Bình Thuận: Giá thanh long tăng trở lại, nông dân mừng ra mặt
Sau Tết Nhâm Dần, giá thanh long ở Bình Thuận đã tăng lên 14.000-15.000 đồng/kg khiến nông dân vui mừng nhưng cũng có nhiều người không có thanh long chín để bán…
Một vườn thanh long của người dân ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: CTV
Nông dân phấn khởi vì thanh long Bình Thuận có giá
Sáng 7/2 tức mùng 7 Tết, một số gia đình ở huyện Hàm Thuận Nam đã thu hoạch xong lứa thanh long đầu tiên sau Tết và giá bán rất tốt.
Trao đổi với Dân Việt, ông Văn Thành ở thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam cho biết, vườn thanh long hơn 500 trụ của người em ông vừa thu hoạch xong vào chiều mùng 6 Tết với sản lượng trên 5 tấn và giá bán tại chỗ cho thương lái với giá 15.000 đồng/kg.
Theo ông Văn Thành, đây là mua thanh long nghịch vụ và sau khi trừ chi phí tiền điện chong đèn, phân thuốc và công chăm sóc, người em được lãi gần khoảng 80 triệu đồng.
Cũng theo ông Văn Thành, kinh nghiệm từ những năm trước cho thấy, trước và sau Tết thường là mùa thanh long nghịch vụ. Chi phí chong đèn cho thanh long ra trái tốn kém hơn, nhưng bù lại là giá bán cao bình thường.
Nhiều thương lái thu mua thanh long có kinh nghiệm lâu năm ở Bình Thuận cho biết, sở dĩ giá thanh long nghịch vụ sau Tết thường có giá cao hơn là bởi nguồn hàng khan hiếm.
Năm nào cũng vậy, trước Rằm tháng Giêng nhu cầu cúng kiến và đi lễ chùa trong nước và cả bên Trung Quốc đều rất cần thanh long nên giá tăng cũng là hợp lý…
Có thể nói, trước Tết, thanh long rớt giá thảm xuống khiến nhiều nông dân mất ăn, mất ngủ. Hiện nay giá khá hơn đã khiến nhiều người trồng thanh long cảm thấy phấn khởi nhưng cũng nhiều người buồn và luyến tiếc vì không có thanh long chín để bán đúng thời điểm.
Ông Cao Hoàng, chủ vườn thanh long hơn 600 trụ ở thị trấn Thuận Nam cho biết, thời gian trước tết thấy giá thanh long xuống thấp nên gia đình ông buồn, không chăm sóc.
“Vì lúc đó muốn chăm sóc cũng hết vốn nên bây giờ không có thanh long bán thấy cũng tiếc lắm chứ…”, ông Cao Hoàng chia sẻ.
Không riêng gì ông Cao Hoàn mà nhiều hộ trồng thanh long ở Bình Thuận cũng thấy tiếc vì sau Tết Nhâm Dần không có thanh long để bán…
Thanh long nghịch vụ chi phí chong đèn tốn kém nhưng bán được giá cao. Ảnh CTV
Diện tích thanh long Bình Thuận lớn nhất Việt Nam
Video đang HOT
Ngày 7/2, trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NTPTNT tỉnh Bình Thuận cho biết, mấy ngày sau Tết Nhâm Dần, giá thanh ở Bình Thuận được thương lái thu mua tại vườn khoảng từ 14.000-15.000 đồng/kg nhưng nguồn hàng ít, nhiều nông dân không có thanh long chín để bán…
Trước đó, để phục vụ Tết Nhâm Dần và Rằm tháng Giêng năm 2022, Sở NTPTNT đã chủ động xây dựng kế hoạch xử lý ra hoa trái vụ theo hình thức luân phiên theo diện tích cuốn chiếu.
Dự kiến, diện tích cho thu hoạch từ nay đến tháng 3/2022 khoảng 11.650 ha (khoảng 30%) tổng diện tích thanh long hiện có.
