Bình Thuận: Lập hội đồng xem xét một trường hợp tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Sở Y tế Bình Thuận đang yêu cầu Trung tâm y tế Hàm Thuận Bắc báo cáo cụ thể về trường hợp một bệnh nhân tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi tiêm vắc xin Covid-19 để lập hội đồng xem xét.
Bệnh viện đa khoa Bình Thuận, nơi bệnh nhân được đưa đến để cấp cứu nhưng đã tử vong . ẢNH: QUẾ HÀ
Lúc 12 giờ hôm nay 19.6, ông H.T.P (55 tuổi, trú ở xã Thuận Minh, H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) vừa ăn cơm xong thì có dấu hiệu mệt mỏi, không nói được. Sau đó, ông được người nhà chở đến Bệnh viện đa khoa H.Hàm Thuận Bắc cấp cứu, rồi chuyển đến Bệnh viện đa khoa Bình Thuận (cách đó 15 km) trong tình trạng hôn mê. Ông P. tử vong sau đó tại Bệnh viện đa khoa Bình Thuận.
Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, ông P. có tiêm vắc xin phòng Covid-19 lúc 10 giờ 30 ngày 18.6 tại Trung tâm Y tế H.Hàm Thuận Bắc.
Trao đổi với PV Thanh Niên , bác sĩ Lê Văn Hồng, Phó giám đốc Sở Y tế Bình Thuận (trực tiếp chỉ đạo việc chích ngừa vắc xin Covid-19 toàn tỉnh Bình Thuận) cho biết: “Hiện chưa thể khẳng định nguyên nhân tử vong của ông P”.
Theo bác sĩ Lê Văn Hồng, ông P. khi đến tiêm ngừa vắc xin Covid-19 tại Trung tâm Y tế H.Hàm Thuận Bắc đã được nhân viên y tế khám sơ bộ và hướng dẫn quy trình chích ngừa đúng quy định của Bộ Y tế.
Khoảng 14 giờ 30 ngày 18.6, ông P. tiêm xong, ngồi nghỉ tại chỗ 30 phút để theo dõi và không có biểu hiện gì, sau đó ra về.
Đến tối ngày 18.6, ông P. vẫn ăn cơm tối với gia đình và không có bất cứ biểu hiện hay triệu chứng gì sau chích ngừa.
Video đang HOT
Trưa 19.6, sau khi ăn trưa cùng gia đình, ông P. bất ngờ mệt mỏi, có dấu hiệu hôn mê, được người nhà đưa đến bệnh viện và tử vong sau đó.
Phó giám đốc Sở Y tế Bình Thuận Lê Văn Hồng cho biết hiện đang yêu cầu Trung tâm y tế Hàm Thuận Bắc báo cáo cụ thể về trường hợp của ca tử vong này để lập hội đồng xem xét.
“Theo kinh nghiệm chuyên môn, rất có thể bệnh nhân tử vong nghiêng về nguyên nhân nhồi máu cơ tim. Nhưng hiện nay chúng tôi đang chỉ đạo Trung tâm Y tế Hàm Thuận Bắc làm việc với gia đình. Nếu gia đình đồng ý sẽ cho tiến hành khám nghiệm theo quy định”, bác sĩ Hồng nói.
Được biết ông P. là cán bộ của Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận. Sáng ngày 18.6, công ty cho 60 nhân sự, trong đó có ông P. đi chích ngừa vắc xin Covid-19.
'Gõ cửa từng nhà' tìm người về từ TP HCM
Long An, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu... "gõ cửa từng nhà" yêu cầu người dân về từ TP HCM khai báo y tế, cách ly để phòng Covid-19 xâm nhập.
Trưa 7/6, đoàn công tác UBND phường 3 (TP Tân An, Long An) gồm Phó chủ tịch, cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ... đến Khu phố 3 gõ cửa từng nhà, nhắc nhở người dân chủ động khai báo khi có người thân từ nơi khác về, nhất là từ TP HCM, nơi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Ba hôm trước, tỉnh này áp dụng cách ly 21 ngày tại nhà với người từ điểm dịch về cư trú tại địa phương. Còn người về từ các địa phương khác không phải điểm dịch tự cách ly tại nhà 14 ngày. Đến nay, đã có 549 người phải tự cách ly tại nhà.
