Bịt mọi lỗ hổng, phòng chống tội phạm dịp cuối năm
Đã thành quy luật, thời điểm cuối năm được xem là “tháng củ mật” bởi những hoạt động của tội phạm trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản. Bên cạnh đó tâm lý vội vã, bận rộn dẫn đến chủ quan của không ít người dân cũng khiến cho nguy cơ xảy ra các vụ án gia tăng.
Đối tượng Hân trộm cắp vàng ở Sơn Tây bị bắt giữ sau ít giờ gây án
Những vụ trộm cướp táo tợn
Trần Tiến Mạnh (30 tuổi) quê ở Phú Thọ nhưng thường đi lang thang khắp nơi. Không nghề nghiệp, nhưng lại thích chơi bời và đương nhiên để có tiền, Mạnh chỉ có cách đi trộm, cướp tài sản. Đầu tháng 10 vừa qua, Mạnh sử dụng kìm cắt khóa một cửa hàng điện thoại di động ở thôn Đồng Tỉnh, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên để trộm cắp tài sản. 26 chiếc điện thoại di động, 1 máy tính bảng, nhiều thẻ điện thoại chủ nhân để trong cửa hàng đã bị Mạnh cuỗm mất. Giá trị tài sản mà chủ cơ sở này báo với cơ quan công an lên tới hàng trăm triệu đồng.
Trúng “quả lớn”, Mạnh vung tiền ăn chơi đập phá và cũng nhanh chóng cạn tiền. Rạng sáng 19-10, để tiếp tục có tiền ăn chơi và bao bạn gái, vẫn thủ đoạn cũ, Mạnh sử dụng kìm cộng lực cắt khóa, đột nhập vào một cửa hàng vàng bạc Tuấn Hưng ở thôn Phúc Thọ, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang. Rất nhiều vàng bạc, tài sản và tiền mặt có giá trị lên tới gần 775 triệu đồng đã được gã lấy đi. Cả 2 vụ trộm cắp lớn liên tiếp xảy ra trong chưa đầy 1 tháng nhanh chóng được Cơ quan CSĐT – CAH Văn Giang nhận định, chỉ có thể do 1 đối tượng thực hiện. Thủ đoạn gây án, thời gian hành động, những dấu vết tại hiện trường cùng sự quyết liệt của các mũi điều tra đã nhanh chóng “dựng” lên chân dung của “ siêu trộm” Trần Tiến Mạnh. Ngày 6-11, Mạnh đã bị CAH Văn Giang khởi tố bị can và bắt tạm giam.
Cũng liên quan đến trộm cắp, cướp hiệu vàng, ngân hàng, mới đây nhất Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) phối hợp Công an tỉnh Hòa Bình đã bắt giữ đối tượng Phạm Văn Sỹ (sinh năm 1977), trú tại thôn Liên Hồng, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình. Đây là đối tượng trước đó lợi dụng trưa vắng dùng súng xông vào Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) ở huyện Lạc Sơn, Hòa Bình, cướp số tiền hơn 200 triệu ở quầy giao dịch. Tại cơ quan công an, Sỹ khai nhận lý do của việc đi cướp là vì bí bách về tiền bạc do nợ nần, lô đề.
Video đang HOT
Cách đây hơn 2 tháng, dư luận vẫn còn nhớ tới vụ án đối tượng Nguyễn Tiến Hân (SN 1990), trú tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội, trộm cắp hiệu vàng ở Sơn Tây trong đêm. Số vàng Hân trộm được lên tới 350 cây vàng các loại, cùng 140 triệu đồng tiền mặt. Tổng giá trị tài sản mà Hân trộm cắp lên tới khoảng 13 tỷ đồng. Cũng giống như những đối tượng khác, Nguyễn Tiến Hân từng “sở hữu” 2 tiền án về tội Trộm cắp tài sản. Bản thân Hân cũng nợ nần chồng chất do cờ bạc, lô đề và đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc đột nhập gây án. Chỉ sau ít ngày, Hân đã bị cơ quan công an bắt giữ, thu hồi tài sản.
Đối tượng cướp ngân hàng ở Hòa Bình bị bắt giữ
Bài học chưa bao giờ cũ
Dù là nhà dân hay trụ sở các cơ sở tín dụng thì nguy cơ bị kẻ gian đột nhập, trộm cắp tài sản, hoặc sử dụng vũ khí cướp tài sản luôn rình rập. Những nguy cơ này càng gia tăng trong thời điểm cuối năm, nhất là khi ý thức bảo vệ tài sản của người dân, bảo vệ, chủ cơ sở không cao.
