Bình Thuận: Người dân vùng cao Thuận Hòa ‘khát’ nước sạch trong mùa khô
Nguồn nước mạch hiếm hoi còn sót lại đã bị nhiễm vôi, nhiễm phèn; nước uống, sinh hoạt hàng ngày phải mua từ các nơi vận chuyển tới với giá cao, chắt chiu từng giọt nước để “gồng mình” qua mùa khô… là những gì mà người dân xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận phải đối mặt trong nhiều năm qua.
Người dân phải mua nước chở từ các nơi khác đến với giá 10 nghìn đồng/bình20 lít nước uống và 60 – 120 nghìn nghìn đồng/m3 nước sinh hoạt. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN
Chúng tôi đến xã Thuận Hòa – xã miền núi phía Bắc của huyện Hàm Thuận Bắc vào một ngày giữa tháng 4, cái nóng gay gắt, oi bức như muốn cháy da người. Ở đây, câu chuyện về nước chưa bao giờ “hạ nhiệt”, đi đâu cũng nghe người dân bàn tán về giá nước, về nước giếng bơm lên nổi bọt trắng xóa và ước mơ có nhà máy nước sạch…
Gia đình ông Nguyễn Sỹ Ngụ, về sinh sống ở tổ 3, thôn Dân trí, xã Thuận Hòa hơn 24 năm. Ông Ngụ cho biết: Cứ mỗi năm trôi qua tình trạng thiếu nước càng trở nên gay gắt hơn, khu vực này rất khó để khoan giếng.
Để khoan giếng, chi phí ít nhất khoảng 20 – 40 triệu đồng… nhưng rất khó đào trúng mạch nước. Thậm chí có gia đình khoan tận 70 mét đất nhưng vẫn không có nước hoặc có thì nước cũng nhiễm vôi. Nguồn nước này không thể dùng nấu ăn, sinh hoạt được.
Biết trước sẽ thiếu nước nên gia đình trữ nước mưa để dùng nhưng cũng chỉ vài tuần là hết. Hết nước dự trữ, gia đình phải mua nước chở từ nơi khác đến với giá 10.000 đồng/bình nước uống và 60.000 – 120.000 nghìn đồng/m3 nước sinh hoạt.
Ở đây chuyện đi mượn từng xô nước, chai nước của hàng xóm cũng giống như mượn tiền, mượn gạo vậy. Còn việc tái sử dụng nước theo kiểu nước rửa rau giữ lại để rửa chén, giặt đồ là chuyện thường ngày.
Ông Nguyễn Thanh, ngụ tổ 7, thôn Dân trí cho biết, tình trạng nắng nóng còn kéo dài và vẫn chưa có mưa nên để cầm cự qua hết mùa khô, gia đình ông dùng nước rất tiết kiệm. Theo ông Nguyễn Thanh, nguồn nước chính mà bà con địa phương sử dụng để sinh hoạt hàng ngày là nước mưa và nước giếng.
Video đang HOT
Năm nay, thời tiết khô hạn hơn nên tình trạng thiếu nước trở nên trầm trọng. Từ khoảng tháng 12 âm lịch, khi thời tiết bắt đầu khô hanh, nguồn nước ở các giếng bắt đầu cạn kiệt và từ tháng 2 âm lịch tới nay tình trạng này trở nên gay gắt. Trước đây mỗi ngày hai vợ chồng ông dùng khoảng 200 lít nước/ngày thì giờ chỉ dùng khoảng 90 lít và ưu tiên cho nước uống, nấu ăn.
Bà Lê Thi Hoa – Chu tich UBND xa Thuân Hoa thưa nhân tình trạng thiếu nước sạch từ nhiều năm qua. Đây cũng “điểm nghẽn” trong việc thực hiện tiêu chí 17 về nông thôn mới của địa phương giai đoạn 2016-2020 (tiêu chí số 17 về môi trường trong đó có nội dung về tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia).
Toàn xã Thuận Hòa hiện có 1.702 hộ với 6.380 khẩu. Đến nay người dân xã Thuận Hòa chưa được tiếp cận và sử dụng nước sạch theo quy định. Gần đây nắng nóng gay gắt đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân.
Toàn xã có khoảng 340 hộ dân phải mua nước sinh hoạt với giá từ 60.000 – 120.000 đồng/m3 tùy vào khoảng cách vận chuyển. Thôn Dân Trí là nơi có nhiều hộ dân thiếu nước nhất với gần 50% dân số phải mua nước sinh hoạt (270 hộ).
Bà Lê Thi Hoa – Chu tich UBND xa Thuân Hoa cho biết thêm: Trước tình trạng thiếu nước, xã Thuận Hòa huy động nhiều nguồn đầu tư, xây dựng được 32 giếng khoan và giếng đào để phục vụ người dân. Chương trình phát triển vùng Tầm nhìn thế giới đã đầu tư hệ thống lọc nước tại khu dân cư Sông Quao (xã Thuận Hòa) phục vụ hơn 50 hộ dân.
Tuy nhiên, vào cuối mùa khô, lượng nước trong các giếng dần cạn kiệt và đa số giếng nước đều bị nhiễm vôi, phèn. Hệ thống lọc nước cũng không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh (nước lọc rồi nhưng còn rất đục) nên người dân buộc phải mua nước từ các nhà xe vận chuyển đến để dùng cho ăn, uống…
Để nhân dân xã Thuận Hòa có nguồn nước sinh hoạt ổn định và xã thực hiện đạt tiêu chí 17 về nông thôn mới, UBND xã Thuận Hòa đã đề nghị UBND huyện Hàm Thuận Bắc kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận sớm khởi công xây dựng Nhà máy nước Sông Quao.