Ông Trần Văn Thiều, Trưởng khu phố 3 cho hay, từ cuối tháng 5 đến nay, khu phố có 22 trường hợp từ TP HCM về địa phương, đa số là sinh viên. "Ý thức người dân rất tốt. Giả sử có trường hợp người về không khai báo cũng không thể nào sót lọt, vì hàng xóm của họ sẽ tự động báo với chúng tôi, khi có bất cứ người lạ nào xuất hiện tại khu vực", ông Thiều nói.
Cán bộ của UBND phường 3, TP Tân An trao đổi với người thân của sinh viên từ TP HCM trở về nhà, trưa 7/6. Ảnh: Hoàng Nam
Bà Nguyễn Thị Kim Sa (67 tuổi, ở khu phố 3) cho hay, bà có em trai sống tại TP HCM. Trong đợt dịch này, dù nhà có đám giỗ, bà tổ chức đơn giản, và chủ động gọi điện cho gia đình em trai "đang ở đâu thì ở yên đó" để phòng dịch. Tương tự, bà Tạ Thị Hồng Mỹ (57 tuổi) có con học đại học năm nhất tại TP HCM. Từ 30/5, con bà nghỉ học vì dịch bệnh, về đến địa phương gia đình bà chủ động khai báo, sau đó cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với hàng xóm.
Đến nay Long An ghi nhận 10 ca Covid-19, tập trung tại các địa phương Cần Giuộc, Cần Đước, TP Tân An và Tân Thạnh. Ngoài 3 chốt kiểm soát người từ TP HCM về do tỉnh quản lý tại quốc lộ 1 (Mỹ Yên, Bến Lức), quốc lộ N2 (Đức Lập Hạ, Đức Hoà) và quốc lộ 50 (Cần Giuộc), còn có 12 chốt khác do huyện quản lý.
Lãnh đạo UBND Long An cho biết, chủ trương của tỉnh là kiểm soát dịch nhưng "không ngăn sông cấm chợ", chỉ những người về địa phương cư trú mới cách ly. Công nhân, người lao động, công vụ... vẫn qua lại với TP HCM bình thường, nhưng phải thực hiện quy định 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế)
Giáp ranh Đồng Nai và cách TP HCM gần 200 km, tỉnh Bình Thuận quyết định tất cả trường hợp từ TP HCM trở về sau khi khai báo y tế và phải tự cách ly tại nhà, không được di chuyển trong cộng đồng, từ ngày 3/6. Đối với những người có yếu tố dịch tễ liên quan đến các khu vực có dịch phải cách ly tập trung.
Trong hai ngày 6 và 7/6, 344 người từ TP HCM và các tỉnh xuất hiện dịch về Bình Thuận đã được lấy mẫu xét nghiệm (241 mẫu âm tính, 103 mẫu đang chờ kết quả). Trong đó có 18 người được cách ly tập trung, số còn lại cách ly tại nhà.
Để hỗ trợ cơ quan chức năng giám sát không để dịch xâm nhập địa bàn, các thành viên tổ Covid-19 cộng động Khu phố 13, phường Phú Thủy, TP Phan Thiết "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người". Họ tuyên truyền từng gia đình, các điểm bán hàng, quán giải khát và các địa điểm công cộng như chợ, công viên phố biển. "Đây là lực lượng nòng cốt tại cơ sở. Họ nắm chắc tình hình dân cư, thông báo kịp thời khi phát hiện người lạ, người có biểu hiện sốt, ho... tại địa phương", ông Lê Văn Tân, Trưởng trạm Y tế phường Phú Thủy nói.
Bình Thuận đã lập 50 chốt kiểm soát dịch, với hơn 1.000 người đóng tại những nút giao thông trọng yếu và liên kết với nhau ngăn dịch bệnh lây lan vào địa phương. Trong ngày 7/6, đã có hơn 2.100 lượt xe với hơn 3.700 người được kiểm tra. "Các trường hợp này đều có sức khỏe ổn định", theo Ban chỉ đạo Phòng chống Covid-19 Bình Thuận. Tỉnh này chưa ghi nhận ca nhiễm nào trong đợt dịch này. 383 trường hợp đang cách ly tập trung. 4.627 người đang theo dõi tại nhà.