Điểm lại những vụ án trộm cắp, cướp tài sản trong thời gian qua trên cả nước đều có một mẫu số chung, đó chính là các đối tượng đều nhanh chóng bị bắt. Điều này thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan điều tra trong công tác khám nghiệm, truy bắt đối tượng gây án. Các đối tượng gây án trong những vụ án trên đều rất manh động và hầu hết đều sử dụng vũ khí nóng hoặc làm giả vũ khí, thiết bị nổ để dễ bề khống chế, gây án, tẩu thoát. Theo chỉ huy Phòng CSHS, CATP Hà Nội, trong nhiều năm qua đơn vị đã chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị chức năng, công an các quận/huyện/thị xã tuyên truyền các phương thức, thủ đoạn gây án của các đối tượng trộm cắp, cướp tài sản để nhân dân nắm được, chủ động phòng ngừa.
Điểm lại những vụ án trộm cắp, cướp tài sản trong thời gian qua trên cả nước đều có một mẫu số chung, đó chính là các đối tượng đều nhanh chóng bị bắt. Điều này thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan điều tra trong công tác khám nghiệm, truy bắt đối tượng gây án. Các đối tượng gây án trong những vụ án trên đều rất manh động và hầu hết đều sử dụng vũ khí nóng hoặc làm giả vũ khí, thiết bị nổ để dễ bề khống chế, gây án, tẩu thoát.
Trước khi gây án đối tượng thường theo dõi, tìm hiểu kỹ các mục tiêu, quy luật đi lại của các địa điểm chuẩn bị gây án như: những sơ hở, thiếu sót trong quá trình giao dịch, kiểm đếm tiền mặt tại kho quỹ, việc bố trí lực lượng bảo vệ và hệ thống camera giám sát… Vụ 2 đối tượng cướp ngân hàng BIDV ở phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa vừa qua là ví dụ điển hình. Các đối tượng gây án thường có liên kết với nhau, có phân công cụ thể vai trò của từng đối tượng. Chúng lên kế hoạch tỉ mỉ như lựa chọn phương tiện di chuyển, tính toán đường đi, nước bước, cách tẩu thoát sau khi cướp…và chuẩn bị kỹ càng các phương tiện, dụng cụ gây án (bao tay, khẩu trang, vũ khí…). Tội phạm thậm chí sử dụng cả vũ khí nóng (súng, mìn tự tạo…) để đe dọa, khống chế, làm tê liệt sự kháng cự của bảo vệ, nhân viên cơ sở để cướp tài sản.
Phòng CSHS cũng lưu ý tội phạm thường chọn thời điểm ngân hàng nghỉ giao dịch (vào lúc buổi trưa, cuối giờ chiều), vì thời điểm này chỉ có nhân viên làm việc, không có hoặc có rất ít khách hàng đến giao dịch và là thời điểm mà công tác bảo vệ thường lơi lỏng nhất. Sau khi nắm rõ quy luật, chuẩn bị phương tiện, đối tượng thường giả vờ làm khách hàng đến giao dịch để lợi dụng sơ hở ra tay.
Nhận diện những thủ đoạn để chủ động phòng ngừa tội phạm luôn là mục tiêu cao nhất trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của CATP Hà Nội. Để chủ động ngăn chặn tội phạm, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng công an, các chi nhánh ngân hàng và nhân dân cần đặc biệt nâng cao ý thức phòng ngừa, cảnh giác. Đối với những cơ sở tín dụng, ngân hàng, càng trong thời điểm cuối năm này càng phải nâng cao công tác kiểm tra, phát hiện và khắc phục các sở hở, thiếu sót trong hoạt động bảo vệ. Trang bị biện pháp an ninh như hệ thống cảm biến nhiệt, cảm biến hồng ngoại, hệ thống camera, hệ thống báo động… hoạt động 24/24h.
Xây dựng đội ngũ nhân viên bảo vệ đủ về số lượng, có sức khỏe, nhanh nhạy, bố trí bảo vệ bên trong và ngoài cửa để đảm bảo phát hiện vụ việc ngay lập tức và có phương án đối phó. Thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ, năng lực cho nhân viên bảo vệ để có sự nhạy bén, sớm phát hiện kẻ khả nghi trước khi chúng thực hiện ý đồ. Thường xuyên tập huấn cho nhân viên ngân hàng kỹ năng cần thiết để đối phó khi xảy ra vụ việc cướp ngân hàng.
