Bình thường hoá với Mỹ, Cuba huỷ việc mời tàu chiến Trung Quốc hiện diện
Cuba đã hủy bỏ lời mời Trung Quốc triển khai chiến hạm trong vùng biển Cuba, vì đã đạt được nhiều tiến bộ trong tiến trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, theo báo Nhật Yomiuri Shimbun.
Hộ tống hạm Weifang của Trung Quốc tiến vào Biển Đen tham gia tập trận chung với hải quân Nga, ngày 4.5.2015 – Ảnh chụp màn hình Bosphorus Naval News
Trang tin Progreso Weekly (Mỹ) dẫn nguồn báo Yomiuri Shimbun ngày 20.5 cho biết, từ năm 2012, chính phủ Cuba đã chủ động mời Trung Quốc đưa chiến hạm tới vùng biển Caribbean. Lời đề nghị này cũng được xác nhận trong chuyến thăm Cuba của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 7.2014.
Cũng theo tờ báo Nhật, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đồng ý đưa chiến hạm của Trung Quốc trang bị tên lửa hiện đại nhất tới vùng biển Cuba.
Tuy nhiên, Cuba đã thay đổi quyết định vào phút chót, hủy bỏ lời mời này với Trung Quốc. Mặc dù không đưa ra thông tin cụ thể về thời gian, nhưng tờ báo Nhật Bản tiết lộ đó là thời điểm hai bên đã bắt đầu các cuộc tham vấn về vấn đề này.
Trang Progreso Weekly trích nhận định của Yomiuri Shimbun cho rằng những tiến bộ đạt được trong vấn đề bình thường hóa quan hệ với Mỹ là một lý do chính đáng để Cuba đưa ra quyết định nói trên.
Cụ thể hơn, tuyên bố lịch sử ngày 17.12.2014 của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro về việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã khiến mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Cuba trở nên khó xử, dẫn đến việc Cuba hủy bỏ đề nghị với Trung Quốc, theo Progreso Weekly.
Hiện cả Trung Quốc và Cuba đều không đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào về vấn đề triển khai chiến hạm của Trung Quốc ở Cuba. Còn ở Washington ngày 21.5, Mỹ và Cuba đang có cuộc đàm phán tập trung vào việc mở lại đại sứ quán giữa hai bên.
Ngọc Mai
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Cuba "dội nước lạnh" vào Trung Quốc: Chiến lược của Mỹ
Cuba đã không cho phép chiến hạm Trung Quốc thường trú tại hải cảng của nước mình, chuyện gì xảy ra đằng sau động thái này?
Cuba đã quyết định từ chối thỏa thuận đã ký kết với Bắc Kinh hồi nửa cuối năm ngoái về việc cho phép các chiến hạm Trung Quốc được thường trú trong các hải cảng của nước mình. Đây là "quả đắng" đầu tiên đối với Bắc Kinh sau khi Washington và La Habana bình thường hóa quan hệ.
Theo báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun, Bắc Kinh càng cảm thấy cay đắng hơn bởi đề xuất ban đầu là do phía Cuba chứ không phải Trung Quốc.
Chiến lược "đánh chiếm Mỹ-Latin" của Trung Quốc
Trước khi Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ, Trung Quốc đã đẩy mạnh chiến lược "đánh chiếm châu Mỹ-Latin", đẩy mạnh quan hệ với các nước trong khu vực, đặc biệt là Cuba - quốc gia được coi là tiền đồn chống Mỹ ở châu Mỹ-Latin nói riêng và thế giới nói chung.
Cuối năm 2004, Bắc Kinh rót 500 triệu USD vào công nghiệp khai thác Nickel ở Cuba. Kể từ năm 2000, một nửa số Nickel mà ngành công nghiệp Trung Quốc sử dụng nhập từ Cuba.
Chiến hạm hải quân Trung Quốc đã bị từ chối thường trú tại Cuba
Tháng 6-2011, Trung Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào nhà máy lọc dầu tại quốc gia này. Trung Quốc còn là đối tác chính trong việc phát triển khoa học công nghệ ở Cuba.
Ngày 7-11-2013, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez Parrilla đã có chuyến thăm Trung Quốc. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Parrilla đã diện kiến Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hai bên đã trao đổi các biện pháp để thúc đẩy mối quan hệ song phương, cũng như kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài vào Cuba. Ngoại trưởng Parrilla đã khẳng định nền kinh tế Trung Quốc là sự ưu tiên hàng đầu của chính phủ Cuba.
Đồng thời, khu công nghiệp Mariel, đặc khu phát triển đầu tiên của Cuba, cách Thủ đô Havana 45km về phía Tây, dự kiến sẽ là cảng container lớn nhất khu vực Caribbean vào năm 2015 cũng gần như được chuẩn bị sẵn cho sự đầu tư của Trung Quốc.
Cuba nằm ở phía bắc Vùng Caribe, ở giao điểm của của ba miền biển lớn là Biển Caribe, Vịnh Mexico và Đại Tây Dương. Sau khi thiết lập cơ sở sản xuất tại đặc khu ở Mariel, các công ty Trung Quốc còn có khả năng vươn với các thị trường ở Caribbean, Trung Mỹ và Mexico.
Trên danh nghĩa, Liên minh châu Âu (EU) là đối tác kinh tế lớn thứ 2 của Cuba với kim ngạch thương mại song phương bình quân hàng năm là 3,7 tỷ USD, chỉ xếp sau Venezuela, nhưng nếu tính theo quốc gia thì Bắc Kinh mới là đối tác thương mại lớn thứ hai của La Habana.