Thiếu nước sản xuất, thiếu nguồn nước sạch từ nhiều năm qua chính là một trong những nguyên nhân khiến Thuận Hòa chậm phát triển. Không những vậy, việc thiếu nước sạch để sinh hoạt còn dẫn tới những nguy cơ về dịch bệnh, nhất là bệnh mùa hè và vệ sinh môi trường sống xung quanh.
Hồng Hiếu (TTXVN)
Theo Tintuc
Tro bụi làm khổ dân ở nhiệt điện Vĩnh Tân: Chưa biết của 'ông' nào!
Mặc dù thừa nhận tro bụi xuất hiện ở nhà dân trong những ngày qua là có thật nhưng chính quyền địa phương lúng túng 'chưa biết của ông nào' và đề EVN đặc biệt quan tâm vấn đề này vào mùa khô.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng nằm gần xóm 7, xã Vĩnh Tân . ẢNH: QUẾ HÀ
Sáng 27.3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức cuộc họp bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án và ngăn chặn tình trạng khói bụi mùa khô ở Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân (H.Tuy Phong, Bình Thuận).
Tại cuộc họp, Phó giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận Đỗ Văn Thái, nói trong những ngày gió lớn vừa qua ở Tuy Phong bà con xã Vĩnh Tân phản ánh xuất hiện nhiều bụi đen trong nhà.
Phó chủ tịch UBND H.Tuy Phong Nguyễn Trung Trực, cũng cho biết, việc xuất hiện tro bụi đen trong nhà dân mấy ngày gió lớn vừa qua là có thật. Tuy nhiên chưa biết của "ông nào" và đề nghị EVN đặc biệt quan tâm vấn đề này vào mùa khô.
Bãi xỉ của Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được tưới nước liên tục mùa khô, phía xa đê cao bên kia là bãi xỉ của nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Trả lời về những ý kiến nêu trên, ông Vũ Thanh Hải - Phó giám đốc Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 cho biết, những hộ dân này gần nhà máy Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng. Khi có thông tin, nhà máy có đến kiểm tra thì do bụi từ các công trình đang xây dựng xung quanh. Riêng ngày 23.3, tại xóm 7, xã Vĩnh Tân xuất hiện tro bụi màu đen. Sau kiểm tra phát hiện là titan rơi vãi từ một xe vận tải vận chuyển titan từ Lương Sơn - Bắc Bình đến cảng Vĩnh Tân.
Trong khi đó, ông Đỗ Văn Thái khẳng định, tro than phát tán từ kho than của các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân là có. Nhưng không "ông" nào nhận, muốn chắc chắn phải lấy mẫu đi phân tích. "Các hộ dân bị hứng tro bụi đều gần với nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng. Nhiều khả năng tro bụi than xuất phát từ hai nhà máy này, chứ nói bụi đen là titan thì khó thuyết phục, ông Thái nói.
Trước những phản ánh nói trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lương Văn Hải cho rằng, muốn xác định bụi than này là của nhà máy nào không khó, vì Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng dùng than nhập khẩu; còn Vĩnh Tân 1, Vĩnh Tân 2 thì dùng than nội địa.
Ông Hải lưu ý các nhà máy, đây là mùa khô, đặc điểm gió ở Tuy Phong mùa này rất mạnh. Các nhà máy phải đặc biệt quan tâm việc bảo vệ môi trường, tuyệt đối không được để tro bụi phát tán sang khu dân cư.
Về việc đổ xỉ than, Phó giám đốc Sở TNMT Đỗ Văn Thái yêu cầu Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 phải chia ô bãi xỉ để đổ, trước khi lu lèn tưới nước. Giám đốc Sở Xây dựng Bình Thuận Xà Dương Thắng còn yêu cầu phải phân loại xỉ, tro bay, xỉ xilô đổ theo khu vực khác nhau, không được đổ chung.
Vẫn chưa có lối ra cho tro xỉ
Ông Lê Văn Danh, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty phát điện 3 (Genco3), cho biết nhà máy xử lý tro xỉ than thành vật liệu xây dựng Mãi Xanh đã được một tập đoàn phía bắc mua lại. Hiện nay, tập đoàn này đang cơ cấu lại theo hướng thành lập cụm công nghiệp vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, đến nay các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tro xỉ làm vật liệu xây dựng vẫn chưa được ban hành nên việc tiêu thụ tro xỉ than vẫn chưa có đầu ra. Hiện nay Genco 3 đang chuẩn bị các điều kiện để sau khi có tiêu chuẩn, quy chuẩn về tro xỉ sẽ chuyển tro xỉ than làm nền đường giao thông, đặc biệt là phục vụ tuyến đường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết - Dầu Giây.
Theo Thanhnien
Bình Thuận: Khẩn trương trả lại vẻ đẹp hiếm có của bãi đá 7 màu Ngày 20/2 vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản số 598/UBND-KGVXNV liên quan đến việc san lấp mặt bằng làm ảnh hưởng đến bãi rêu và bãi đá 7 màu tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và...