Sơ chế thanh long ở Bình Thuận. Ảnh:Ja Si
Theo đó, sẽ tập trung vào 3 khoảng thời gian: Đợt thứ nhất từ ngày 15-20/1/2022 khoảng 44.000 tấn. Đợt thứ hai từ ngày 22-27/1/2022 khoảng 20.000 tấn. Đợt thứ ba từ ngày 10-15/2/2022 khoảng 30.000 tấn. Số lượng còn lại rải rác từ tháng 1 đến đầu tháng 3/2022 khoảng 16.000 tấn
Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận, với diện tích trên 33.000ha, sản lượng hàng năm đạt trên 700.000 tấn, Bình Thuận đang là vùng chuyên canh cây thanh long lớn nhất Việt Nam nhưng chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ( Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang), chiếm khoảng 70-80% tổng sản lượng thanh long trên địa bàn tỉnh.
Giá thanh long đì đẹt, nông dân vuốt ve, nâng niu đủ kiểu mà thương lái chẳng thấy đâu
Tình hình xuất khẩu thanh long không mấy sáng sủa. Giá thanh long giảm sâu, sản lượng thanh long nhiều mà thương lái thu mua chẳng bao nhiêu.
Không khí trầm buồn, âu lo bao phủ các vườn trồng thanh long ở Bình Thuận.
Giá thanh long giảm sâu
"Thủ phủ" thanh long Bình Thuận những ngày này không còn hình ảnh giao thương nhộn nhịp và những chuyến xe container nối đuôi nhau lên cửa khẩu như mọi năm.
Phần lớn các doanh nghiệp đóng cửa. Chỉ còn một vài đơn vị thu mua thanh long với số lượng khiêm tốn.
Tết Nguyên Đán đang đến gần, nhưng giá thanh long trên địa bàn tỉnh vẫn đang thấp hơn rất nhiều so với các vụ cận Tết những năm về trước.
Nhiều vườn thanh long nghịch vụ của nông dân huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận đã bắt đầu thu hoạch. Ảnh: Trần Khánh
Gia đình bà Đậu Thị Ngàn ở xã Hàm Liêm (huyện Hàm Thuận Bắc) có hơn 1.000 trụ thanh long ruột trắng. Để có thanh long bán vào dịp Tết, từ hơn 2 tháng trước, bà đã xử lý cho khoảng 200 trụ thanh long ra trái vụ.
Hiện trái thanh long đang trong giai đoạn vuốt tai, chỉ còn vài ngày nữa là sẽ chín đều.
Vụ Tết năm nay, bà Ngàn dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 2 tấn thanh long. Cũng như nhiều hộ nông dân khác, bà Ngàn đang rất lo lắng vì giá thanh long giảm thấp.
Những năm trước, cũng vụ thanh long cận Tết, bà bán với giá 17.000 đồng/kg. Năm 2021, bà bán còn 13.500 đồng/kg.
Đến vụ cận Tết năm nay, giá thanh long ruột trắng hàng đẹp chỉ còn từ 3.000-5.000 đồng/kg, hàng dạt chỉ 1.000-2000 đồng/kg.
"Tôi chỉ mong cho giá thanh long tăng lên khoảng 9.000-10.000 đồng/kg thì bà con mới đỡ vất vả", bà Ngàn nói.
Tỉnh Bình Thuận có hơn 30.000ha thanh long. Hàng năm, ngoài vụ chính khi thanh long ra trái tự nhiên, người trồng còn chong đèn để ra trái nghịch vụ nhằm bán với giá cao.
Nếu bán được giá cao, người dân sẽ có một cái Tết sung túc. Vì thế, mùa thanh long chong đèn trái vụ được nhiều người trông đợi. Thế nhưng giá thanh long hiện tại không như kỳ vọng.
Người trồng thanh long cho biết, việc xử lý thanh long trái vụ không hề đơn giản. Vì làm trái vụ nên thanh long dễ bị sâu bệnh tấn công.
Một vườn trồng thanh long chong đèn ở huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Ảnh: Trần Khánh
Người trồng phải chăm sóc nhiều hơn, chi phí thuốc men cũng tốn kém hơn so với thanh long chính vụ. Riêng tiền điện phải trả để chong đèn cũng rất cao.
Bà Nguyễn Phước Hậu ngụ cùng xã Hàm Liêm cho biết, hơn 1.000 trụ thanh long của bà phải tốn gần 20 triệu đồng tiền điện, chưa tính tiền phân, thuốc.
"Lứa thanh long nghịch vụ năm nay đang được mùa nhưng mất giá. Nông dân đối diện nguy cơ phá sản", bà Hậu nói.
Cũng theo bà Hậu, hầu hết các vựa lớn chỉ mua đủ lượng hàng để đóng gói xuất khẩu chứ không thu mua liên tục như mọi năm.
