Bitcoin liệu có thành tài sản trú ẩn khi thế giới biến động?
Bitcoin nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong tình hình chính trị thế giới đang căng thẳng.
Theo CNBC, tình hình căng thẳng giữa Ukraine và Nga đang khiến thị trường tài chính nói chung gặp nhiều biến động.
Ngoài ra, Cục Dữ trự Liên bang Mỹ nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% vào tháng 3 tới, nhằm ứng phó với tình trạng lạm phát cao do ảnh hưởng của Covid-19.
Những diễn biến này khiến nhiều nhà đầu tư tìm các kênh “trú ẩn” an toàn để đảm bảo tài sản. Bitcoin đang dần được coi là một kênh như vậy.
Sinh lời nhiều hơn cổ phiếu
Trong những tháng gần đây, Bitcoin đang được giao dịch giống như cổ phiếu. Đồng tiền mã hóa này tuy có rủi ro cao nhưng vẫn được xem như “loại cổ phiếu” có mức tăng trưởng tốt.
Hiện tại, BTC đang có dấu hiệu phục hồi sau đợt sụt giảm lớn từ đầu năm nay. Ngoài ra, việc nhóm ngành cổ phiếu công nghệ đang có xu hướng giảm mạnh cũng là một phần nguyên nhân khiến giới đầu tư chuyển dần sang các tài sản rủi ro khác.
Bitcoin đang được giao dịch tương tự như cổ phiếu.
“Bitcoin được một số người ví như loại tiền tệ không quốc tịch. Thực tế đã chứng mình rằng nó vận hành đủ tốt ngay cả khi xảy ra những căng thẳng địa chính trị trong quá khứ. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng Bitcoin sẽ sớm trở thành một loại tài sản trú ẩn an toàn”, Yuya Hasegawa, nhà phân tích của sàn giao dịch Bitbank cho biết.
Tuy nhiên, ông Hasegawa cũng nhận định rằng Bitcoin vẫn chưa thực sự khiến các nhà đầu tư tin tưởng do thị trường chứng khoán Mỹ đang trong giai đoạn tiêu cực.
“Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ đang không ổn định, Bitcoin cũng trở nên rất mong manh và khó đoán. Vì vậy, tôi cho rằng các nhà đầu tư Bitcoin vẫn sẽ thận trọng cho đến khi tình hình ở biên giới Nga-Ukraine lắng xuống”, ông Yuya Hasegawa nói thêm.
Trong tuần đầu của tháng 2, cổ phiếu của nhóm ngành công nghệ tại Mỹ sụt giảm mạnh. Trong đó, Meta Platforms, chủ sở hữu của Facebook, có thời điểm mất tới 26% giá trị, tương đương hơn 200 tỷ USD của công ty chỉ trong một ngày. Đây đồng thời cũng là mức sụt giảm lớn nhất từ trước đến nay đối với một công ty Mỹ.
Do đó, Bitcoin cũng như một số đồng tiền mã hóa khác đang được các nhà đầu tư cân nhắc vào danh mục tài sản trú ẩn tiềm năng. Tuy nhiên, tình hình địa chính trị hiện nay vẫn đang căng thẳng và rất khó để dự đoán các diễn biến tiếp theo của thị trường tài chính.
Video đang HOT
Bitcoin có thể tiếp tục ‘ngủ đông’
Theo dữ liệu từ Coin Metrics, giá Bitcoin đã có thời điểm giảm khoảng 38% so với mức cao nhất mọi thời đại từ tháng 11/2021. Hiện tại, giá Bitcoin vẫn chưa phục hồi về gần mức đỉnh.
Ngay cả khi nhóm cổ phiếu ngành công nghệ và mức tăng trưởng kinh tế đang bị chững lại, các nhà phân tích nhận định Bitcoin có thể vẫn tiếp tục trong giai đoạn “ mùa đông tiền mã hóa”. Ngoài ra, tình trạng này nhiều khả năng vẫn sẽ diễn ra trong vài tháng tới.
Bitcoin có thể vẫn sẽ tiếp tục “ngủ đông” trong vài tháng tới.
Thuật ngữ “mùa đông” trong lĩnh vực tiền mã hóa lần đầu xuất hiện từ cuối năm 2017, ám chỉ khoảng thời gian ảm đạm, tiêu cực và có xu hướng giảm giá liên tiếp. Tại thời điểm đó, giá Bitcoin nhanh chóng trượt dốc tới 80%, chỉ còn 3.000 USD trước đà bán tháo ồ ạt của giới đầu tư.
