Bình Thuận: Sai phạm tại nông trường Sông Dinh vì sao 10 năm mới phát hiện?
Thanh tra tỉnh Bình Thuận vừa có kết luận đề cập hàng loạt sai phạm tại Công ty lâm nghiệp Sông Dinh (nay là Công ty Sông Dinh, 100% vốn nhà nước, trực thuộc Sở NN-PTNT Bình Thuận) và kiến nghị nhiều sở, ngành phải tổ chức kiểm điểm do để xảy ra sai phạm.
Kết luận của Thanh tra tỉnh Bình Thuận cho biết Công ty Sông Dinh có nguồn gốc từ Lâm trường Sông Dinh, thực hiện nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích nhằm đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất gắn với quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng.
Công ty Sông Dinh được UBND tỉnh Bình Thuận cho thuê đất để thực hiện dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt tại xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh với diện tích 1.125 ha (sau này điều chỉnh diện tích còn 694 ha). Công ty này đã thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuê đất và được Sở TN-MT Bình Thuận cấp 8 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tháng 7.2008, Công ty Sông Dinh đã ký hợp đồng kinh tế với Công ty CP Phú Long trồng cao su với diện tích 70 ha, nguồn vốn do Công ty Phú Long bỏ ra, Công ty Sông Dinh phụ trách kỹ thuật và sẽ được hưởng 10% diện tích cao su. Thời gian hợp đồng kinh tế này kéo dài 49 năm.
Rừng cao su ở huyện Tánh Linh, Bình Thuận. Ảnh QUẾ HÀ
UBND tỉnh chưa giao đất đã tự ý san ủi
Video đang HOT
Đáng chú ý, Thanh tra tỉnh Bình Thuận phát hiện Công ty Sông Dinh khi ký hợp đồng và giao đất cho Công ty CP Phú Long trồng cao su (năm 2009) nhưng vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền nhà nước có quyết định giao đất. Kết luận thanh tra khẳng định việc làm này là hoàn toàn trái với luật Đất đai. Dù sau này Sở TN-MT Bình Thuận có thanh tra nhưng vẫn không phát hiện Công ty Phú Long đã san ủi đất khi chưa có quyết định giao đất.
Thanh tra còn phát hiện đến tháng 6.2017, Công ty CP Phú Long đã chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi ích hợp pháp của hợp đồng trồng cao su nói trên cho Công ty TNHH đầu tư Tân Hà với giá trị 21,7 tỉ đồng. Sau đó, Công ty TNHH đầu tư Tân Hà đã chuyển mục đích trồng từ cây cao su sang cây keo lá tràm.
Theo kết luận thanh tra, đơn vị chủ quản là Sở NN-PTNT đã thiếu trách nhiệm, không đôn đốc, yêu cầu Công ty Sông Dinh xây dựng phương án liên danh, liên kết là trái với chỉ đạo của UBND tỉnh.
Trên cơ sở các sai phạm mà đoàn thanh tra phát hiện, Thanh tra tỉnh Bình Thuận kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo Công ty Sông Dinh bổ sung (phụ lục) hợp đồng thuê đất; Đo đạc lại diện tích đã tự ý chuyển từ trồng cao su sang trồng cây keo lá tràm, cây xà cừ; Tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm các sai phạm mà thanh tra nêu tại kết luận này.
Đối với Sở NN-PTNT Bình Thuận, Thanh tra tỉnh kiến nghị phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân trực tiếp phụ trách dẫn đến các sai phạm trong kết luận đã nêu. Mặt khác, phải rà soát lại đề án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt tại quyết định 1709/QĐ ngày 30.6.2008 của UBND tỉnh Bình Thuận.
Thanh tra tỉnh còn kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Cục thuế tỉnh rà soát, xem xét việc miễn tiền thuê đất tới 90% diện tích đất trồng cao su, trong khi đơn vị trồng cao su (Công ty CP Phú Long) không trực tiếp thuê đất, có đúng quy định pháp luật hay không?
Rừng keo lá tràm ở Tánh Linh, Bình Thuận. Ảnh H.L
Vì sao 10 năm mới phát hiện ?
Ngày 8.7, trả lời PV Thanh Niên, nguyên Chánh Thanh tra Sở TN-MT Bình Thuận Mai Văn Tam, cho biết việc chưa có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà Công ty Sông Dinh đã giao cho Công ty Phú Long san ủi đất để thực hiện dự án là sai quy định.
Cũng theo nguyên Chánh Thanh tra Sở TN-MT Bình Thuận, luật cho phép thuê lại đất dự án nhưng với điều kiện phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước. “Theo tôi, việc cho miễn, giảm tiền thuê đất tại dự án này là sai quy định của pháp luật, có dấu hiệu gây thất thoát ngân sách của nhà nước. Đó là chưa kể họ không thực hiện đúng cam kết là trồng cao su, mà đi trồng cây khác, có thể làm giảm đi hiệu quả kinh tế, hoặc thất thoát nguồn vốn đầu tư. Tôi đề nghị chuyển kết luận thanh tra này cho Cơ quan CSĐT điều tra theo quy định pháp luật”, ông Tam nói.