Theo thống kê chính thức, kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước trong tám tháng đầu năm 2013 đã đạt tới 1,41 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc đạt 960 triệu USD. Bắc Kinh đang từng bước nâng cao ảnh hưởng kinh tế của mình đối với Cuba nói riêng và châu Mỹ-Latin nói chung.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Cuba Raul Castro
Đòn vô hiệu hóa của Mỹ
Hàng chục năm qua Mỹ đã có mối quan hệ không lấy gì làm hữu hảo lắm với các nước Mỹ Latin. Quan điểm của các nước này đối với Mỹ chẳng khác gì các nước châu Á-Thái Bình Dương đang nghĩ về Trung Quốc ở thời điểm hiện tại. Đó chính là nguyên nhân khiến Nga và Trung Quốc có thể gia tăng ảnh hưởng ở châu Mỹ.
Khi Washington triển khai vòng vây đối với Nga và xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương chống Trung Quốc thì Moscow và Bắc Kinh cũng bắt đầu sử dụng các mối quan hệ này để gây sức ép ngược lại Washington, làm dấy lên mối lo ngại của người Mỹ về việc mất ổn định sân sau của mình.
Washington có lẽ cũng hiểu điều đó, nên các nỗ lực cải thiện mối quan hệ với các nước láng giềng bắt đầu được người Mỹ triển khai, mà đầu tiên là việc hòa giải với Cuba - một "cựu thù truyền kiếp", được xem như biểu tượng chống Mỹ trên thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Việc Mỹ và Cuba chính thức nối lại quan hệ ngoại giao được xem là một biểu tượng cho xu hướng hòa bình và hòa hợp giữa Mỹ và các nước trong khu vực.
Nếu Hoa Kỳ đã có thể hòa giải với cựu thù không đội trời chung, thì có nghĩa là Washington hoàn toàn có thể biến cả khu vực thành bè bạn.
Xu hướng hòa giải giữa Hoa Kỳ và các đối thủ truyền thống được thể hiện đậm nét không chỉ ở "sân nhà" và còn ở cả Trung Đông, đặc biệt là trong vấn đề Iran. Nó thể hiện rõ việc Mỹ muốn ổn định các khu vực khác để rảnh tay đối phó với "đôi bạn" Moscow-Bắc Kinh, trong đó trọng tâm là Trung Quốc.
Tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu của hải quân Trung Quốc thăm Cuba tháng 10-2011
Chắc chắn là chính sách thù địch của Mỹ đối với Nga sẽ không bao giờ thay đổi nhưng trong bối cảnh Trung Quốc đang nổi lên như một kẻ thách thức lớn nhất, Washington sẽ tạm thời mềm mỏng hơn với Moscow để tập trung hoàn toàn vào chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương, đối phó với Trung Quốc.
Sự kiện Mỹ và Cuba hòa giải, được xem như dấu ấn đậm nét của cá nhân tổng thống Obama trong việc cải thiện quan hệ với phần còn lại của châu Mỹ. Nó có thể là điều tốt nhất mà vị Tổng thống này đã làm trong suốt nhiệm kỳ 1 cho đến gần hết nhiệm kỳ 2 hiện nay.
Trung Quốc là kẻ đầu tiên nhận lãnh hậu quả từ việc Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ. Và đó sẽ không phải là tất cả, mọi chuyện mới chỉ bắt đầu!
Quan hệ thù địch giữa Mỹ - Cuba được xác định ngay sau cuộc cách mạng Cuba năm 1959 - cuộc cách mạng đưa Fidel Castro, anh trai của đương kim Chủ tịch Raul Castro lên nắm quyền. Washington và La Habana đã tuyệt giao, song song với việc Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt thương mại với Cuba trong hơn 50 năm qua. Các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Cuba đã bắt đầu từ tháng 6-2013 với trung gian là Canada và Tòa thánh Vatican. Giáo hoàng Francis, giáo hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Latinh, đã nhiều lần khuyến khích Obama nối lại các cuộc đàm phán với Cuba để cải thiện quan hệ giữa hai nước. Tháng 12 năm ngoái, Hoa Kỳ và Cuba đã công bố kế hoạch khôi phục quan hệ ngoại giao và kể từ đó, các cuộc đàm phán về việc mở các đại sứ quán tại Washington và La Habana đã được triển khai. Bước tiến mới nhất là ngày 15-4 vừa qua, ông Obama đã loại Cuba ra khỏi danh sách khủng bố sau 33 năm. Tổng thống Barack Obama ca ngợi việc 2 nước bình thường hóa quan hệ là "một chương mới quan trọng nhất" trong chính sách của Washington với La Habana trong hơn 50 năm qua, đồng thời công bố các bước khôi phục những quan hệ ngoại giao và kinh tế đã cắt đứt với La Cuba trong hơn nửa thế kỷ qua.
Theo_Báo Đất Việt
Cuba từ chối, không cho tàu Trung Quốc hiện diện ở nước mình Sputnik News dẫn báo Nhật Bàn Yomiuri Shimbun cho hay, "tiến bộ lớn đã đạt được trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ" đã thúc đẩy Cuba. Hải quân Trung Quốc Theo tin tức của Sputnik News, chính quyền Cuba đã quyết định từ chối thỏa thuận đã ký kết với Bắc Kinh vào nửa cuối năm ngoái về việc triển...