Bình Thuận: Vì sao hơn 5.000 hộ dân huyện Hàm Thuận Nam bị cúp nước sinh hoạt?
Sáng 18/2, trao đổi với Dân Việt, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận (NTPT NT) cho biết, đang tìm cách khắc phục sự cố cúp nước do đơn vị thi công cao tốc gây ra khiến hơn 5000 hộ dân ở huyện Hàm Thuận Nam bị mất nước sinh hoạt.
Cung theo vị lãnh đạo này, mấy ngày qua, Sở NN PTNN đã phối hợp cùng Sở GTVT và UBND huyện Hàm Thuận Nam yêu cầu đơn vị thi công nhanh chóng, sớm khắc phục sự cố để có nước sinh hoạt cung cấp trở lại cho người dân trong vùng…
Các đơn vị thi công cao tốc đang khôi phục đoạn kênh bị lấp khiến gây ra khiến hơn 5000 hộ dân ở huyện Hàm Thuận Nam bị mất nước sinh hoạt. Ảnh: Hữu Phước chụp trưa 18/2.
Cũng trong sáng 18/2, nhiều hộ dân ở thị trấn Thuận Nam, xã Hàm Minh, Hàm Cường, Tân Lập, Tân Thuận cho biết, nước sinh hoạt hiện rất yếu và tỏ ra lo lắng khi đơn vị cung cấp nước thông báo cắt nước sinh hoạt, bởi nhiều gia đình không có bể chứa nước để tích trữ nước phục vụ sinh hoạt.
Video đang HOT
Thông báo của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (thuộc Sở NTPT NT). PV
Theo thông báo của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn(thuộc Sở NTPT NT), Nhà máy nước Thuận Nam (Hàm Thuận Nam) có công suất thiết kế 6.700m3/ngày cung cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân và nguồn nước thô cung cấp cho Nhà máy nước Thuận Nam sử dụng từ hồ thủy lợi Tân Lập do Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận hợp đồng cung cấp….
Nhưng vừa qua nguồn nước thô bị ảnh hưởng, gián đoạn do đơn vị thi công dự án cao tốc Phan Thiết- Dầu Giây làm chặn dòng chảy nguồn nước về hồ Tân Lập. Do đó bắt đầu từ 0 giờ ngày 18/2, Nhà máy nước Thuận Nam sẽ tạm thời ngưng vận hành cung cấp nước sinh hoạt cho đến khi được khôi phục dòng chảy và được cung cấp nguồn nước thô trở lại.
“Việc Nhà máy nước Thuận Nam phải ngưng hoạt động chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân địa phương nhưng đây là trường hợp bất khả kháng ngoài khả năng khắc phục, xử lý của Trung tâm. Đề nghị Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận phối hợp với đơn vị thi công đường cao tốc sớm có biện pháp khôi phục dòng chảy nguồn nước thô cấp cho Nhà máy nước Thuận Nam hoạt động cung cấp nước cho nhân dân trong thời gian sớm nhất…”, thông báo nêu.
Theo ông Trần Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho biết: Đoạn kênh dẫn nước thô trên bị đơn vị thi công cao tốc chặn dòng nhưng không thông báo cho đơn vị quản lý là Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh để có kế hoạch xử lý.
Đoạn kênh bị lấp dài 150m nhưng đến nay đơn vị thi công chỉ mới múc được 1 đoạn 50m. Cũng theo ông Liêm, từ ngày 18/2, nguồn nước thô dự trữ tại Nhà máy Thuận Nam sẽ cạn. Vì vậy, nhà máy nước buộc tạm ngưng cung cấp cho hơn 5.000 hộ dân ở thị trấn Thuận Nam, xã Tân Lập, Hàm Minh, Hàm Cường, Tân Thuận (huyện Hàm Thuận Nam) và bổ sung một phần cho Nhà máy nước Tân Hải (thị xã La Gi) chờ khắc phục sự cố.
Thương lái lùng sục vào các thôn, xóm tìm mua cau tươi, dân Bình Thuận hái cau bán 65.000 đồng/kg
Mấy ngày gần đây, nhà chị Bốn ở thôn Văn Kê, xã Tân Thành (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) có người lạ tới thăm.