Theo ông Mai Văn Tam, dù Sở TN-MT đã tiến hành thanh tra (thời điểm ông Mai Văn Tam đương chức Chánh Thanh tra Sở TN-MT Bình Thuận), Sở NN-PTNT đã kiểm tra nhiều lần nhưng tại sao không phát hiện các sai phạm tại dự án này, mà đến bây giờ, sau 10 năm mới phát hiện?
Quản lý đất đai cần chặt chẽ và thận trọng
Chiều ngày 5/11 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, tiếp tục diễn ra phiên chất vấn các thành viên Chính phủ về nhiều vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng được cử tri cả nước quan tâm.
Nhiều đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về vai trò, biện pháp xử lý các khiếu kiện, khiếu nại trong quản lý đất đai; rà soát các bất cập trong quy định để sửa đổi, chấn chỉnh công tác quy hoạch; hoàn thiện hệ thống quản lý, cơ sở dữ liệu, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai nhằm tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý và xử lý nghiêm minh các vi phạm lĩnh vực này.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Trả lời chất vấn, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, thời gian gần đây, có không ít các vụ việc khiếu kiện cần sự vào cuộc của cơ quan thanh tra, kiểm tra; nhất là lĩnh vực đất đai và sự phiền hà, nhũng nhiễu trong việc thực thi các thủ tục hành chính về đất đai đối với người dân và doanh nghiệp, đúng như phản ánh từ một số đại biểu Quốc Hội.
Theo kết quả rà soát, đánh giá, cơ quan thanh tra nhận định, trong đầu tư xây dựng các dự án có sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất, cấp quyền sử dụng đất cho người dân là những lĩnh vực có nhiều khiếu kiện nhất; hay như ở lĩnh vực đầu tư công, đấu thầu, chỉ định thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và việc quản lý tài chính ngân sách. Ngành thanh tra đã kiểm tra việc cấp giấy phép xây dựng, cấp phép khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng và kinh doanh...
Đây là một số lĩnh vực dễ xảy ra những vấn đề bất cập, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Ngành thanh tra cũng đã đề xuất Chính phủ một số giải pháp để ngăn chặn, xử lý những nhũng nhiễu, phiền hà và tâm lý bức xúc trong người dân và doanh nghiệp khi triển khai dự án; nhất là phục vụ cho Chương trình Chính phủ số với mục tiêu tập trung cho việc cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; đặc biệt là đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra. Cùng với đó là việc phải tích cực đổi mới công nghệ thông tin, công nghệ số khi triển khai các thủ tục hành chính trong thực tế.
Người đứng đầu ngành thanh tra đánh giá, việc xử lý nhiều sai phạm, phát sinh cũng là điều cần phải được tập trung hơn trong thời gian tới đây. Cơ quan quản lý Nhà nước cũng như ngành thanh tra sẽ cần phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan và các địa phương để xây dựng định hướng các chương trình để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó, có nội dung liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai cũng như việc xử lý những vấn đề sai phạm, phức tạp kéo dài. Sau ý kiến đánh giá của Thanh tra Chính phủ, chính quyền các cấp và đại diện các bộ, ngành và địa phương cũng có nhiều phương án để cải thiện việc quản lý, sử dụng đất đai, phát huy nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.
Việc xử lý các đơn vị, tổ chức hay những cá nhân có nhiều sai phạm như phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chưa sát thực tế; điều chỉnh quy hoạch chi tiết không đúng thẩm quyền; xác định giá đất để giao đất thấp hơn nhiều so với thị trường cho thuê; mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch, không đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước...
Qua thanh tra và giải quyết khiếu mại, tố cáo, cơ quan chức năng cũng thống nhất giải pháp cần làm là nghiên cứu, rà soát những bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai, để sửa đổi và điều chỉnh khung khổ pháp lý nhằm đảm bảo sự đồng bộ, chặt chẽ và phù hợp với thực tiễn. Thêm nữa, cần chấn chỉnh quy hoạch, quản lý Nhà nước về đất đai, hoàn thiện hệ thống theo dõi, đánh giá công tác quản lý đất đai ở địa phương và cả nước. Cùng với đó là đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là đăng ký, cấp giấy chứng nhận, cơ sở dữ liệu về đất đai... để phát hiện nhằm ngăn chặn những hành vi lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước.
Cận cảnh những 'siêu dự án' được Hà Nội yêu cầu xử lý sai phạm, tiêu cực Những "siêu dự án" nằm trong kế hoạch xử lý sai phạm, tiêu cực vừa được UBND TP.Hà Nội ban hành đều thuộc diện sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí. Theo Kế hoạch số 168 mà Hà Nội ban hành mới đây nhằm triển khai Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 14.4 của...