Dịch Covid-19 khiến tiêu thụ thanh long rất chậm. Thương lái không dám đặt cọc thu mua với nông dân cho đến khi nguồn hàng tồn kho được giải phóng.
Thương lái chẳng thấy đâu
Bà Trần Ngọc Hà ở xã Hàm Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) cũng đang rầu rĩ vì chỉ khoảng 1 tuần nữa vườn thanh long gần 7 tấn trái của bà sẽ thu hoạch.
Doanh nghiệp không thể mua hoặc chỉ thu mua nhỏ giọt. Những nông dân có thanh long chuẩn bị thu hoạch như bà Hà đang thấp thỏm lo âu vì giá bán vốn đã thấp mà thương lái thì chẳng thấy đâu.
Trái thanh long được nông dân vuốt tai để giữ hình thức đẹp, mong dễ bán. Ảnh: Trần Khánh
Bà Hà đang thuê mướn nhân công vuốt tai, chăm chút hình thức trái bên ngoài trái thanh long. Giá thanh long rẻ nhưng vẫn phải chăm sóc kỹ vì nếu thương lái chê thanh long xấu, thương lái càng không mua.
"Biết trước là lỗ vốn những vẫn phải làm, bán được đồng nào hay đồng ấy", bà Hà nói.
Vườn thanh long của ông Đào Tấn Khương ở xã Hàm Kiệm (huyện Hàm Thuận Nam) cũng đã đến thời kỳ xuất bán.
Để vườn thanh long sạch đẹp, dễ thu hút thương lái, ông Khương chọn cách loại bỏ hết các trái thanh long nhỏ (loại dưới 300gram).
Ông Khương giải thích, thà chấp nhận giảm sản lượng nhưng bù lại trái thanh long trong vườn đẹp, đạt chuẩn thì dễ bán hơn.
Thông thường, thương lái sẽ trừ khấu hao từ 70-100 kg trên mỗi tấn thanh long. Việc chủ động loại bỏ trái nhỏ cũng giúp thương lái thu mua giảm bớt phần khấu hao.
Ông Khương cho biết, giá thanh long phải 10.000 đồng/kg trở lên, nông dân mới có lời chút đỉnh. Giá thanh long chỉ còn 3.500 - 4.000 đồng/kg thì không đủ bù chi phí.
Nhưng hiện tại, thanh long loại đẹp mới được lái mua với giá 3.500 - 4.000 đồng/kg chứ bình thường, gọi mãi, thương lái cũng không thèm vào vườn.
Giá thanh long Bình Thuận loại đẹp chỉ còn từ 3.000-5.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh
Hi vọng là thế, nhưng thương lái cũng như doanh nghiệp đang thu mua rất hạn chế, chỉ bằng từ 10 - 20% so với trước. Trong khi nguồn cung thanh long ở các nhà vườn từ nay đến Tết Nguyên đán vẫn còn nhiều.
Bà Hồ Thị Bạch Hoàng - Giám đốc HTX Thanh long Hàm Kiệm (huyện Hàm Thuận Nam) cũng cho biết, nông dân đang kêu cứu rất nhiều nhưng HTX đành bó tay.
Trong vòng 15 ngày tới, HTX dự kiến thu mua vào với sản lượng từ 50 - 100 tấn. Thế nhưng HTX không có đơn hàng nào lớn. Những đơn hàng nhỏ, chừng 1 - 2 tấn thì chả thấm tháp gì, không cách nào giúp được sản lượng lớn của bà con.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận, từ nay đến hết tháng 2/2022, toàn tỉnh có khoảng 120.000 tấn thanh long cần tiêu thụ.
Ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT cho biết, các ngành chức năng trong tỉnh đang vận động doanh nghiệp có kho lạnh thu mua lưu trữ để hỗ trợ nông dân.
Ngày đầu làm việc sau Tết, hàng vạn người vẫn dồn dập về sân bay Tân Sơn Nhất Sáng nay (7/2, tức mùng 7 Tết Nhâm Dần), lượng khách đi lại qua sân bay Tân Sơn Nhất tuy giảm nhiệt nhưng chiều đến vẫn rất đông với hơn 68.000 người. Lãnh đạo Cảng vụ hàng không Miền Nam cho biết, sáng nay (7/2) lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu giảm. Trong ngày, sân bay Tân Sơn Nhất...