“Nếu đang trong một thị trường giảm giá, chúng ta sẽ chứng kiến giá liên tiếp sụt giảm trong 8 hoặc 9 tháng. Nó sẽ khiến những nhà đầu tư lướt sóng nhanh chóng rời khỏi thị trường. Ngược lại, những người chơi thực thụ vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vào công nghệ này”, Chris King, Giám đốc điều hành và người sáng lập Eaglebrook Advisors cho biết.
Bên cạnh đó, theo phân tích của bà Katie Stockton, nhà sáng lập Fairlead Strategies, mức kháng cự của Bitcoin sẽ dừng ở 46.730 USD và khó có thể tăng cao hơn trong tuần này. Bên cạnh đó, trong trường hợp thị trường có dấu hiệu tiêu cực, BTC nhiều khả năng chạm đáy ở mức 37.360 USD và sẽ được hỗ trợ từ khoảng này.
Những lĩnh vực blockchain có thể bứt phá
Tại thời điểm lợi nhuận Bitcoin đang chưa thuyết phục, những dạng đầu tư khác như NFT, Metaverse hay DeFi đều đóng một vai trò lớn trong việc thu hút những nhà người mới. Về cơ bản, số lượng người tham gia càng lớn thì thị trường càng có mức phát triển ấn tượng.
“Các trường hợp đầu tư đang gia tăng. Chúng ta chỉ mới bắt đầu có cái nhìn sơ khai về cách thức mà lĩnh vưc blockchain đang hoạt động”, Rodrigo Vicuna, Giám đốc tài chính của công ty dịch vụ tài sản kỹ thuật số Prime Trust cho biết.
Các ứng dụng trong lĩnh vực blockchain có thể thúc đẩy lẫn nhau.
Trong năm 2021, NFT nổi lên và bùng nổ với hàng loạt thương vụ lên tới cả triệu USD. NFT đang dần chứng minh cho việc các ứng dụng của blockchain sở hữu tiềm năng lớn hơn mọi người nghĩ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn chỉ xem chúng là dạng nghệ thuật kỹ thuật số, và mang tính “giải trí” nhiều hơn là đầu tư sinh lời.
Theo nhận định của Chris King, nhà sáng lập của Eaglebrook Advisors, lợi nhuận trong lĩnh vực blockchain khá ấn tượng và có thể kéo thêm rất nhiều người mới tham gia.
“Điều quan trọng nhất là chúng tôi phải theo dõi và xem xét việc ứng dụng từ cả góc độ ngắn hạn cũng như dài hạn. Điều đó thực sự rất quan trọng. Sự cường điệu xung quanh những tài sản này và giá cả tăng lên nhanh chóng dẫn đến nhiều người dùng tham gia hơn”, Chris King nhận định.
Bên cạnh đó, theo nhận định của ông King, DeFi hay tài chính phi tập trung cũng cần thêm thời gian để chứng minh tiềm năng của nó. Trên hết, lĩnh vực blockchain vẫn đang trên đà phát triển và nó cũng đóng 1 vai trò lớn trong việc thúc đẩy giá trị của các đồng coin tăng cao.
'Kỷ băng hà' của tiền mã hóa đang đến gần
Chính sách tiền tệ bị thắt chặt cùng với những thiếu sót trong công nghệ blockchain đã khiến thị trường tiền ảo liên tục lao dốc và thậm chí là bước vào "kỷ băng hà".
Thị trường tiền mã hóa đang đối mặt với một cơn đại suy thoái. Bằng chứng là sự lao dốc liên tục của các đồng tiền và suy giảm trên tổng khối lượng giao dịch. Kể từ khi lập đỉnh 69.000 USD vào tháng 11/2021, Bitcoin liên tục rớt giá trong vòng 6 tháng qua và hạ xuống mức 38.000 USD vào 21/1.
Nhiều nhà đầu tư lo ngại mùa đông của tiền kỹ thuật số đang đến gần hơn bao giờ hết khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ. Thậm chí tình hình sẽ còn biến chuyển tệ hơn.
Trả lời phỏng vấn của Insider, Paul Jackson, CEO công ty đầu tư toàn cầu Invesco cho rằng đồng tiền ảo có thể phải chứng kiến "kỷ băng hà" với mức giá liên tục chạm đáy trong những năm gần đây khiến các nhà đầu tư "mất nhiều hơn được".
Thị trường tiền mã hóa đang phải đối mặt với thời kỳ suy giảm khối lượng và hoạt động giao dịch sau đợt mất giá.
