Bịt “lỗ hổng” bảo mật
Chiếc điện thoại thông minh (smartphone) hiện nay đã trở thành “vật bất ly thân” của các giới chức cũng như doanh nhân, công chức… khắp thế giới song cũng vì thế mà nỗi lo lộ bí mật, thậm chí bí mật quốc gia, ngày càng lớn.
Chính phủ Pháp lo lộ bí mật thông tin từ điện thoại thông minh
Tuần báo “Express” (Tin nhanh) bản điện tử của Pháp ngày 10-9 đăng tải thông tin cho biết Chính phủ nước này đã cấm các bộ trưởng sử dụng smartphone để gửi thông tin mật. Theo tờ báo, Ban thư ký của Thủ tướng Jean-Marc Ayrauld đã gửi chỉ thị này cho tất cả các vị bộ trưởng của nước Pháp hồi trung tuần tháng 8 vừa qua.
Chính phủ Pháp đưa ra biện pháp thắt chặt an ninh mạng nói trên trong bối cảnh thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ rò rỉ thông tin gây chấn động toàn cầu, đặc biệt là vụ cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden tiết lộ Chính phủ Mỹ đã tiến hành do thám quy mô lớn trên toàn thế giới. Những tiết lộ của cựu điệp viên Snowden cho thấy Mỹ cũng tiến hành do thám cả các nước đồng minh thân cận nhất của họ.
Video đang HOT
Đồng minh với nhau còn như vậy thì chẳng cần nói ra cũng đủ biết đối thủ của nhau hay có lợi ích xung khắc, bất đồng với nhau… còn tiến hành do thám qua mạng thông tin ghê gớm tới mức độ nào. Bởi thế, không chỉ có Pháp, nhiều quốc gia khác từ khá sớm cũng đã đề cao cảnh giác cũng như tiến hành các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa trước việc có thể lộ những thông tin mật.
Trước Pháp, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trung tuần tháng 7 vừa qua cũng đã ra lệnh tất cả các nhân viên phải cài đặt một ứng dụng cho điện thoại thông minh, nhằm tránh rò rỉ các thông tin quân sự. Theo đó, bắt đầu từ ngày 15-7, tất cả 1.500 nhân viên Bộ Quốc phòng Hàn quốc không được mang điện thoại thông minh vào văn phòng nếu không cài đặt ứng dụng có tên “Thiết bị quản lý di động”. Thiết bị này hạn chế việc sử dụng những chức năng của điện thoại thông minh như chụp ảnh, ghi âm… nhằm ngăn chặn những rò rỉ thông qua điện thoại và ngăn người ngoài thâm nhập vào các thiết bị của giới chức Bộ Quốc phòng.
Không đến mức quá chặt chẽ như Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, chỉ thị của Chính phủ Pháp yêu cầu, nếu các bộ trưởng sử dụng điện thoại thông minh mua trên mạng lưới bán hàng thông thường thì không được sử dụng nó để gửi những thông tin mật; và bất kỳ thông tin nào về các kế hoạch công tác, thậm chí không có ký hiệu mật, chỉ được chuyển qua các thiết bị đã được Cơ quan an ninh hệ thống thông tin quốc gia Pháp (ANSSI) chứng nhận an toàn. Chỉ thị cũng khuyến cáo các bộ trưởng rằng ở nước ngoài các cuộc điện đàm hay chuyển thông tin qua mạng điện tử có thể bị nghe lén hoặc bị đánh cắp, đặc biệt là tại các khu vực đặt trụ sở của các tổ chức quốc tế, sân bay, khách sạn, nhà hàng hay quán cafe-internet.
Điện thoại thông minh với những chức năng và tiện ích ngày càng nhiều, càng hiện đại song từ đó cũng gây ra những “lỗ hổng” bảo mật nghiêm trọng mà nếu không phòng ngừa như Pháp hay Hàn Quốc… có thể dẫn tới những hậu họa khôn lường.
Theo ANTD
"Lỗ hổng" CIA
Chuyện bất ngờ nhưng lại là sự thật khi Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đang phải đối mặt với nguy cơ bị các tổ chức khủng bố cài nội gián.