Nội dung tập huấn bao gồm các kỹ năng xử lý tình huống khi xuất hiện đối tượng cướp tài sản, cụ thể như: chủ động, bình tĩnh làm theo yêu cầu của đối tượng, đặc biệt là đối tượng có sử dụng vũ khí nóng. Cố gắng ghi nhớ đặc điểm nhận dạng của đối tượng (trang phục, hình dáng, cử chỉ, dấu hiệu đặc biệt…) để cung cấp cho lực lượng chức năng. Nếu có khách hàng tại nơi diễn ra vụ cướp, trường hợp khách hàng hoảng sợ nguy cơ dẫn tới những hành động sai lầm thì nhân viên ngân hàng cần phải hướng dẫn cho khách hàng nhằm bảo vệ an toàn và quyền lợi cho họ. Nên tổ chức diễn tập xử lý tình huống giả định về cướp ngân hàng để khi có sự việc xảy ra thì chủ động xử lý.
Vụ cướp hiệu vàng ở phố Tôn Đức Thắng: Hung thủ từng 3 lần định gây án
Thiếu nợ cùng đường, Cao Đình Luân nảy sinh ý định cướp hiệu vàng. Đối tượng này đã 3 lần tiếp cận cửa hàng vàng để tìm cơ hội gây án. Tuy nhiên, đến khi 'ra tay' Luân đã bị người dân và lực lượng Công an quận Đống Đa bắt giữ.
Ngày 28-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa, Hà Nội cho biết đang tạm giữ hình sự Cao Đình Luân (SN 2000, trú tại xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) để điều tra về hành vi 'Cướp tài sản'.
Đối tượng cướp hiệu vàng bị bắt giữ khi đang gây án
Theo tài liệu của Cơ quan CSĐT - CAQ Đống Đa, do thiếu tiền trả nợ, Cao Đình Luân nảy sinh ý định cướp tài sản tại hiệu vàng. Khoảng 12h ngày 26-10, Luân chuẩn bị 1 chiếc dùi cui điện, rồi đi xe máy Yamaha Exciter, BKS: 21E1 - 418.28 đến cửa hàng vàng bạc ở số 145A phố Tôn Đức Thắng, giả là khách hỏi mua đôi nhẫn vàng và dây chuyền, mục đích quan sát và 'nghe ngóng' tình hình, tìm thời cơ ra tay cướp tài sản. Tuy nhiên, vì tại đây lúc đó đông người nên Luân vờ tỏ thái độ chưa ưng ý, không mua hàng và ra về.
Đối tượng Cao Đình Luân
Đến khoảng 14h40 cùng ngày, Luân quay lại cửa hàng hỏi mua vàng, nhưng lại vờ không đủ tiền để ra về. 20 phút sau, Luân quay lại hiệu vàng với mục đích cướp tài sản. Đối tượng đi vào cửa hàng, cầm dùi cui điện gí vào người chị N.T, túm tóc bị hại đe dọa để cướp tài sản. Tuy nhiên, đúng lúc này mẹ của chị T chạy đến và Luân tiếp tục lấy dùi cui chích vào người, tay khiến bà ngã lăn ra đất.
Chiếc dùi cui điện Luân sử dụng làm hung khí gây án
Không dừng lại ở đó, Luân đe dọa "Chúng mày im ngay không tao giết". Do bị phát hiện, nên Luân chạy ra xe máy định tẩu thoát và bị người dân cùng với lực lượng Cảnh sát 113 - Công an quận Đống Đa, Hà Nội và Công an phường Hàng Bột trong quá trình tuần tra, làm nhiệm vụ đã phát hiện, bắt giữ.
Tại cơ quan công an, đối tượng khai nhận hành vi phạm tội của mình. Theo cơ quan công an, Cao Đình Luân chưa có tiền án tiền sự.
Một thượng úy công an bị đâm nhập viện trong lúc bắt trộm Trong lúc làm nhiệm vụ, thượng úy Phạm Hoàng Nhật (Đội cảnh sát hình sự quận Thủ Đức) thấy trộm cướp nên truy bắt, không may bị tên cướp dùng dao đâm gây thương tích. 2 tên cướp sau đó đã bị đồng đội của thượng úy Nhật bắt giữ. Vinh và Tài tại cơ quan công an - Ảnh: CACC Ngày 19-8,...