 USD/BTC. Như vậy, sau khi tăng hơn 10% trong phiên đầu tuần, giá Bitcoin đã giảm trở lại từ đó đến nay và chỉ dao động trong phạm vi chủ yếu từ 6.300 USD/BTC đến 6.500 USD/BTC, với xu hướng không thật sự rõ ràng.
Ngược lại, các đồng altcoins lại tăng nhẹ vào hôm qua. Đồng Ether tăng 0,9%n lên 200 USD; đồng Bitcoin Cash tăng 2,2% lên 437 USD; đồng Litecoin tăng 2,6% lên 52 USD và đồng XRP tăng 0,5% lên 0,45 USD. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, kể từ sau đợt phục hồi mạnh mẽ hôm thứ Hai, thì tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mật mã chỉ xoay quanh mốc 210 tỷ USD.
Trên thị trường phái sinh, giá giao dịch gần như không thay đổi. Hợp đồng Bitcoin kỳ hạn tháng 11 trên sàn CBOE không đổi tại 6.380 USD, trong khi hợp đồng kỳ hạn tháng 10 trên sàn CME giảm nhẹ 0,1% xuống 6.385 USD. Đáng lưu ý là thống kê cho thấy khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin đã bật lên mạnh mẽ trong quý 3 vừa qua.
Cụ thể, sàn giao dịch phái sinh CME báo cáo rằng số lượng hợp đồng đã tăng 41% so với quý trước xét về khối lượng trung bình hàng ngày, đạt 5.053 hợp đồng và với mỗi hợp đồng tương đương với 5 BTC thì giá trị giao dịch là 25.265 BTC. Tỷ lệ hợp đồng mở (OI) trên hợp đồng tương lai Bitcoin của CME cũng tăng đáng kể, tăng 19% so với quý trước lên mức trung bình 2.873. Với tỷ giá hối đoái hiện tại, khối lượng hàng ngày của CME tương đương với hơn 162 triệu USD. Điều này làm cho nền tảng này trở thành một sàn giao dịch lên Top 15 trong thị trường giao ngay.
Khối lượng hợp đồng kỳ hạn tăng vọt trong quý 3 trên sàn CME
Với khối lượng giao dịch tăng nhanh cho thấy các nhà đầu tư dường như đang quan tâm trở lại với Bitcoin. Theo báo cáo hôm thứ Sáu tuần trước giữa Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai (CFTC), J. Christopher Giancarlo đã trích dẫn nghiên cứu từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, ghi nhận thị trường tương lai Bitcoin trên CME và CBOE – được tung ra vào tháng 12 năm ngoái – thực sự đã phá vỡ bong bóng Bitcoin vào năm 2017 và giúp loại tài sản này đạt được một mức độ “bền vững hơn”.
Trong một báo cáo gần đây, các chuyên gia phân tích tại Daily FX đã chia sẻ: “Tuần này bắt đầu với một đợt tăng đột biến, chủ yếu do những nghi ngờ về giá trị của đồng Tether tại các sản giao dịch, sau đó Bitcoin lại bị bán ra, trước khi khối lượng giao dịch thấp và các biên độ giao dịch chặt chẽ đã kiểm soát thị trường một lần nữa. Diễn biến quen thuộc này đã chiếm ưu thế trong suốt tháng qua, tuy nhiên đây có thể là sự bình lặng trước một cơn bão lớn, với khả năng về một cuộc bứt phá đang ngày càng cao hơn”.
Video đang HOT
Hành động chống lừa đảo đầu tiên của CFTC liên quan đến Bitcoin
Vào cuối ngày thứ 5 vừa qua, Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) cho biết họ đã quyết định có hành động chống lừa đảo đầu tiên liên quan đến Bitcoin. Một tòa án liên bang ở New York đã ra lệnh cho quỹ đầu tư tiền mật mã Gelfman Blueprint Inc. (GBI) và CEO của quỹ này là Nicholas Gelfman phải trả 2,5 triệu đô la, lý do bởi vì, công ty này đã điều hành một chương trình Ponzi lừa đảo.
Cụ thể GBI bị buộc tội lừa hơn 80 khách hàng với số tiền trị giá lên đến 600.000 đô la Mỹ. Được biết GBI là một công ty có trụ sở tại New York và Quỹ đầu tư Bitcoin (BTC) của công ty này được thành lập vào năm 2014. Theo thông tin từ website của công ty cập nhật đến cuối năm 2015, quỹ này có 85 khách hàng và quản lý 2.367 BTC.