Nguyên nhân không chỉ đến từ chính sách của FED, Insider nhận định. Các nhà đầu tư tiềm năng còn đắn đo rằng trình độ công nghệ tiền ảo hiện vẫn còn thô sơ và các quy định sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Chính sách tiền tệ là nguyên nhân chính của mùa đông tiền mã hóa
Đầu năm ngoái, "vua trái phiếu" Jeff Gundlach cho rằng Bitcoin là "tài sản kích thích" cho nền kinh tế đang trải qua khủng hoảng do dịch Covid-19. Nhưng chỉ sau 1 năm, FED công bố sẽ loại bỏ các biện pháp kích thích này để ngăn chặn lạm phát. Cục dự trữ cũng đặt kỳ vọng sẽ tăng lãi suất hơn 4 lần vào năm 2022.
Theo Insider, những tăng trưởng trong lợi suất trái phiếu đã giáng một đòn mạnh lên cổ phiếu công nghệ không mang lãi suất và tiền mã hóa. Hai nguồn tài sản này dần trở nên "lép vế" trước các sản phẩm đầu tư truyền thống. Tình hình sẽ còn tệ hơn bởi lợi suất trái phiếu sẽ còn tiếp tục leo thang, Paul Jackson nhận xét.
Những tác động từ kinh tế thế giới được cho là nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư dần rút khỏi thị trường tiền mã hóa.
Ông cho rằng: "Các ngân hàng trung ương và chính phủ đã nhúng tay vào việc kích thích tăng trưởng các thị trường này và khi những chính sách này đảo chiều, họ rồi sẽ phải kiềm hãm chúng".
"Vua Bitcoin" Mike Novogratz, cha đẻ của Galaxy Digital, cũng cho rằng đồng tiền này đang phải gánh chịu nhiều áp lực. "Theo tôi, kỷ băng hà của tiền mã hóa đang đến. Nếu tiền mã hóa có thể thoát khỏi những áp lực chính sách tiền tệ của FED thì tình trạng này sẽ có biến chuyển", chiến lược gia Paul Jackson của Invesco cho biết.
Dấy lên những lo ngại về trình độ công nghệ
Trái lại, nhiều người ủng hộ tiền mã hóa lại không đồng tình với quan điểm này. Bất chấp những ghi nhận giảm liên tục của các đồng tiền, Dan Morehead, người sáng lập và Giám đốc Điều hành của Pantera Capital, cho rằng các nhà đầu tư cần vững tin bởi tiền mã hóa chỉ đang trong thời kỳ bong bóng.
Ông chỉ ra rằng công nghệ tiền kỹ thuật số đã góp phần vào sự tăng trưởng của ngành tài chính phi tập trung (DeFi) gần đây.
Nhưng những tổ chức khác lại không mấy tán đồng vì lo ngại trong việc thắt chặt chính sách. Mới đây, Ngân hàng trung ương của Nga vừa đề xuất cấm thẳng tay khai thác và giao dịch tiền mã hóa.
Nhiều nhà đầu tư quan ngại liệu có phải bong bóng Bitcoin đang bắt đầu sụp đổ.
Các nhà quản lý khác tại châu Âu cũng có ý định làm chặt các quy định, trong khi đó Anh và Tây Ban Nha đã cảnh báo những quảng cáo liên quan đến đồng tiền này.
Chia sẻ với Insider, James Malcolm, người đứng đầu nhóm các chuyên gia phân tích của UBS, cho biết trình độ công nghệ tiền kỹ thuật số và những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ có thể sẽ kéo thị trường này bước vào mùa đông tiếp theo.
Ông cũng dẫn chứng một bài viết của nhà sáng lập ứng dụng Signal cho rằng công nghệ blockchain vẫn còn rườm rà, thiếu tập trung. Trong khi đó, người sử dụng mạng lưới đồng Etherum liên tục bị tắc nghẽn mạng lưới và chịu phí giao dịch cao.
"Nhiều cá nhân trong lĩnh vực công nghệ đã đặt câu hỏi liệu công nghệ tiền kỹ thuật số này có thật sự hiệu quả hay không. Và nếu đây là tương lai của Internet thì tại sao những ông lớn trong ngành lại không mảy may nhúng tay vào?", Malcolm cũng đưa ra nghi vấn.
Giá Bitcoin biến động khó lường, báo hiệu cho "một mùa đông Bitcoin" đang đến? Trong những phiên giao dịch đầu năm 2022, thị trường tiền số liên tiếp chìm trong sắc đỏ, các đồng tiền số chủ chốt như Bitcoin và Ethereum lao dốc không ngừng. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng về một chu kỳ giảm giá kéo dài sắp diễn ra. Đồng Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác đã trải...