Bình Thuận khẩn trương hỗ trợ tàu cá bị đâm chìm trên biển
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các sở, ngành liên quan hỗ trợ tàu cá BTh 89719 TS bị đâm chìm trên biển tại Bình Thuận.
Tàu cá trên vùng biển đảo. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)
Ngày 4/5, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các sở, ngành liên quan hỗ trợ tàu cá BTh 89719 TS bị đâm chìm trên biển tại Bình Thuận.
Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn biên phòng trong khu vực, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban Nhân dân và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thị xã La Gi thông tin cho các tàu thuyền, ngư dân đang hoạt động trên biển gần khu vực hành trình của tàu cá BTh 89719 TS bị đâm chìm biết thông tin, tăng cường quan sát, hỗ trợ tìm kiếm tàu gây tai nạn, thông báo ngay cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để xử lý vụ việc nếu có thông tin.
Đồng thời, chỉ đạo Đồn biên phòng Phước Lộc làm việc với thuyền trưởng và lao động của tàu cá để nắm bắt thông tin, hướng dẫn thuyền trưởng tàu cá BTh 89719 TS làm thủ tục kháng nghị hàng hải theo quy định.
Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận phát thông báo để các tàu thuyền, phương tiện vận tải biển đang hoạt động trên biển hoặc đi ngang qua khu vực tàu cá BTh 89719 TS bị đâm chìm biết, hỗ trợ cung cấp thông tin tìm kiếm.
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, vụ việc xảy ra vào vào lúc 14 giờ 55 phút, ngày 1/5 vừa qua, tàu cá BTh 89719 TS, công suất 56CV, hành nghề lưới, gồm 6 lao động do ông Võ Đình Phượng, sinh năm 1975, hộ khẩu thường trú tại khu phố 8, phường Bình Tân, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, đang hoạt động trên vùng biển cách cửa biển thị xã La Gi khoảng 13 hải lý về hướng Đông-Đông Bắc thì bị một tàu (dạng tàu vận tải, hành trình theo hướng Nam-Bắc) đâm chìm tại chỗ.
Toàn bộ lao động đã được tàu cá BTh 85097 TS hoạt động gần đó cứu vớt, đưa vào bờ an toàn cùng ngày.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam chưa tính công bố hết dịch
Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp với số ca mắc mới vẫn còn cao, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia vẫn chưa tính đến thời điểm công bố hết dịch.
Các hoạt động kinh doanh, du lịch dần khôi phục. Hình ảnh du khách tắm tại bãi biển Đồi Dương, TP Phan Thiết, Bình Thuận vào chiều 30-4 - Ảnh: ĐỨC TRONG
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia - cho biết Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia vẫn chưa tính đến thời điểm công bố hết dịch vì không chủ quan được.
Tính đến sáng 2-5 là 16 ngày Việt Nam không ghi nhận bệnh nhân mới lây lan từ cộng đồng (tính từ ca bệnh 268, phát hiện hôm 16-4). Theo quy định hiện hành, 28 ngày tính từ ngày bệnh nhân cuối cùng từ cộng đồng được cách ly và không phát sinh bệnh nhân mới có thể tính đến công bố hết dịch.
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ký công bố dịch COVID-19 hôm 1-4, bệnh nhân lây lan từ cộng đồng cuối cùng ghi nhận được (bệnh nhân 268) được cách ly từ 7-4 và hiện đã khỏi bệnh, tính đến 1-5 đã là 23 ngày.
Tuy nhiên trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Xuân Tuyên cho rằng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia vẫn chưa tính đến thời điểm công bố hết dịch vì không thể chủ quan, trong đó số ca mắc mới ghi nhận trên thế giới vẫn còn cao.
Ông Tuyên nói thêm: "Ngoài ra, chúng ta đang tiếp tục thực hiện bảo hộ công dân, đưa công dân Việt Nam kẹt lại ở nước ngoài hoặc có nhu cầu về nước. Chưa hết, mặc dù hiện chưa cho phép bay thương mại từ các nước đến Việt Nam nhưng vẫn có các chuyên gia của các tập đoàn, các dự án lớn, người mang hộ chiếu công vụ, ngoại giao nhập cảnh làm việc, vì vậy vẫn có nguy cơ phát sinh thêm ca bệnh mới".
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Ảnh: THÚY ANH
* Thưa ông, trong khi số ca mắc mới gia tăng khắp thế giới, nơi chống dịch tốt như Hàn Quốc vẫn có thêm ca mới hằng ngày, trong khi Việt Nam đã có hơn 15 ngày không ghi nhận bệnh nhân lây lan từ cộng đồng. Theo ông, kết quả này là nhờ đâu và có bền vững?
- Ngay từ khi có những ca bệnh đầu tiên ở Vũ Hán, Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ để đưa ra những biện pháp mạnh ngay từ đầu. Chính phủ cũng đã có những biện pháp rất quyết liệt chưa từng áp dụng ở Việt Nam, như giãn cách xã hội trong những ngày đầu tháng 4.
