Bình Thuận: Hoãn phiên tòa xử vụ lừa đảo mua bán ‘đồng đen’ giá 80 triệu USD
Ngày 22.2, TAND tỉnh Bình Thuận cho biết vừa tạm hoãn phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án lừa đảo bán ‘đồng đen’ để chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Thông Thị Đinh (xã La Dạ, H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) do vắng luật sư.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Bình Thuận, Thông Thị Đinh (68 tuổi) dù không có “đồng đen” hay vật gia bảo gì, nhưng đã gian dối, đưa thông tin giả yêu cầu bị hại đưa tiền đặt cọc để mua bán, đầu tư rồi chiếm đoạt.
Cụ thể, tháng 1.2014, bà Đinh gọi cho ông Nguyễn Văn D. (ngụ Ninh Bình) nhờ giới thiệu người mua “đồng đen”. Qua giới thiệu, bà Đinh chiếm đoạt tiền đặt cọc của bà Lê Kim Q. (ngụ Hà Nội) 500 triệu đồng.
Với thủ đoạn tương tự, tháng 2.2015, Thông Thị Đinh rao bán “đồng đen” với giá 80 triệu USD và chiếm đoạt của ông Trần Minh Q. (ngụ Bình Thuận) hơn 1,7 tỉ đồng.
Bà Thông Thị Đinh bị Cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận bắt giam. Ảnh CTV
Video đang HOT
Năm 2019, Thông Thị Đinh cùng một nhóm người đến lưu trú tại nhà nghỉ Thác Bà của ông Nguyễn Đình P. (TT.Lạc Tánh, H.Tánh Linh, Bình Thuận). Tại đây, nhóm của Đinh nhiều lần tổ chức cúng lễ chuyển giao “đồng đen”.
Ngoài việc “nổ” sẽ mua viên “đồng đen” nặng 3,72 kg, Đinh còn nhờ vợ chồng ông P. bán dùm viên “đồng đen” nặng 3,81 kg của dòng họ với giá 70 tỉ đồng. Ông P. tin tưởng nên nhiều lần chuyển tổng cộng 685 triệu đồng và 5 cây vàng cho bà Đinh để góp vốn thì bị chiếm đoạt. Tổng số tiền bà Đinh chiếm đoạt của 3 bị hại là hơn 3,1 tỉ đồng.
“Đồng đen” được giám định là đồng và kẽm
Cơ quan điều tra khám xét nhà ở của Thông Thị Đinh, thu giữ 2 tượng kim loại có kích thước 2,5 x 1,8 cm, mặt trước hình voi, mặt sau có hình người, màu cánh gián, do bà Đinh tự nguyện giao nộp.
Kết quả giám định của cơ quan chức năng, 2 tượng kim loại trên không phải là cổ vật, di vật.
Di vật “đồng đen” hình mặt người của Thông Thị Đinh được giám định cho kết là kim loại đồng và kẽm. Ảnh CTV
Giám định của Phân viện Kỹ thuật hình sự tại TP.HCM (Bộ Công an) kết luận: 2 tượng kim loại màu vàng, tổng khối lượng 4,5 kg nói trên có thành phần chủ yếu là đồng và kẽm.
Vụ án kéo dài từ năm 2018 đến nay. Sau khi bị bắt giam, bà Đinh được bảo lãnh tại ngoại để chữa bệnh.
Tháng 2.2019, Thông Thị Đinh bị TAND tỉnh Bình Thuận kết án 8 năm tù, sau đó TAND cấp cao tại TP.HCM hủy án; trả hồ sơ điều tra lại từ đầu. Đến tháng 9.2022, bà Đinh tiếp tục bị bắt tạm giam đến nay. Tuy nhiên, phiên tòa sơ thẩm lần 2 xét xử bị cáo Thông Thị Đinh phải tạm hoãn do vắng luật sư.
Vì sao hai cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia được đề nghị án treo?
Sáng 26/12, trình bày quan điểm giải quyết kháng cáo của các bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu", đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội chuyển từ tù giam sang tù cho hưởng án treo đối với hai bị cáo là cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Hoàng Linh (cựu Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) bị tuyên phạt 30 tháng tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Cùng tội danh trên, bị cáo Đặng Minh Phương (cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) bị tuyên phạt 18 tháng tù.
Sau phiên tòa sơ thẩm, hai bị cáo Linh và Phương có đơn kháng xin giảm nhẹ hình phạt. Quá trình xét xử phúc thẩm, hai bị cáo giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Đại diện Viện kiểm sát xét thấy, hai bị cáo Linh và Phương có tình tiết mới tại phiên tòa phúc thẩm là đã nộp tiền phạt bổ sung, gia đình có công với cách mạng, có thành tích trong công tác...
Đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm.
Do đó, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận đơn kháng cáo của hai bị cáo Linh và Phương, đồng thời đề nghị chuyển từ hình phạt tù giam sang tù cho hưởng án treo về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" đối với hai bị cáo Linh và Phương.
Đối với những bị cáo là doanh nghiệp kháng cáo về tội "Đưa hối lộ", theo đại diện Viện kiểm sát, họ đã sai phạm do có hành vi đưa tiền cho những cán bộ Nhà nước để được cấp phép chuyến bay. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo là doanh nghiệp đã bổ sung thêm những tình tiết mới có căn cứ để xem xét. Do đó, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo là doanh nghiệp từ 6 đến 18 tháng tù.
Riêng bị cáo Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty An Bình) bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 7 năm tù về tội "Đưa hối lộ" với số tiền hơn 34 tỷ đồng, Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận đơn kháng cáo, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm. Lý do là tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Mơ đã được xem xét hết các tình tiết giảm nhẹ.
Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ Khi anh Vũ chạy xe đến đón thì nhóm của Sơn đã có hành vi đe dọa nhằm đòi tiền. Sau đó, nhóm của Sơn đánh, bắt anh Vũ đi đến địa điểm nhà kho nằm bên phía tay phải ở đường Tỉnh lộ 10 ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế). Ngày 14/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế mở...