Đó là thanh niên tuổi ngoài ba mươi lăm, hỏi mua cau tươi.
Nhìn bảng số xe 60...của người thanh niên, chị Bốn nhận ra đây là lái chuyên mua cau tươi ở Tân Thành hơn tháng trước Tết Nhâm Dần.
Thương lái lùng sục mua quả cau xanh ở Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Cạnh tranh với thanh niên này còn có mấy người nữa, đa số là đàn ông. Nếu là phụ nữ thì có thanh niên đi kèm (để leo hái cau).
Anh thanh niên quan sát mấy cây cau bên bờ vườn nhà chị Bốn, đề nghị chị bán cau với giá 65.000 đồng/kg. Anh tự leo hái lấy. Chị Bốn có chút phân vân rồi đồng ý vì so với giá cau cô H, người cùng thôn mua vào ngày 28 âm lịch, tăng 15.000 đồng/kg.
Sau một hồi leo hái, người thanh niên cân ký, trả cho chị Bốn 1.200.000 đồng.
Người lái cau đi rồi, chị Bốn nói: "Tôi trồng cau trong bờ ranh vườn để giữ đất. Ở đây, nhiều nhà đều làm vậy. Bờ ranh vườn không có cau, đất dễ sạt lắm. Có chừng 50 cây trong vườn nhà thôi. Phần lớn vườn, tôi trồng thanh long. Nay thanh long xuống giá, đang túng kẹt thì bán được số cau như anh thấy. So với mùa cau chính vụ vào tháng 4 dương lịch, khi giá cau chừng 20.000 đồng/kg... số cau vừa bán là được giá !".
Cách chị Bốn không xa, nhà của anh Nguyễn Tươi. Anh Tươi có vợ là người đảo Phú Quý. Vợ anh Tươi cho hay: "Trước tết năm nay, tôi bán cau cho cô H, giá chỉ 50.000 đồng/kg. Cô ấy trả tiền liền nên có thêm ít tiền sắm tết?".
"Nhà chị có bao nhiêu cây cau"- tôi hỏi. "Chừng 60 cây cau 10 năm tuổi. Một năm tiền cau được vài chục triệu đồng như năm 2020. Năm 2021, biết người ta còn mua giá cao nữa không? Hồi cuối năm 2020, có lúc họ mua giá 80.000 đồng/kg. Không biết mua làm gì, nghe nói xuất đi Trung Quốc".
Tìm hiểu chuyện mua cau tươi ở Tân Thành, đến nay nhiều lái cau cũng chỉ biết mua đi bán lại, kiếm lời. Cau tươi chở đi đâu họ không biết. Chỉ biết khoảng mấy tháng cuối năm 2020, người ở Sài Gòn về cho giá, đặt vấn đề gom trái cau tươi. Tìm hiểu qua mạng vài nơi trước Tết nguyên đán Nhâm Dần cũng xảy ra việc mua cau tươi giá cao.
Cách đây 20 năm, cau tươi là nguồn hoa lợi của nhiều người dân Tân Thành, bên cạnh một số cây trồng khác. Song từ khi thanh long được giá, cây cau lui về hàng thứ yếu. Nhiều gia đình chặt cau trồng thanh long.
Nay diện tích trồng cau ở Tân Thành không nhiều. Tuy nhiên, việc xuất hiện thương lái mua trái cau tươi gợi lên vấn đề: Người dân chớ vì lợi trước mắt mà đổ xô trồng cau... lợi hại khó lường. Làm kinh tế cần phải nhìn xa, nhìn rộng, chỉ nên trồng một loại cây nào đó khi đầu ra chắc chắn, với số lượng lớn.
Bình Thuận "đánh tiếng" kêu gọi sàn thương mại điện tử tiêu thụ thanh long, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc Nhằm tìm đầu ra cho trái thanh long và dưa hấu sắp tới, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đã kêu gọi các doanh nghiệp có sàn thương mại điện tử hỗ trợ, kết nối đến người tiêu dùng trên mọi miền đất nước... Thu hoạch và chế biến thanh long ở Bình Thuận. Ảnh: Đ.Hòa - BTO Đưa trái thanh...