Bình Thuận ra “tối hậu thư” cho hàng loạt dự án bất động sản du lịch chậm triển khai
Những năm qua trên địa bàn TP Phan Thiết đã có nhiều dự án đầu tư khai thác du lịch. Tuy nhiên, trong số đó có nhiều dự án không triển khai, tác động hoặc chậm triển khai đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Chính quyền tỉnh Bình Thuận đang lập danh sách các dự án chậm triển khai kéo dài và chuẩn bị thu hồi kêu gọi nhà đầu tư mới.
Theo quy hoạch, Khu du lịch quốc gia Mũi Né sẽ phát triển trở thành điểm đến hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng Duyên hải miền Trung và cả nước. Phấn đấu đến năm 2030, đưa Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Khu du lịch này cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 đón 9 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế là 1,5 triệu lượt) với tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 24.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 24.000 lao động trực tiếp.
Đến năm 2030 ước đón được 14 triệu lượt khách (khách quốc tế đạt trên 2,5 triệu lượt) và nâng tổng doanh thu từ khách du lịch lên khoảng 50.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 45.000 lao động…
Quyết tâm thực hiện theo quy hoạch, địa phương và ngành du lịch đang tích cực triển khai những giải pháp phù hợp điều kiện, tình hình hiện nay để nỗ lực đạt mục tiêu đề ra. Ngay trong năm 2019 và những năm tiếp theo sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư theo hướng tạo thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn quản lý du lịch chuyên nghiệp về Bình Thuận.
Từ đó, hai năm trở lại đây, tỉnh Bình Thuận trở thành điểm đến hấo dẫn của nhiều nhà đầu tư BĐS trong và ngoài nước. Trong đó, nhiều nhà đầu tư đã triển khai xây dựng và đi vào kinh doanh có dự án Sea Links Mũi Né – Việt Nam, Ocean Vista, Sentosa Villa, khu biệt thự cao cấp Minh Thành. Hay một số dự án đang tiến hành đầu tư như khu biệt thự cao cấp Thái Sơn, khu biệt thự nghỉ dưỡng Suối Nhum – Thuận Quý, khu du lịch Hòn Lan, khu biệt thự Casalavada, Aloha Beach Villge, Goldsand Hill Villa…
Một số nhà đầu tư lớn khác như Novaland, FLC, Thắng Lợi, Hưng Thịnh… cũng đang khởi động nhiều dự án nghỉ dưỡng quy mố lớn tại những khu vực ven biển Phan Thiết. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, hiện tại địa bàn vẫn còn rất nhiều dự án BĐS chậm triển khai nhiều năm liền, mặc dù chính quyền địa phương đã liên tiếp chấp thuận gia hạn đầu tư, nhưng đến nay vẫn không tìm được “tung tích” một số chủ đầu tư để thực hiện các thủ tục liên quan.
Dự án khu du lịch Hương Hải của Công ty TNHH Hương Hải được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2010 với diện tích 25 ha (đất hộ gia đình, cá nhân 19,3 ha). Dự án chưa triển khai do vướng đền bù. Công ty Hương Hải đã thương lượng đền bù cho 5/11 hộ với diện tích 3,8 ha; 6 hộ còn lại đang thỏa thuận đền bù. Hiện tại chưa có đường vào dự án nên khó khăn cho việc san lấp, xây dựng hạ tầng.
Tuy nhiên, UBND tỉnh yêu cầu công ty phải hoàn thành công tác đền bù, giải tỏa trong năm 2018. Trường hợp công ty không hoàn thành thì UBND tỉnh sẽ điều chỉnh giảm diện tích hoặc chấm dứt hoạt động.
Video đang HOT
Dự án khu du lịch sinh thái Hồng Phúc của Công ty cổ phần khách sạn nhà hàng Hồng Phúc được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ giữa năm 2010 với diện tích khoảng 20 ha (trong đó, đất hộ gia đình cá nhân 8,84 ha). Công ty đã thương lượng đền bù được 5 hộ với diện tích 3,1 ha; còn 2 hộ dân và 2 công ty (An Thiên Lý, Hải Thuận) chưa thỏa thuận đền bù được.
Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Thiên Lý II của Công ty cổ phần đầu tư An Thiên Lý với diện tích 45 ha, hiện dự án còn vướng đền bù với một số hộ dân do đòi giá đền bù quá cao nên chưa thỏa thuận được. Mặt khác, còn vướng khoảng 5,8 ha diện tích thăm dò khoáng sản…
Trên cơ sở đó, phân loại, UBND tỉnh Bình Thuận vừa giao Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo các dự án không tích cực triển khai đền bù hoăc không thỏa thuận được, không tích cực phối hợp với địa phương trong việc đền bù, giải tỏa để đề xuất UBND tỉnh thu hồi dự án.
Một trong nhiều dự án nghỉ dưỡng tại Mũi Né xây xong bỏ hoang gần chục năm nay.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, sắp tới đây Sở Kế hoạch – Đầu tư Bình Thuận sẽ mời chủ đầu tư các dự án nêu trên để quán triệt nội dung liên quan. Đồng thời hướng dẫn các chủ đầu tư có văn bản cam kết cụ thể tiến độ triển khai dự án trong thời gian được gia hạn, trường hợp dự án không thực hiện đúng theo nội dung cam kết thì sở chức năng kiên quyết trình UBND tỉnh thu hồi dự án và sẽ không giải quyết bất kỳ kiến nghị nào của chủ đầu tư.
Theo đó, Sơ Kê hoach va Đâu tư đa đê xuât thu hôi 20 dư an, trong đó tại TP Phan Thiêt sẽ thu hồi 8 dư an, chủ yếu tại khu Mũi Né; huyện Ham Thuân Nam có 12 dư an. Tiêp tuc ra soat cac dư an con lai, đê xuât UBND tinh xư ly cac dư an châm triên khai ma không co ly do chinh đang.
Đồng thời để tránh tình trạng chủ đầu tư không có nguồn lực tài chính, đăng ký rồi để đó chờ sang nhượng, giữ đất… gây lãng phí những khu “đất vàng” nguồn tài nguyên du lịch, các cấp, ngành chức năng cần mạnh tay hơn nữa để xử lý những dự án du lịch chậm triển khai.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
TP.HCM: Tìm giải pháp giải quyết 99 dự án chậm triển khai kéo dài
UBND TPHCM vừa yêu cầu các sở, ngành tham mưu thực hiện 19 nhiệm vụ liên quan phát triển kinh tế - xã hội TPHCM năm 2019; xây dựng kế hoạch công tác năm 2019 đối với từng đề án, chương trình, nội dung công việc được giám sát, trong đó đề ra tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành.
Các nhiệm vụ gồm: ra soat viêc quan ly va sư dung nha đât công trên đia ban thành phố theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP; kiện toàn nhân sự Ban Quản lý Đường sắt đô thị, đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và số 2 (Bến Thành - Tham Lương); công bố và thực hiện quy trình thí điểm rút gọn quy trình bồi thường, giải phóng mặt bằng - tái định cư - bàn giao mặt bằng để giảm thời gian thực hiện dự án;
Tiến độ thực hiện cải tạo, sửa chữa chung cư cũ, xây dựng chung cư mới thay thế; giám sát việc thực hiện đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh gắn với Khu đô thị sáng tạo phía Đông TPHCM; hoàn tất đâu tư khep kin đương Vành đai 2, chuẩn bị triển khai bôi thương, giai phong măt băng đương Vành đai 3 trên đia ban TPHCM.
Đặc biệt, UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ngành nhanh chóng xây dựng phương án tháo gỡ khó khăn 99 dự án chậm triển khai nhiều năm liền trên địa bàn thành phố. Đây là những dự án đã được trao chủ trương đầu tư từ 5-15 năm qua nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn còn "nằm trên giấy". Trong số đó, có nhiều dự án cũng đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương gia hạn đến 3 lần nhưng nhà đầu tư vẫn chậm triển khai. Hậu quả, cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân có đất trong vùng dự án đều bị thiệt hại.
Có mặt tại Khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè), chúng tôi thấy nhiều căn nhà cấp bốn tạm bợ nằm ven bờ đê, rạch nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Một người dân sinh sống tại đây cho biết, dù cuộc sống hết sức khó khăn, điều kiện sinh hoạt điện, nước thiếu thốn, tình trạng mất an ninh thường xuyên xảy ra, nhưng người dân vẫn kiên trì bám trụ để mong giá đền bù sẽ được cải thiện trong "cơn sốt" đất nền đang leo thang.