Bên cạnh đó là sự vào cuộc của các cấp, ngành, ý thức chống dịch của mỗi người dân, từ đó chúng ta có kết quả ngày hôm nay là đạt được mục tiêu kép: vừa chống được dịch vừa có thể quay lại phát triển kinh tế, đặc biệt ở thị trường nội địa.
Thời gian qua và cả giai đoạn tới phải tiếp tục tuân thủ nguyên tắc chốt chặn dịch từ bên ngoài vào và chặn dịch bên trong, cụ thể là những người từ nước ngoài về/đến Việt Nam đều phải cách ly 14 ngày, còn những người dương tính được đưa đi điều trị tại bệnh viện. Các ca bệnh đã chữa khỏi nhưng nay dương tính lại được tiếp nhận, cách ly, điều trị như những ca bệnh mới để đảm bảo không có lây lan.
Cán bộ y tế ở các khoa hô hấp, bệnh viện nhiệt đới, khoa bệnh truyền nhiễm..., những nơi trực tiếp phục vụ bệnh nhân nguy cơ cao và bệnh nhân dương tính đều thuộc nhóm phải giám sát, xét nghiệm, một số sẽ phải cách ly trước khi quay lại cộng đồng.
Từ những bước đi này, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia đã đánh giá Việt Nam đang khống chế dịch tốt và khó xảy ra nguy cơ có làn sóng dịch thứ hai như một số nước đã nói đến.
* Việt Nam đã trải qua tháng 3 và tháng 4 rất khó khăn, số mắc gia tăng liên tục, nhiều thời điểm không tìm được nguồn lây bệnh khiến người dân hoang mang. Theo ông, thời điểm nào là khó khăn nhất?
- Thời điểm khó khăn nhất là khi mới xuất hiện những bệnh nhân đầu tiên của tháng 3, việc truy vết những người có tiếp xúc với bệnh nhân rồi người tiếp xúc với người tiếp xúc (F1, F2...) rất khó khăn. Sau đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu nghiên cứu áp dụng các biện pháp công nghệ thông tin.
Tiếp đó là một số bệnh nhân lây từ cộng đồng không tìm thấy nguồn lây và sau đó Thủ tướng yêu cầu không tiếp tục tìm F0 nếu F0 quá khó khăn, mà tập trung vào tìm những đối tượng có tiếp xúc với bệnh nhân để khoanh vùng, cách ly. Những biện pháp này đã được thực hiện tốt và có hiệu quả.
* Như ông nói, Việt Nam đang khống chế dịch khá tốt và nguy cơ làn sóng dịch thứ 2 khó xảy ra. Những ngày sau giãn cách, người dân đã mở cửa hàng, làm ăn kinh doanh, đi du lịch trở lại. Liệu tất cả các hoạt động trở lại đã đảm bảo an toàn?
- Việt Nam đang làm rất tốt và việc trở lại cũng đã được Chính phủ đánh giá là phù hợp và cho phép, nhưng từng người, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn phòng chống dịch trong phạm vi của mình bằng cách tuân thủ các biện pháp theo hướng dẫn của Bộ Y tế như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc, hạn chế tụ tập đông người...
Ngay cả khi các em học sinh trở lại trường vài ngày tới đây, nhà trường cũng được yêu cầu tuân thủ biện pháp chống dịch.
Nhiều người không còn đeo khẩu trang nơi công cộng
Ghi nhận vào ngày 1-5, nhiều người dân Hà Nội và TP.HCM có dấu hiệu lơ là với việc chống dịch COVID-19. Quy định quán cà phê, giải khát, ăn uống phải thực hiện giãn cách 2m giữa người với người hầu như không được tuân thủ.
Tại Hà Nội, dù vẫn đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng nhưng khi đi ăn uống với bạn bè vào ngày lễ, nhiều người có xu hướng bỏ khẩu trang để ngồi trò chuyện thoải mái hơn. Các quán hàng không phải nơi nào cũng đảm bảo giữ được khoảng cách 2m giữa các khách hàng hay có tấm chắn giữa các vị trí ngồi theo chỉ thị 07 ngày 28-4 của UBND TP Hà Nội.
Tại TP.HCM, ghi nhận vào sáng 1-5 ở công viên Tao Đàn (Q.1), một số người dân đến đây tập thể dục hay đi dạo cũng không mang khẩu trang. Một số quán cà phê, quán nhậu... nhiều người cũng không mang khẩu trang. ( N.D. - K.B.)
Từ 30/6, người vi phạm giao thông có thể ngồi nhà 'kích chuột nộp phạt' Nộp phạt trực tuyến lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ được triển khai thực hiện trên toàn quốc trước 30/6/2020. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng vừa chủ trì cuộc họp với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các cơ quan liên quan về việc triển khai thực hiện thanh toán trực tuyến đối với...