Lệnh phạt trên là động thái tiếp theo trong cuộc chiến chống gian lận CFTC đệ trình chống lại GBI trong tháng 9 năm 2017. CFTC đã trừng phạt GBI vì các cáo buộc liên quan tới việc khởi chạy chương trình Ponzi từ năm 2014 đến năm 2016. Theo một số thông tin, GBI đã tuyên bố với các nhà đầu tư rằng họ sẽ phát triển một thuật toán máy tính được gọi là “Jigsaw”, cho phép thu nhập đáng kể thông qua một quỹ hàng hóa. Trong thực tế, toàn bộ kế hoạch là một gian lận.
CFTC đã bắt đầu có những hành động mạnh tay đối với các hành vi lừa đảo, gian lận trên thị trường tiền mật mã
Theo thông báo, kế hoạch gian lận của GBI và Gelfman đã thu hút hơn 600.000 đô la từ ít nhất 80 khách hàng. Hơn nữa, Gelfman đã thiết lập một máy tính giả mạo “hack” để che giấu tổn thất giao dịch của chương trình. Cuối cùng, điều này đã dẫn đến việc mất gần như tất cả các quỹ của khách hàng.
Án lệnh hiện tại buộc GBI và Gelfman phải trả hơn 2.5 triệu đô la tiền phạt dân sự và bồi thường. GBI và Gelfman được lệnh phải trả 554.734 USD và 492.064 USD để bồi thường cho khách hàng, đồng thời 1.854 USD và 177 USD trong tiền phạt dân sự.
James McDonald, Giám đốc thực thi của CFTC, phát biểu rằng: “Lệnh phạt này đánh dấu một chiến thắng khác cho Ủy ban trong cuộc chiến thực thi tiền tệ ảo. CFTC sẽ nỗ lực để xác định các nhân tố xấu trong các thị trường tiền tệ ảo và bắt họ phải chịu trách nhiệm.”
Tháng trước, CFTC cũng đã đệ trình một vụ kiện với Tòa án Hoa Kỳ cho Quận phía Bắc Texas chống lại hai bị cáo với cáo buộc gian lận về BTC. Theo vụ kiện, bị cáo Morgan Hunt và Kim Hecroft đã triển khai hai doanh nghiệp gian lận và gây hiểu lầm cho công chúng để đầu tư vào các hợp đồng ngoại tệ có đòn bẩy hoặc có lãi, chẳng hạn như ngoại hối, tùy chọn nhị phân và kim cương.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
Ripple tăng gần 40% chỉ trong 24 giờ, dẫn đầu đà tăng của thị trường tiền mật mã
Thị trường tiền mật mã tiếp tục phục hồi mạnh mẽ vào hôm qua, với hầu hết các đồng tiền chính đều đi lên, bất chấp thông báo tiêu cực từ Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC). Giá Bitcoin quay trở lại mốc 6.500 USD, trong khi Ripple trở thành tâm điểm của thị trường khi giá vọt mạnh.
Trong sáng nay, đồng Bitcoin đang giao dịch trên mốc 6.500 USD/BTC tại 6.514 USD/BTC, đánh dấu mức tăng hơn 1,5% trong vòng 24 giờ qua. Nếu tiếp tục duy trì đà phục hồi và có thể bứt phá mốc 6.600 USD/BTC, thì triển vọng đà đi lên sẽ sáng sủa hơn, khi mà kể từ ngày 06/9 đến nay, giá của đồng tiền mật mã lớn nhất thế giới này vẫn bị trong biên độ dao động 6.100 - 6.600 USD/BTC.
Vì sao Ripple tăng mạnh?
Tuy nhiên, đồng Ripple mới là tâm điểm chính của thị trường khi tiếp tục đi lên mạnh mẽ và dẫn đầu đà tăng. Chỉ trong vòng 24 giờ qua, đồng tiền này đã tăng hơn 37,5%, lên mức 0,448 USD. Trong 7 ngày qua, đồng Ripple cũng đã tăng hơn 63%. Thông tin gần đây hỗ trợ sự đi lên mạnh mẽ của đồng tiều này là thông báo giao thức xRapid, sản phẩm được chờ đợi từ lâu của Ripple vốn sẽ biến XRP thành loại tài sản được sử dụng trong thanh toán giữa các định chế tài chính, được đưa tin là sắp sửa được đưa vào ứng dụng thương mại thật sự trong tháng 10 tới.
Ngoài ra, tin vui cũng đến dồn dập với đồng tiền có vốn hóa lớn thứ ba thế giới này, với thông tin mới nhất vào hôm qua cho thấy PNC - ngân hàng top 10 tại Mỹ, hoạt động ở 19 bang, nắm quyền kiểm soát hơn 2400 chi nhánh và có hơn 8 triệu khách hàng - đã công bố mối quan hệ hợp tác với Ripple, với việc sử dụng công nghệ của công ty startup blockchain này cho các khoản thanh toán xuyên biên giới và quốc tế.