Phần lớn, người dân sinh sống ở đây đều biến những căn nhà ống thành nhiều phòng nhỏ để kinh doanh nhà trọ, số hộ còn lại chủ yếu sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản, gia cầm, buôn bán tạp hóa và nước giải khát cầm cự qua ngày.
Hay như, hiện tại, hơn 3.000 hộ dân với 45.000 nhân khẩu ở bán đảo Bình Quới - Thanh Đa vẫn đang sống với nghề nông, buôn bán nhỏ và... chờ đợi. Hơn 26 năm quy hoạch "treo", bán đảo Bình Quới - Thanh Đa đã trở về vạch xuất phát ban đầu, tức là đang chờ TPHCM xây dựng phương án tổ chức đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư.
Sống giữa lòng thành phố, người dân nơi đây vẫn làm nghề trồng lúa, nuôi vịt, nuôi bò... như một vùng nông thôn. Tuy nhiên, khác với các khu vực nông thôn, người dân có thể làm lại căn nhà, người dân Thanh Đa chẳng thể làm gì trên mảnh đất của mình. Suốt quãng thời gian dài, họ chỉ biết đến những dự định.
Đến đây, khung cảnh cuộc sống của người dân chẳng khác mấy một vùng quê với ruộng lúa, bờ ao, những con đường nhỏ dưới những hàng dừa. Thế nhưng, phía sau không gian tưởng như "yên bình" đó là cuộc sống khốn khổ của hàng ngàn hộ dân đã kéo dài hơn 26 năm vì dính quy hoạch. Nhà cửa ở đây đa phần lụp xụp, nhiều căn chỉ làm tạm bợ bằng lá dừa, tấm tôn. Theo người dân ở đây, mặc dù nhà cửa hư hỏng, xuống cấp nhưng họ không thể xây mới, muốn sửa chữa, cơi nới cũng phải xin phép, vướng rất nhiều thủ tục.
Theo Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh, nhiều dự án nhà ở không thể triển khai được do vướng khâu đền bù, giải phóng mặt bằng. Thậm chí, trong đó có nhiều dự án đã giải phóng được mặt bằng từ hơn 80% đến 98%, nhưng phần còn lại doanh nghiệp vẫn không thể thỏa thuận đền bù được. Chính khâu bồi thường trì trệ, kéo dài, không dứt điểm cho nên nhiều dự án rơi vào trạng thái "trùm mền".
Mới đây, trước tình trạng nhiều dự án treo, chậm triển khai kéo dài nhiều năm gây lãng phí đất, thời gian gần đây UBND TPHCM đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm xử lý và thu hồi đất.
Cụ thể, UBND TPHCM đã chỉ đạo Sở TN-MT tham mưu việc điều chỉnh, hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã quá 3 năm nhưng không thực hiện. Từ đó, đề xuất xử lý các công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng chưa triển khai thực hiện, nhất là các dự án, công trình trọng điểm và các trường hợp có quyết định thu hồi đất trước ngày 1.7.2014.
UBND TPHCM cũng yêu cầu Thanh tra thành phố tăng cường thanh tra trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các địa phương, cơ quan, đơn vị; đề xuất xử lý nghiêm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, giao đất không đúng thẩm quyền.
Đáng chú ý, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong còn yêu cầu các quận huyện lập ngay các tổ liên ngành rà soát tất cả dự án chậm tiến độ, đồng thời yêu cầu lãnh đạo các quận huyện phải thường xuyên đi cơ sở để kiểm tra, kiểm soát thái độ, tác phong làm việc của cán bộ.
Sở TN-MT phối hợp với UBND các quận huyện rà soát tình hình các dự án chậm triển khai hơn 10 năm, nhằm xóa bỏ tận gốc các dự án chậm triển khai, dự án treo.
Đối với UBND các quận, huyện sẽ niêm yết công khai thông tin dự án thu hồi hoặc dự án được gia hạn để người dân giám sát cũng như giải quyết quyền lợi của người dân theo quy định của pháp luật.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
'Điểm danh' 180 dự án chậm triển khai bị 'trảm' ở TP HCM Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, tổng số dự án được ra soát là 2.822 dự án, trong đó 180 dự án không thực hiện, được đưa ra khỏi kế hoạch sử dụng đất. Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM đã công bố 180 dự án chậm triển khai sẽ bị điều chỉnh hoặc hủy...