Lãnh đạo TP Phan Thiết đi kiểm tra, vận động người dân thực hiện phòng chống Covid-19 tại phường Phú Thủy, ngày 6/6. Ảnh: Hoa Ánh
Cách TP HCM gần 100 km,nhận đình người từ thành phố về quê tránh dịch nhiều, Bà Rịa - Vũng Tàu duy trì 5 chốt kiểm soát giao thông - khai báo y tế tại các cửa ngõ. Lực lượng liên ngành tại đây mỗi ngày kiểm tra hơn 3.000 lượt xe máy, xe tải, ôtô khách... ra vào tỉnh. Từ đầu tháng 6, địa phương này quyết định cách ly tập trung các trường hợp F1 và người đi về từ vùng dịch, chủ yếu từ Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12, TP HCM). Đến hôm qua đã có 966 người đi cách ly tập trung và hơn 7.000 người người tự cách ly tại nhà.
Thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức), mỗi ngày đài truyền thanh phát thông báo đề nghị người dân ngoại tỉnh về "đến trạm y tế khai báo, đo thân nhiệt trước khi về nhà". 130 tổ đoàn kết dân cư được kích hoạt để đến từng nhà nhắc nhở, giám sát phòng chống dịch. Đợt dịch này, thị trấn có 28 người từ TP HCM về đi cách ly tập trung 21 ngày, 101 trường hợp tự cách ly tại nhà.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch UBND thị trấn Ngãi Giao cho hay, cùng với cơ quan chức năng, các tổ đoàn kết dân cư có trách nhiệm giám sát người dân cách ly tại nhà. Những hộ dân sống đối diện hoặc cạnh bên người tự cách ly được thông báo để cùng giám sát. "Rất đáng mừng là người dân thị trấn đều chủ động hợp tác và ý thức phòng dịch cho cộng đồng", ông Quang nói.
Toàn huyện Châu Đức có 273 người phải cách ly tập trung, song không phải ai "vui vẻ hợp tác". "Một số người phản kháng, xin địa phương được quay lại TP HCM do e ngại việc cách ly tập trung tù túng, sợ lây bệnh", một lãnh đạo UBND huyện nói và cho biết sau nhiều vòng vận động, thuyết phục từ huyện đến thôn, những người "có lý lẽ riêng đều thuận theo".
Tuy nhiên, huyện này có 12 người trốn cách ly tập trung để trở về Gò Vấp. Cuối tháng 5, họ về quê ở xã Quảng Thành, Suối Rao trốn dịch. Sau khi đến trạm y tế khai báo, những người này tự theo dõi sức khỏe ở nhà. Khi chính quyền ra quyết định cách ly tập trung, họ nhanh chóng trở lại TP HCM "để được quanh quẩn ở trong nhà mình".
Người dân ở huyện Châu Đức về từ Gò Vấp đi cách ly tập trung, ngày 2/6. Ảnh: Thái Bình
Đợt dịch bùng phát lớn nhất từ trước đến nay ở TP HCM, đến sáng 8/6 ghi nhận 437 ca Covid-19. Trong đó, ổ dịch liên quan đến nhóm Truyền giáo Phục hưng chiếm số đông ca nhiễm và diễn biến phức tạp. Thành phố lớn nhất nước đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chị thị 15, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12, theo Chỉ thị 16.
Ngoài ba địa phương trên, hàng loạt tỉnh thành như Cần Thơ, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Tây Ninh,... cũng áp dụng các biện pháp cách ly tại nhà và tập trung đối với những người về từ TP HCM. Riêng tỉnh Đồng Nai ngày 4/6 yêu cầu người về, đến từ TP HCM phải cách ly 21 ngày ở nhà hoặc cơ sở lưu trú... Do tỉnh này giáp ranh TP HCM nên quyết định trên khiến hơn 16.000 lao động qua lại hàng ngày giữa hai địa phương bị ảnh hưởng. Nhận thấy quyết định trên gây đình trệ hoạt động sản xuất, Đồng Nai đã điều chỉnh cho phép người dân qua lại giữa hai tỉnh thành.
Bình Thuận: UBND TX.La Gi quản lý lỏng lẻo người về từ vùng dịch Trưa 5.6, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản (số 1979) yêu cầu UBND TX.La Gi phải rút kinh nghiệm khi quản lý lỏng lẻo người đến/về từ vùng có dịch. Tất cả các xe từ TP.HCM khi đến Bình Thuận đều bị các chốt kiểm dịch dừng xe để kiểm soát dịch và khai báo y tế . ẢNH: QUẾ...