Cụ thể, trái ngược với các ngân hàng sử dụng XRP trực tiếp cho các khoản thanh toán và chuyển tiền, PNC sẽ hoạt động trên nền tảng xCurrent, một giao thức sổ cái phân tán để tiết kiệm chi phí và cắt giảm đáng kể thời gian giao dịch ở nước ngoài của các khách hàng Mỹ. So với các phương pháp hiện tại để giao dịch tiền tệ xuyên các biên giới, có thể mất đến 2 - 3 ngày để xử lý, giao thức xCurrent được cho là chỉ mất chưa tới năm phút, với mức phí cũng được giảm đáng kể.
PNC Bank - ngân hàng mới nhất tham gia vào mạng lưới thanh toán của Ripple
Theo Asheesh Birla, phó chủ tịch cấp cao về quản lý sản phẩm tại Ripple, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng công ty hy vọng sẽ chuyển sang sử dụng xRapid trong tương lai, và nhờ đó khiến XRP coin trực tiếp tham gia vào chuyển tiền toàn cầu, với bước đệm hiện tại là xCurrent.
Đặc biệt mục tiêu của công ty là nhắm đến các thị trường mới nổi. Đầu năm nay, Ripple đã cho biết rằng đồng tiền XRP đã giữ 50% thị phần ở Ấn Độ, với đồng tiền là một lựa chọn phổ biến cho các khoản thanh toán kỹ thuật số và gửi tiền ra nước ngoài. Công ty cũng nhấn mạnh ý định nhắm mục tiêu đến Brazil và các thị trường mới nổi tương tự như là một cách để thúc đẩy tăng trưởng XRP và xRapid bên ngoài các tổ chức tài chính đã được thiết lập của Hoa Kỳ và Wall Street.
SEC tiếp tục trì hoãn quyết định Bitcoin ETF
Vào ngày hôm qua, SEC đã thông báo rằng cơ quan quyết định tiếp tục trì hoãn đối với đề xuất quỹ Bitcoin ETF của CBOE. Thông báo chi tiết cho biết: "Căn cứ Mục 19 (b) (2) (B) của Đạo luật Chứng khoán, chỉ định ngày 30 tháng 9 năm 2018 làm ngày Uỷ ban sẽ ra quyết định phê chuẩn hoặc từ chối, hoặc ban hành các thủ tục để xác định liệu có nên từ chối các đề xuất thay đổi quy định hay không, Ủy ban đang đưa ra thông báo về lý do từ chối đang được xem xét".
Ngoài ra, thông báo của SEC cũng cho biết Ủy ban đang tiến hành các thủ tục để cho phép phân tích bổ sung tính nhất quán của sự thay đổi quy tắc được đề xuất với Mục 6 (b) (5) của Đạo luật, trong đó, các quy tắc của một sàn giao dịch chứng khoán quốc gia được thiết kế để "ngăn chặn các hành vi gian lận và thao túng, để thúc đẩy các nguyên tắc đúng đắn và công bằng," và "để bảo vệ các nhà đầu tư và lợi ích công cộng."
Có thể thấy thông cáo của SEC đã nhấn mạnh rằng cơ quan vẫn chưa có câu trả lời hay kết quả rõ ràng đối với quỹ Bitcoin ETF của CBOE, và SEC đang tiếp cận với nhiều luồng ý kiến hơn từ những bên quan tâm về đề xuất.
Trước đó vào tháng 7, cơ quan này đã cho phép mọi người có thể để lại bình luận, nhận xét trên trang web của SEC liên quan đến việc nộp hồ sơ cấp phép đối với Bitcoin ETF của sàn giao dịch CBOE. Và kể từ đó tính cho đến ngày 19/9/2018, họ đã tiếp nhận hơn 1.400 ý kiến về sự thay đổi quy tắc đề xuất.
Trong khi đó, dù đón nhận tin tức không mấy tích cực từ SEC thì các đồng tiền mật mã khác ngoài Bitcoin và Ripple tiếp tục tăng trưởng mạnh. Cụ thể trong 24 giờ qua, đồng Ether cũng tăng hơn 6% % hiện đang giao dịch quanh 222 USD; Bitcoin Cash tăng 5,9% lên 453 USD và Litecoin tăng 4,3% lên 56,5 USD. Với sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn thị trường giúp tổng giá trị vốn hóa của tất cả các đồng tiền mật mã hiện đã tăng lên mức gần 212 tỷ USD.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
Bitcoin bứt phá, chỉ còn là vấn đề thời gian Giá Bitcoin tiếp tục đi xuống vào hôm qua, tiếp nối đà suy yếu trong những phiên gần đây sau đợt bật mạnh hồi đầu tuần này. Sau khi lên cao hơn vào đầu ngày tại 6.500 USD/BTC, giá Bitcoin về cuối ngày rớt trở lại 6.453 USD/BTC, giảm 0,9% so với ngày trước đó. Trong sáng nay, giá đồng tiền mật mã...