Kín cổng cao tường như trụ sở CIA cũng không còn là nơi bất khả xâm phạm với các tổ chức khủng bố
Tờ "Bưu điện Washington" dẫn lời một quan chức cho biết vài năm trở lại đây, CIA phải sàng lọc nhiều hồ sơ xin việc có thông tin không rõ ràng. Điều tra sau đó cho thấy trong số này, cứ 5 hồ sơ có 1 trường hợp "khổ chủ" có dính líu tới các nhóm khủng bố cực đoan. Được biết Hamas, Hezbollah và Al-Qaeda là những cái tên được đề cập tới nhiều nhất khi các cơ quan chức năng Mỹ rà soát các hồ sơ xin việc cá nhân vào những vị trí trong ngành tình báo Mỹ.
Thực tế CIA đã từng phải chịu nhiều cú tổn thất lớn do nội gián. Chẳng hạn như vụ đặc vụ kỳ cựu Aldrich Ames, người bị Cơ quan tình báo Liên Xô mua chuộc, đã tiết lộ danh tính của 25 điệp viên CIA, 10 trong số họ đã bị tử hình, làm tê liệt nhiều mạng lưới của CIA ở Liên Xô. Hay như Snowden, cựu nhân viên CIA là một kỹ sư làm thầu phụ cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) - người tiết lộ chương trình nghe lén toàn cầu của Mỹ làm Washington lao đao, đang bị nghi là điệp viên hai mang...
Trong quá khứ, việc các tổ chức khủng bố tấn công CIA cũng đã từng xảy ra. Điển hình là vụ đánh bom tự sát ở Afghanishtan làm 7 điệp viên của tổ chức tình báo lớn nhất thế giới này thiệt mạng. Nguyên nhân là do tổ điệp viên CIA đóng tại tỉnh Khost, Afghanistan đã tuyển nhầm những kẻ đánh bom liều chết thành cơ sở mật cung cấp thông tin tình báo cho mình. Hậu quả là chính những kẻ này đã thực hiện vụ tấn công tự sát, gây ra vụ tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử CIA khi hoạt động ở nước ngoài.
Việc các nhóm khủng bố mở chiến dịch đánh ngay vào nội bộ cơ quan được coi là "tai mắt số 1 của nước Mỹ" là chiến thuật hoàn toàn mới. Mục đích thì ai cũng biết: tìm những kẽ hở trong hệ thống an ninh của nước Mỹ để mở các cuộc tấn công khủng bố vào Mỹ. Sau khi phát hiện "hiện tượng lạ" trong quá trình sàng lọc hồ sơ xin việc của CIA, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ đã phải mở cuộc điều tra diện rộng đối với ít nhất 4.000 nhân viên được phép truy cập thông tin mật. Rà soát hoạt động sử dụng máy tính sau đó đã cho thấy nhiều dấu hiệu đáng nghi trong mạng lưới nội bộ, bao gồm việc một số nhân viên truy cập vào các cơ sở dữ liệu không liên quan trực tiếp tới công việc của họ hoặc tải về những thông tin mật.
Không biết các biện pháp ngăn chặn của NSA hiệu quả đến đâu nhưng quá khứ cho thấy đây là công việc vô cùng khó khăn. Năm 2011, sau khi mạng Wikileaks phát tán hàng trăm nghìn hồ sơ mật về hoạt động quân sự và ngoại giao của Washington, Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Giám đốc Tình báo Quốc gia J. Clapper xây dựng một chương trình phát hiện gián điệp tự động nhằm giúp phát hiện các điệp viên hai mang và ngăn chặn những vụ rò rỉ tương tự xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, một số trì hoãn và việc áp dụng không đồng nhất giữa các cơ quan đã khiến chương trình trị giá hàng triệu USD này không thực sự hiệu quả. Hậu quả là bùng nổ E. Snowden sao chép thành công hàng loạt tài liệu mật của NSA và tung lên mạng hiện nay.
Xem ra, việc bịt những lỗ hổng trong nội bộ đang là thách thức lớn với CIA.
HOÀNG SƠN
Theo ANTD
Nga: Putin nói Mỹ đe dọa Snowden Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai nói cựu nhân viên tình báo tiết lộ thông tin mật Edward Snowden vẫn đang ở trong khu vực quá cảnh, sân bay Moscow bởi Washington đã "nhốt" anh ta tại đây bằng cách đe dọa những nước sẵn sàng cho Snowden tị nạn. Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu về Snowden hôm 15-7-2013...